Thành tố phụ mang nghĩa từ vựng

Một phần của tài liệu tiền phụ tố tình thái trong tiếng việt những chuyển dịch tương đương sang tiếng pháp và ý nghĩa thực tiễn (Trang 31 - 32)

Các thành tố phụ trước và phụ sau trong tiếng Việt được tạo nên bởi các từ mang nghĩa từ vựng như danh từ, tính từ, đại từ, trạng từ, …

Các thành tố phụ trước có thể là:

+ Từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình [81]Biển đang rì rào vỗ sóng.

[82]Lá vàng lác đác rơi ngoài sân.

+ Ngữ giới từ chỉ điểm xuất phát: [83]Họ từ ngoài Bắc vào.

[84]Chúng nó ở quê lên.

Nếu có nhiều thành tố phụ trước trong cùng một phát ngôn, chúng có thể hoán đổi vị trí cho nhau:

[85]Gió từ biển(điểm xuất phát)ào ào(tượng thanh) thổi vào.

Thành tố phụ sau chia làm hai loại: bắt buộc và không bắt buộc. Thành tố phụ bắt buộc có mối quan hệ cú pháp và từ vựng chặt chẽ với thành tố trung tâm. Ta không thể tách chúng khỏi câu mà không làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp, ví dụ như khi thành tố phụ làm bổ ngữ trực tiếp của động từ:

[86]Họ làm bài tập.

[87]Thành phố có một hồ nước lớn.

[88]Ông ấy là chủ tịch.

Một số động từ hạt nhân có cấu trúc bổ ngữ kép. Thành tố phụ sau trong trường hợp này cũng là bắt buộc:

+ Hạt nhân là động từ chiếu định: [89]Cô ấy đưa bao thuốc lá cho chồng. [90]Sinh viên mượn sách thư viện.

+ Hạt nhân là động từ tác định: Biểu đạt nội dung:

[91]Ông ấy bảo vợlàm cơm

Biểu đạt kết quả:

[92]Cậu ta làm cả lớplo lắng

Biểu đạt mục đích:

[93]Mọi người dọn vườncho sách

+ Hạt nhân là động từ so sánh: [94]Khoa hơn Tuấnmột cái đầu

Thành tố phụ không bắt buộc không làm ảnh hưởng tới cấu trúc của ngữ động từ. Chúng giữ vai trò làm bổ ngữ cảnh huống cho động từ hạt nhân, có nhiều loại thành tố phụ không bắt buộc:

Chỉ thời gian:

[95]Làm việc ban đêm

Chỉ nơi chốn:

[96]Ngồi trên ghế

Chỉ mục đích:

[97]Hy sinh vì Tổ quốc

Chỉ cách thức:

[98]Đấu tranh kiến quyết

Chỉ nguyên nhân: [99]Thực phẩm tươi nhờ đá.

Chỉ sự so sánh: [100]Vỗ tay như pháo nổ

Chỉ phương tiện:

[101]Chuyển hàng bằng xe tải

Chỉ điều kiện: [102]Tìm cho ra lẽ

...

Các tiền và hậu bổ tố có thể kết hợp với các phụ tố, và tất cả ghép vào thành tố trung tâm để tạo thành một ngữ trọn vẹn. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi ở đề tài này là phụ tố, do đó dưới đây chúng tôi sẽ dành một phần riêng để nghiên cứu phụ tố.

Một phần của tài liệu tiền phụ tố tình thái trong tiếng việt những chuyển dịch tương đương sang tiếng pháp và ý nghĩa thực tiễn (Trang 31 - 32)