Thời quá khứ (temps du passé)

Một phần của tài liệu tiền phụ tố tình thái trong tiếng việt những chuyển dịch tương đương sang tiếng pháp và ý nghĩa thực tiễn (Trang 71 - 74)

Trong số các thời quá khứ tiếng Pháp, thời quá khứ chưa hồn thành (imparfait) cĩ lẽ được coi là cĩ phạm vi hoạt động rộng rãi nhất về ý nghĩa: cả về thời, thể và tình thái. Về tình thái, thời quá khứ chưa hồn thành cĩ thể được dùng để biểu đạt tình thái, dưới dạng câu hỏi, lời mời, giả thuyết, gợi ý hay mong muốn, …. Ví dụ:

[402]Si papa était là !(Cầu cho bố sẽ cĩ mặt!) (điều ước)

[403]Si on allait boire un coup ? (Chúng ta nên đi uống cái gì đã nhỉ?) (lời mời)

Chúng ta cũng cĩ thể dùng thời quá khứ chưa hồn thành để khi nựng trẻ em hay vật nuơi. Ví dụ:

[404]Qu’est-ce qu’il était mignon, ce bébé ! (Em bé dễ thương quá!)

Trên đây chỉ là một vài ví dụ về cách sử dụng tình thái của thời quá khứ trong vơ vàn cách khác. Chúng tơi xin hẹn sẽ đi sâu nghiên cứu vào một dịp gần đây.

Trong tiếng Pháp, các cấu trúc biểu đạt tình thái khá đa dạng. Chúng ta thử xét ví dụ của cấu trúc tình thái vơ nhân xưng:

[405]Il nous est possible d’arriver à l’heure. (Chắc chúng ta kịp đến đúng giờ.)

Cấu trúc vơ nhân xưng trong ví dụ trên đây đã đưa ra một giả thuyết: “Đến đúng giờ hay khơng”. Với một sự tình khơng chắc chắn, chúng ta sử dụng cấu trúc khả năng. Thay vì nĩi: “Nous arrivons à l'heure.” (Chúng ta kịp đến đúng giờ) thì nên dùng mức độ giảm nhẹ hơn: “Il nous est possible d’arriver à l’heure.” (Chắc chúng ta kịp đến đúng giờ.).

Trong trường hợp khác, chúng ta cĩ các cấu trúc vơ nhân xưng ghi lại các thang mức độ của khả năng: (“Il est in/certain que …”, “Sûrement que ...”, “Il est évident que ...”), le nécessaire (“Il faut que ...”, “Il est nécessaire que …”), le probable (“Il est probable que ”), v.v... Ví dụ:

[406]Il est probable qu’il revienne. (Chắc chắn nĩ sẽ đến.)

[407]Il est évident qu’il reste chez lui. (Đương nhiên là nĩ đang ở nhà rồi.)

[408]Il est certain qu’il arrive tard. (Tất nhiên nĩ sẽ đến muộn.)

[409]Il faut qu’il sorte. (Nĩ phải đi thơi.)

3.1.4. Lưu ý dụng học

Thơng qua phát ngơn, người nĩi cĩ thể biểu đạt phần nội dung và cả phần thái độ đối với thơng tin này. Và cho đến nay thì ta thấy đa phần phát ngơn chỉ được “mã hĩa” khi được đặt vào hồn cảnh giao tiếp cụ thể. Xét hai ví dụ sau, cả hai đều dùng phĩ từ “franchement”, nghĩa là “một cách trung thực”:

[410]Il ne se conduit pas franchement avec toi. (Nĩ khơng cư xử thực thà với cậu)

[411]Franchement, il se conduit mal. (Đúng là nĩ cư xử rất tồi.)

Ta thấy cĩ nhiều khác biệt trong cách sử dụng phĩ từ “franchement” trong hai câu: trong (410), phĩ từ gắn liền và bổ nghĩa cho động từ “se conduire”, tạo nên một đánh giá giá trị của người nĩi; cịn trong (411), phĩ từ tách ra khỏi phát ngơn, nĩ khơng chỉ ra cách thức cư xử của người được nĩi đến trong phát ngơn, mà chỉ thái độ của người nĩi khi muốn khẳng định đánh giả của mình: “Khi tớ nĩi với cậu là nĩ cư xử rất tồi, thì đấy là tớ nĩi thật”.

