Tất cả thành tố của vị ngữ đều cĩ khả năng biểu đạt tình thái. Trước tiên phải nĩi đến động từ tình thái và hành thái trong thành tố trung tâm (xem phần 1.2.2.2. Động từ)
Tiếp đến là các thành tố phụ mang nghĩa từ vựng. Ví dụ: [154]Nĩ lật đật ra đi.
[155]Học sinh tíu tít nĩi cười.
Sau nữa là các phụ tố. Đề tài mới chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu kỹ các tiền phụ tố. Ví dụ:
[156]Nĩ cĩ tham gia biểu tình, hội tề lùng dữ lắm.
[157]Năm học sắp kết thúc.
Khơng phải tiền phụ tố nào cũng biểu đạt tình thái. Chúng tơi khơng quan tâm tất cả các tiền phụ tố mà chỉ những phụ tố mang nghĩa tình thái, nghĩa là các tiền phụ tố tình thái và hậu phụ tố tình thái. Việc nghiên cứu tương đối khĩ khăn bởi nhiều lý do:
- Trước tiên, tình thái là một phạm trù rộng, cĩ thể sát nhập, đan xen nhiều phạm trù khác. Một phụ tố cĩ thể được xem xét dưới nhiều gĩc độ khác nhau, bởi các từ ngữ pháp trong tiếng Việt thường đa nghĩa. Xét ví dụ sau:
[158]Sophie sẽ đến.
CN/ TPT/ ĐT
Theo ngữ pháp hệ thống, yếu tố “sẽ” trong ví dụ trên biểu đạt thời tương lai. Nhưng theo lăng kính tình thái, yếu tố này cũng cĩ thể biểu đạt thái độ của người nĩi. Việc “Sophie-đến” được đánh giá là sẽ xảy ra trong tương lai, người nĩi tỏ ra vui mừng hay lo lắng … khi thơng báo sự tình này.
- Tiếp theo, đơi khi cũng khĩ nhận biết phụ tố tình thái vì một yếu tố ngơn ngữ cĩ thể thuộc nhiều loại từ khác nhau. Ví dụ:
Từ “mới” cĩ thể là tính từ: [159]Năm mới
[160]Sách mới và sách cũ
[161]Những người mới cưới
Cĩ thể là tiểu từ tình thái: [162]Cho tơi đi mới !
Cĩ thể kết hợp với từ khác với vai trị tiểu từ tình thái: [163]Anh nên đến thăm nĩ phảimới
“Mới” cĩ thể kết hợp với “đây”, “đấy”, “đĩ”, “rồi” ... để tạo thành các cụm phĩ từ “mới đây”, “mới ... đây”, “mới đấy”, “mới đĩ”, “mới rồi” ..., cĩ nghĩa là một thời điểm trong quá khứ nhưng gần với thời điểm phát ngơn. Ví dụ:
[164]Mới rồi tao gặp nĩ.
[165]Mới tháng trước đây tao gặp nĩ.
Cũng cĩ thể là phụ tố: [166]Anh ta mới cạo râu.
Quan sát ví dụ khác với các trường hợp của từ “cĩ”:
[168]Cĩ, tơi sẽ đến. (ngữ dùng để khẳng định trước một nghi vấn) [169]Nĩ cĩ tiền. (động từ)
[170]Tơi ăn cĩ vài miếng gan. (định tố tình thái) [171]Mày cĩ chạy đằng trời. (phụ tố tình thái).
- Khái niệm tình thái khá phức tạp vì cùng một phát ngơn cĩ thể biểu đạt nhiều giá trị tình thái khác nhau. Ví dụ:
[172]Các ơng cứ về đúc một con chuột bằng vàng đem lên, tơi nhận giấu cho vậy. (Truyện cười dân gian Việt Nam : 5)
Từ ngữ pháp “cứ” trong ví dụ trên đồng thời biểu đạt nhiều giá trị tình thái. Trước hết, “cứ” biểu đạt lời “gợi ý”, lời yêu cầu của quan bà rằng về đúc cho chồng bà một con chuột bằng vàng. Sự hiện diện của từ “cứ” trong phát ngơn cịn nhằm mục đích trấn an người đối thoại “Đừng sợ, yên tâm mà làm theo đề xuất của quan bà”.
Phân tích một cách đầy đủ từng phụ tố một là điều khơng tưởng. Trong đề tài, chúng tơi chỉ xin tập trung nghiên cứu các phụ tố biểu đạt tình thái, đặc biệt là các phụ tố tình thái cĩ thể gây khĩ khăn trong việc chuyển dịch ngơn ngữ cho người Việt học tiếng Pháp.