Các phương tiện từ vựng

Một phần của tài liệu tiền phụ tố tình thái trong tiếng việt những chuyển dịch tương đương sang tiếng pháp và ý nghĩa thực tiễn (Trang 65 - 68)

c. Người này để cho người kia tự do làm gì đĩ:

3.1.2. Các phương tiện từ vựng

Việc lựa chọn sử dụng từ nào đĩ cũng cĩ khả năng bày tỏ thái độ của người nĩi về những gì được nĩi đến, ta cĩ thể dùng nhiều loại từ khác nhau.

3.1.2.1. Động từ biểu đạt tình thái

Động từ cĩ thể biểu đạt tình thái vơ cùng đa dạng, như: - Biểu đạt tình cảm:

Ví dụ: để bày tỏ sự nuối tiếc, ta cĩ thể dùng động từ “déplorer”: [368]Je déplore d'avoir égaré cette lettre. (Tơi rất tiếc đã để thất lạc

bức thư)

- Biểu đạt sự tri nhận:

Ví dụ động từ “sembler” được sử dụng khi ta muốn bày tỏ cảm tưởng nào đĩ:

[369]Vous me semblez fatigué, vous devriez vous reposer. (Tơi thấy anh cĩ vẻ mệt, anh phải nghỉ ngơi thơi)

Trong trường hợp này, động từ “sembler” đồng nghĩa với cụm “avoir l'air”. Người nĩi bày tỏ cảm nhận của mình rằng người đối thoại khơng được khỏe.

- Biểu đạt ý kiến:

Ví dụ, động từ “croire” được dùng khi ta muốn đánh giá cái gì cĩ khả năng xảy ra hay khơng, hay để trình bày ý kiến chủ quan của người nĩi về cái gì đĩ.

[370]Je crois avoir trouvé la solution. (Tơi nghĩ là đã tìm ra giải pháp)

- Biểu đạt đánh giá thực tế: Ví dụ:

[371]Je prétends aux honneurs du trơne. (Tơi quyết cĩ được ngai vàng)

Ta thấy rằng động từ “prétendre” là một động từ biểu đạt rất rõ nét tính chủ quan của người nĩi. Trong trường hợp này, người nĩi biểu đạt ước muốn, khát vọng của mình là cĩ được ngai vàng.

- Biểu đạt tính khả năng:

Lấy ví dụ, động từ “pouvoir” trong tiếng Pháp cĩ thể biểu đạt phán đốn của người nĩi đối với sự tình được nêu

[372]Cet enfant pouvait avoir tout au plus six ans. (Đứa bé này sáu tuổi là kịch kim)

Những phân tích trên đây chỉ là một vài ví dụ nhỏ để minh họa cho việc biểu đạt các giá trị tình thái trong tiếng Pháp. Chúng tơi hi vọng phần phân tích ngữ liệu ở chương sau sẽ giải thích cặn kẽ hơn việc sử dụng các giá trị này.

Bên cạnh các động từ tình thái, các động từ hành thái cũng cĩ khả năng biểu đạt các giá trị tình thái.

Quan sát trường hợp của các động từ “manger” và “bouffer”, “travailler” và “bosser”…: Chúng đều là các cặp đồng nghĩa. Tuy nhiên giữa chúng đều cĩ khoảng cách về sắc thái. Nếu ta thay thế từ nọ cho từ kia trong ngữ cảnh nào đĩ sẽ làm thay đổi cả mối quan hệ giữa người nĩi và người đối thoại. Chúng ta cĩ thể ra lệnh “bouffez!” hay “bossez!” với đồng nghiệp nhưng thật khơng phải khi dùng những từ đĩ với ơng chủ, hay một quan chức cao cấp mới đến thăm cơng ty.

3.1.2.2. Tính từ biểu đạt tình thái

Sự lựa chọn từ ngữ tác động trực tiếp đến tình thái phát ngơn, đến thái độ của người nĩi đối với điều được nĩi. Tính từ là một lớp từ chỉ

phẩm chất của danh từ hay để bổ ngữ cho nĩ. Do đĩ, việc lựa chọn tính từ phụ thuộc chặt chẽ vào trạng thái tình cảm của người nĩi.

Những sắc thái tình cảm biểu đạt qua tính từ cĩ nhiều cung bậc. Ví dụ:

[373]heureux / content / mécontent / triste / déçu / désespéré ...

(sung sướng / hài lịng / khơng hài lịng / buồn / thất vọng / ...)

