Không gian tâm tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 75 - 77)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Không gian-thời gian nghệ thuật nghệ thuật

3.2.1.3. Không gian tâm tưởng

Khảo sát các truyện ngắn của Thu Huệ, chúng tôi nhận thấy trong tác phẩm của chị không chỉ xuất hiện không gia đình, không gian căn phòng, nơi diễn ra những sinh hoạt đời tư, công việc, cuộc sống hằng ngày của con người đô thị, mà kiểu không gian tâm tưởng cũng xuất hiện khá nhiều. Đó là không gian tâm trạng chất chứa bao nỗi niềm, tâm tư, ước vọng của con người. Đó có thể là không gian quá khứ, có thể là không gian của mơ ước, khát vọng.

Khi cuộc sống thực tại gặp nhiều bi kịch, con người thường có thiên hướng tìm về với quá khứ, với những hoài niệm. Vì vậy kiểu không gian hồi tưởng cũng là một đặc sắc nghệ thuật xuất hiện trong nhiều truyện ngắn của Thu Huệ. Đó là những kí ức về tuổi thơ ngọt ngào bên mẹ: “Ngày xưa. Mẹ gánh Dương một bên, gánh tép một bên, đung đưa, đung đưa từ chợ chiều về. Qua khu chợ. Qua rặng phi lao. Là biển. Ngày xưa. Lúc mới biết chạy. mẹ hay thả Dương bập

bõm bước trên cát, gần với mép sóng…” (Với tay là đến). Vùng biển nghèo, đầy nắng, đầy gió hiện lên ăm ắp, vơi đầy trong kí ức của Dương. Nơi ấy có bóng dáng hao gầy của người mẹ tảo tần, có khuôn mặt rạng ngời tin yêu, hy vọng của cha, nơi ấy có biết bao người dân chài quanh năm rám nắng mà vẫn nặng nghĩa, nặng tình. Nhưng tất cả chỉ còn trong kí ức, trong hoài niệm, không biết Dương còn có cơ hội để trở về, để cho gió biển tạt vào da thịt, để hít thở hương vị của cát, của mùi mồ hôi trên áo mẹ ướt đầm. Khi mà giờ đây, đối lập với không gian ấy, mình Dương quằn quại đau đớn, vật vã đấu trọi lại những cơn thèm thuốc trong trại cai nghiện.

Còn trong Thành phố không mùa đông không gian của quá khứ hiện cũng hiện về trong dòng hoài niệm của nhân vật. Kỉ niệm ùa về trong tâm trí, những không gian quen thuộc của ngày xưa: “Lúc này đây, tôi lại được hít trong không gian mát lạnh của mưa, của miền rừng cộng với độ lạnh trong xe cái mùi hương êm dịu của những hạt ngô rang”. Không gian kí ức gắn liền với những kỉ niệm ấm áp về gia đình. Nhưng tất cả chỉ còn là hoài niệm, tiếc nuối.

Không chỉ tìm về với không gian hồi tưởng, tìm đến một thế giới khác, thê giới của những giấc mơ, của khát vọng cũng là cách để con người xoa dịu những bi kịch trong thực tại. Trong Người đi tìm giấc mơ kiểu không gian tâm tưởng cũng xuất hiện trở thành tín hiệu thẩm mĩ giàu ý nghĩa. Đó là không gian xuất hiện trong những giấc mơ của một cô gái chịu quá nhiều bất hạnh. Cuộc đời cô là một chuỗi những buồn đau, mất mát, thiếu thốn và bi kịch: không có cha, lên tám tuổi mẹ lại bỏ đi theo người khác, lớn lên lấy một người chồng tật nguyền và thường xuyên bị gia đình nhà chồng đánh đập… Cuộc sống hiện thực có quá nhiều bất hạnh đau đớn cô tìm đến những giấc mơ. Giấc mơ được đổi đời, giấc mơ được làm hoa hậu, giấc mơ được hạnh phúc được lên thiên đường... Đó là không gian của ước mơ, khát vọng khi đời thực cô chịu qua nhiều đắng cay, tủi hờn.

Mai trong truyện Một đời sống khác luôn bị giày vò bởi căn bệnh đau đầu

quái ác. Sau mỗi giấc mơ, cơn đau đầu lại kéo đến. Cùng với cuộc sống hiện thực, Mai sống cùng những giấc mơ. Những giấc mơ làm cô đau đớn: “Những giấc mơ thật ám ảnh. Gần gũi. Cô đã khóc. Đã cãi nhau. Đau khổ. Tức giận. Vui vẻ”. Giấc mơ đưa Mai về với những kỉ niệm của mối tình đầu:“ Mơ thấy anh chở mình bằng xe đạp, leo dốc Tam Đảo Mùa đông trời tối. Vắng không bóng người. Mình buồn ngủ, anh lấy cái khăn buộc lưng mình vào lưng anh, gò mình leo dốc”. Giấc mơ đưa Mai đến gặp bố, gặp bà, với những kỉ niệm đã qua và cả những điều sắp đến. Giấc mơ giờ đây cũng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của cô. Phải chăng những áp lực của cuộc sống hiện đại hôm nay đang đè nặng lên con người, nó khiến con người ta trở nên ngộp thở, đau đớn. Nỗi đau âm ỉ ăn sâu vào tiềm thức của con người. Làm thế nào để giải tỏa những đau đớn và căng thẳng đó. Làm thế nào để con người có một cuộc sống thật sự thanh thản. Đó cũng là câu hỏi nhức nhối mà nhà văn đặt ra giữa cuộc sống hiện đại xô bồ.

Như vậy, với cách xây dựng không gian theo dòng tâm trạng, truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ không chỉ đi sâu vào khám phá đời sống tâm lí của con người mà còn diễn tả được đời sống hiện thực vô cùng phức tạp và luôn biến động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)