Đánh giá nội dung vị ngữ

Một phần của tài liệu tiền phụ tố tình thái trong tiếng việt những chuyển dịch tương đương sang tiếng pháp và ý nghĩa thực tiễn (Trang 55 - 59)

Khi người nĩi truyền một nội dung mệnh đề, anh ta thường gửi gắm cả một giá trị đánh giá nào đĩ vào nội dung vị ngữ của câu nĩi. Đĩ cĩ thể là:

 Đánh giá tích cực hay tiêu cực:

Với các tiền phụ tố tần suất “tồn”, “luơn”, “mãi”, “năng”, “thường”, “hay”, “ít”, “hiếm” 3, ... hay tiền phụ tĩo mức độ “quá”, “cực”, “rất”, “những”, “khí”, “khá”, “hơi”, ... người nĩi cĩ thể đánh giá được sự tình trong nội dung mệnh đề. Khi người nĩi thêm ý chỉ tần suất hoặc mức độ vào một câu xác tín, phát ngơn thường mang thêm nghĩa đánh giá. Ví dụ:

[334a]luơn đến muộn.

[334b]Cơ ấy luơn vui vẻ.

Sự cĩ mặt của tiền phụ tố “luơn” khiến phát ngơn (334a) mang nghĩa chỉ trích tiêu cực cịn phát ngơn (334b) mang nghĩa khen ngợi tích cực. Tiền phụ tố “luơn” luơn chỉ tần suất thường xuyên, vậy khi nĩ đứng trước một nội dung mang nghĩa tiêu cực hay tích cực, thì ta hiểu rằng người nĩi của phát ngơn muốn ngầm nhấn mạnh thêm đánh giá tiêu cực hay tích cực này, phê bình hay khen ngợi chủ thể phát ngơn.

Xét ví dụ khác:

[335] Lúc đĩ em quá nhớ nhà, nhớ mùa cày, nhớ khĩi. (NK-NKT : 25) [336]Cơ ta quá đẹp.

Cần lưu ý trường hợp của tiền phụ tố “quá” trong tiếng Việt. Nếu dịch từng từ một, người học Việt Nam thường dịch “quá” ra là “trop” trong tiếng Pháp. Thế nhưng từ “quá” trong tiếng Việt cĩ thể mang nghĩa tích cực, cịn từ “trop” trong tiếng Pháp thường luơn mang nghĩa tiêu cực. Chẳng hạn khi nĩi “Elle est trop belle” (Cơ ta quá đẹp), ta thường nghĩ đến những hậu quả mà cơ ta phải chịu do đẹp quá, ví dụ như “hồng nhan bạc mệnh”...

 Ý thái quá hay khơng đủ:

Người nĩi cĩ thể biểu đạt ý “thái quá” hay “khơng đủ” với sự tham gia của các tiền phụ tố so sánh như “mới”, “chỉ”, “đã”.

+ Trường hơp của phụ tố “ mới ”:

Tiền phụ tố “mới” cĩ thể biểu đạt đồng thời giá trị “thái quá” hay “khơng đủ”:

- Đánh giá thái quá:

Mới” cĩ thể biểu đạt tính chất “quá muộn” hay “quá lâu” của thời gian dưới lăng kính của người nĩi:

[337]Sững người ra một lúc rồi anh mới lâm li kêu lên những tiếng ở trong cổ họng. (NC-ĐM : 69)

Với phụ tố tình thái, người ta cĩ thể tình thái hĩa sự tình “anh - kêu”. Theo người nĩi, người đối thoại đã phản ứng quá chậm. Phụ tố “mới” trong ví dụ này cho thấy rõ đánh giá của người nĩi về việc sự tình kéo dài hơn dự tính của anh ta rất nhiều.

Tương tự ta cĩ ví dụ khác:

[338]Cĩ người bấy giờ mới nhìn thấy Mị phải trĩi đứng trong cột.

[339]Tơi phải đứng im một lúc rất lâu mới định thần được.