3.1.2.3. Trạng từ biểu đạt tình thái

Trạng từ cũng cĩ đặc tính như tính từ nhưng bổ sung ý nghĩa cho động từ, do đĩ tất yếu nĩ cũng biểu đạt tình thái rất phong phú đa dạng. Trong tiếng Pháp, mỗi tính từ lại cĩ trạng từ tương ứng. Ví dụ:

[374]évident / évidemment sûr / sûrement

probable / probablement franc / franchement

Ngồi ra, cũng cĩ những cụm trạng từ như “peut-être”, “sans doute”, “à mon avis”, “à en croire, ... chúng cũng cĩ thể biểu đạt giá trị tình thái như thái độ của người nĩi với người đối thoại, dẫn vào ý kiến chủ quan, …

3.1.2.4. Danh từ biểu đạt tình thái

Việc lựa chọn một danh từ trong diễn ngơn phụ thuộc khá nhiều vào cảm xúc của người nĩi bởi lẽ các từ đồng nghĩa thường mang những giá trị tình cảm khác nhau.

Lấy ví dụ các từ đồng nghĩa trong tiếng Pháp “bec” (mỏ), “bouche” (mồm) và “gueule” (mõm). Theo nghĩa đen, các từ đều chỉ một bộ phận cơ thể dùng để phát ngơn hoặc ăn uống, nhưng “bec” là từ được dùng cho lồi chim, “mõm” cho lồi vật, “bouche” cho con người. Khi ta sử dụng khác đi, chắc chắn phát ngơn sẽ mang ý nghĩa biểu cảm khác. Ví dụ:

[375]Tu fermes ta gueule! (Câm mõm)

Trong trường hợp trên, người nĩi muốn biểu đạt sự đe dọa, tức giận đối với người đối thoại hoặc thậm chí cĩ ý coi thường người đối thoại.

3.1.2.5. Thán từ biểu đạt tình thái

Thán từ thường được dùng để biểu đạt một phản ứng tình cảm sinh động.

Lấy ví dụ: Hélas! (thường dùng để biểu đạt sự đau đớn, thất vọng, buồn phiền hay ý muốn phàn nàn):

[376]Hélas! C'est vrai, il a encore échoué à son examen. (Chao ơi, đúng là anh ta lại trượt thi lần nữa)

Zut! (thường dùng để đánh dấu ý sốt ruột, tiếc nuối hay bực mình): [378]Zut! J'ai perdu mon portefeuille. (Khỉ thật, tơi mất ví rồi)

Ta thấy rằng tình thái biểu đạt qua phương tiện thán từ thường rất tường minh.

3.1.2.6. Đại từ biểu đạt tình thái

Đại từ cũng cĩ thể biểu đạt tình thái.

Ta lấy ví dụ đại từ nhân xưng “tu” và “vous” trong tiếng Pháp: Trong một số trường hợp, đại từ “vous” được dùng thay cho “tu” để chỉ cá nhân một người, tuy nhiên, khi thay thế, “tu” và “vous” khơng cĩ cùng giá trị như nhau và biểu đạt những sắc thái khác nhau. Nếu gặp một người lớn tuổi khơng quen biết mà ta dùng đại từ “tu” để xưng hơ thì người ta sẽ coi ta bất kính. Do đĩ, tùy theo quan hệ, ý định hay chiến lược giao tiếp của người nĩi đối với người đối thoại mà ta cĩ thể lựa chọn đại từ nhân xưng phù hợp.

3.1.2.7. Giới từ biểu đạt tình thái

Giới từ đơi khi cũng cĩ khả năng diễn đạt nội dung tình thái. Quan sát ví dụ sau:

[379]La route est glissante à cause de la pluie. (Đường trơn tại trời mưa)

[380]Sophie est aimée de tous grâce à sa gentillesse. (Nhờ tính cách tốt bụng mà Sophie được mọi người yêu mến.)

Ta thấy rằng mặc dù hai cụm giới từ “à cause de” và “grâce à” đều dẫn vào một nguyên nhân, thế nhưng cụm giới từ “à cause de” dẫn vào nguyên nhân mang tính tiêu cực cịn ngược lại, cụm giới từ “grâce à” lại dẫn vào nguyên nhân tích cực, người nĩi muốn ngầm đánh giá tính tốt bụng là ưu điểm của Sophie, cịn trời mưa là một điều khơng mong muốn.

Một phần của tài liệu tiền phụ tố tình thái trong tiếng việt những chuyển dịch tương đương sang tiếng pháp và ý nghĩa thực tiễn (Trang 65 - 68)