Các vai trị tương ứng của người nĩi và người đối thoại trong hành vi ngơn ngữ cũng xuất hiện thơng qua cái được gọi là tình thái của hành động phát ngơn. Ta cũng thấy rằng các loại “tình thái” này gắn

với một số cấu trúc cú pháp: xác tín, hỏi, mệnh lệnh. Lấy ví dụ, câu xác tín biểu đạt đánh giá về giá trị chân thực của nội dung mệnh đề phát ngơn. (theo Tomassone : 1998:46).

Tuy nhiên, cũng cĩ khi một hình thức ngơn ngữ kết hợp với một hành vi ngơn ngữ nào đĩ lại cho ra một đích đến khác, hoặc được sử dụng cho một hành vi ngơn ngữ khác. Do đĩ, việc nhận biết ngữ cảnh và tình huống phát ngơn nhiều khi rất cần thiết để cĩ thể làm sáng tỏ nghĩa của phát ngơn hoặc nhận biết một phát ngơn khơng tường minh. Ví dụ:

[412]- Il fait beau. (Trời đẹp quá!)

- Je suis très fatigué. (Nhưng em mệt lắm.)

Thoạt nhìn đối thoại trên thì ta thấy dường như chúng khơng tương xứng. Tuy nhiên, khi sử dụng câu xác tín “Trời đẹp quá!”, người nĩi cĩ lẽ khơng đợi người đối thoại tranh cãi về tính đúng/sai của phát ngơn này, mà chủ yếu muốn người đối thoại hiểu ý mệnh lệnh ẩn trong đĩ: “Trời đẹp thì nên đi chơi.” Câu đáp lại cho thấy người đối thoại cũng hiểu ý người nĩi, và từ chối phục tùng ý mệnh lệnh này, qua trung gian là một câu giải thích “Nhưng em mệt lắm”. Ở đây, ngữ cảnh đã cho phép người ta hiểu giá trị của phát ngơn.

3.2. Đề xuất chuyển dịch các tiền phụ tố tình thái tiếng Việt sang tiếng Pháp tiếng Pháp

Ở các phần trước, chúng ta đã phân tích các kiểu giá trị tình thái của các tiền phụ tố tiếng Việt. Đĩ là cơ sở để chúng ta cĩ thể đưa ra những đề xuất chuyển dịch tiền phụ tố tiếng Việt sang tiếng Pháp một cách xác đáng.

Trong tiếng Việt, hệ thống phụ tố rất dồi dào, phong phú nhưng dường như lại khuyết thiếu trong tiếng Pháp. Mặt khác, các giá trị tình thái trong tiếng Việt được biểu đạt thơng qua phương tiện phụ tố lại ít tường minh. Do đĩ, để hạn chế những khĩ khăn của việc chuyển dịch ý nghĩa tình thái của các tiền phụ tố này, chúng tơi xin sắp xếp các giá trị tình thái theo bốn loại đã đề cập trong phần trước:

- Giá trị xác tín - Giá trị khả tin - Giá trị đánh giá - Giá trị liên chủ thể

Chúng tơi cũng xin dành một phần cuối cho việc chuyển dịch sang tiếng Pháp các tiền phụ tố mang cùng lúc nhiều giá trị tình thái.

Để chuyển dịch các tiền phụ tố tình thái tiếng Việt sang tiếng Pháp, chúng tơi xin thực hiện theo các bước sau:

Trước tiên, chúng ta sẽ tiến hành làm việc với năm nhĩm tiền phụ tố: xác tín, khả tin, đánh giá, liên chủ thể và tổng hợp.

Sau khi tìm cách hiểu các sắc thái tình thái của các tiền phụ tố tiếng Việt, chúng tơi sẽ tìm các phương tiện biểu đạt các sắc thái này tương ứng trong tiếng Pháp nhờ sự trợ giúp của phần “Hệ thống các phương tiền biểu đạt tình thái tiếng Pháp”.

3.2.1. Chuyển dịch sang tiếng Pháp các giá trị xác tín của tiền phụ tố

Như đã phân tích trong phần 2.2.2.1. “Tình thái xác tín”, chúng ta cĩ thể xác tín các câu trần thuật, câu hỏi và câu mệnh lệnh. Thế nhưng, các phương tiện ngơn ngữ dùng để biểu đạt sự xác tín này vốn rất đa dạng, khiến cho việc chuyển dịch từ ngơn ngữ này sang ngơn ngữ khác (ở đây là từ tiếng Việt sang tiếng Pháp) gặp nhiều khĩ khăn.

Một phần của tài liệu tiền phụ tố tình thái trong tiếng việt những chuyển dịch tương đương sang tiếng pháp và ý nghĩa thực tiễn (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w