[340]Bố Lâm lội xuống nước, ngập đến ngang lưng mới quăng chài. (NHT-NBHNT : 38)

Đối với ví dụ (343) chẳng hạn, người nĩi - người kể chuyện là một người thành thị về nơng thơn lần đầu, anh ta khơng biết gì về

nghề câu, do đĩ, việc “bố Lâm quăng chài” là quá muộn so với dự tính của anh ta.

- Đánh giá khơng đủ:

Phụ tố “mới” cịn cĩ thể biểu đạt đánh giá khơng đủ. Ví dụ:

[341]A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, khơng chịu ở dưới cánh đồng thấp. (TH-VCAP : 98)

Người nĩi thấy A Phủ quá trẻ, quá nhỏ để cĩ những nét tính cách đĩ. Đánh giá này hồn tồn mang tính chủ quan, vì cùng một sự việc đĩ cĩ thể được đánh giá hồn tồn khác dưới những lăng kính khác.

Phụ tố “mới” cĩ thể được kết hợp với các phụ tố khác để nhấn mạnh thêm giá trị tình thái đánh giá:

[342]Từ trước đến nay, tơi chỉ tồn ở Hà Nội, thành thử chỉ mới

biết những người nhà quê này qua những truyện ngắn của anh. (NC-ĐM : 66)

Trong ví dụ này, người nĩi kết hợp phụ tố “chỉ” với phụ tố “mới”, để vừa biểu đạt sự ngạc nhiên, vừa biểu đạt sự hạn chế về kiến thức về người nơng dân vì “Từ trước đến nay, tơi chỉ tồn ở Hà Nội

+ Trường hợp của phụ tố “chỉ

Tiền phụ tố “chỉ” dùng đề đánh giá sự tình được nĩi đến trong phát ngơn là hạn chế, là khơng đủ. Ví dụ:

[343]Vì đường xa, chúng tơi chỉ ở nhà được cĩ ba ngày. (NQS- CLN : 196)

[344]Tơi buồn lắm, chỉ ăn cĩ vài miếng gan luộc. (ĐG : 512) Hoặc là phụ, là thứ yếu. Ví dụ:

[345]Anh chị đã quyết, tơi cũng khơng dám cản. Nhưng tơi chỉ xin ở anh một yêu cầu. (TDA-BQLN : 81)

[346]Trước mặt người đàn anh trong văn giới ấy, tơi chỉ là một kẻ non dại, mới tập tọng vào nghề. (NC-ĐM : 67)

+ Trường hợp của phụ tố “đã

Đánh giá là một hoạt động nhận thức của con người và dựa trên thang giá trị thuộc về cá nhân người nĩi. Ta thấy rằng tiền phụ tố “đã” mang nghĩa đối lập với tiền phụ tố đánh giá “mới”. Xét phát ngơn:

[347]Anh chỉ giết một con gà, ngày mai cả làng này đã biết. (NC- ĐM : 65)

Phụ tố “đã” trong ví dụ này khơng cịn chỉ thời gian, mà nhấn mạnh vào thể hồn thành và nhất là vào phạm trù tình thái: thơng qua phụ tố “đã”, người nĩi muốn biểu đạt đánh giá chủ quan của minh là “ở cái làng này, khơng thể giữ nổi bí mật nào cả”. Nếu như người nĩi

đánh giá việc “cả làng biết” là quá chậm, thì phải thay phụ tố “đã” thành phụ tố “mới”:

[348]Ngày mai cả làng này mới biết. 2.2.2.3.2. Đánh giá người đối thoại

Người nĩi phải luơn xác định rõ người đối thoại của mình để cĩ thể thích ứng trong giao tiếp, cả về cấp độ ngơn ngữ và chiến lược giao tiếp.

Trong tiếng Việt, các tiền phụ tố là phương tiện hữu ích để xác định cấp độ ngơn ngữ mà người nĩi sử dụng. Qua việc dùng các tiền phụ tố tình thái, người nĩi thể hiện đánh giá của mình về mối quan hệ với người đối thoại. Chúng ta sẽ xem xét tình thái đánh giá mối quan hệ người nĩi với người đối thoại trong phần “Kết hợp giá trị tình thái µ3 và µ4”.

2.2.2.3.3. Vai trị của tình huống giao tiếp

Các tiền phụ tố thường đa nghĩa. Do đĩ, một phát ngơn cĩ thể cĩ nhiều cách hiểu. Cần phải đặt mình vào tình huống giao tiếp cụ thể để cĩ thể hiểu được ý định, đánh giá, thái độ, ... của người nĩi khi anh ta nĩi.

Xét ví dụ:

[349]Năm người mới nhấc nổi tấm thép.

Trong tiếng Việt, giá trị đánh giá của phụ tố “mới” thường được biểu đạt ngầm. Phụ tố này thường gợi ý giá trị đánh giá thì đúng hơn là miêu tả nĩ. Do đĩ, việc xác định cũng khơng đơn giản và phụ thuộc vào tình huống giao tiếp (bao gồm mơi trường xung quanh phát ngơn như ngữ cảnh, người nĩi, người đối thoại và trạng thái tâm lý của họ, thậm chí cả chủ thể phát ngơn, độc giả trong một số tình huống cụ thể, …)

Như trong ví dụ trên đây thì giá trị khả tin của sự tình cũng ẩn đi. Ta cần xây dựng lại tình huống giao tiếp để cĩ thể hiểu được.

- Tình huống 1: + Ngữ cảnh:

• Người nĩi: Người giám sát xây dựng khĩ tính. • Chủ thể phát ngơn: Cơng nhân xây dựng. • Người đối thoại: mọi người

+ Yếu tố phi ngơn ngữ:

• Tác thể thời gian - khơng gian: Các chủ thể phát ngơn đang nâng tấm thép lên.

• Trạng thái sinh lý: Chủ thể phát ngơn thở mạnh. • Cử chỉ, nét mặt: Vẻ mặt nhăn lại

Trong tình huống giao tiếp này, ta cĩ thể hiểu được người giám sát muốn nĩi gì: “Năm người nhấc một tấm thép là quá yếu!”. Anh ta ngầm tỏ ta khơng hài lịng về những người cơng nhân. Vậy, phát ngơn này miêu tả một sự tình xảy ra thực (µ1), khơng cĩ tình thái loại µ2, cĩ tình thái loại µ3:

* giá trị đánh giá về lượng “Năm người là nhiều, tấm thép nặng hơn ta tưởng”.

* và giá trị đánh giá về chất “Cơng nhân quá yếu!”… - Tình huống 2 :

Chỉ cần thay đổi một tác nhân ngữ cảnh cũng cĩ thể khiến nghĩa của phát ngơn thay đổi hồn tồn: Nếu sự tình chưa diễn ra, ta lại hiểu rằng người giám sát biết rằng tấm thép rất nặng và anh e rằng cơng nhân khơng bê nổi.

Vậy phát ngơn này lại được coi là lời khuyên của người giám sát đánh giá độ khĩ khăn của cơng việc (µ3). Trong trường hợp này, việc hiện thực hĩa sự tình mới chỉ là một khả năng (µ2), và để khả năng này xảy ra, cần cĩ những yếu tố khác như thiện chí hay nhu cầu thực hiện cơng việc … của chủ thể phát ngơn.

Như vậy, ta thấy rằng tình huống giao tiếp đặc biệt cần thiết để mã hĩa ý định giao tiếp của người nĩi.

...

2.2.2.4. T ình thái liên chủ thể

Tình thái 4 quan tâm đến quan hệ giữa người nĩi và người đối thoại. Khi phân tích các cách biểu đạt tình thái, quan trọng là phải hiểu được ý định giao tiếp chủ quan của người nĩi, bởi lẽ khi người nĩi nĩi, anh ta khơng chỉ điểu khiển chính mình trong sự mong muốn, mà cịn điểu khiển người khác, như Austin đã từng nhận định “Nĩi là hành động”.

Các tiền phụ tố cũng cĩ khả năng biểu đạt loại tình thái này theo ý định người nĩi đối với người đối thoại. Ta cùng tìm hiểu ba trường hợp sau:

Một phần của tài liệu tiền phụ tố tình thái trong tiếng việt những chuyển dịch tương đương sang tiếng pháp và ý nghĩa thực tiễn (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w