PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần ống thép việt đức VG pipe (Trang 37 - 42)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả xây dựng các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Hiểu thế nào là tiêu thụ sản phẩm và nội dung của đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm - Thực trạng hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty CP ống thép Việt Đức - VG pipe hiện nay như thế nào?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng tới hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty CP ống thép Việt Đức - VG pipe?

- Cần phải làm gì để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty CP ống thép Việt Đức - VG pipe trong thời gian tới?

2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp được thu thập: Các nghiên cứu đi trước liên quan đến đề tài: luận văn, báo cáo, tạp chí; các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần ống thép Việt Đức - VG pipe. Thông tin này được thu thập trên các trang mạng và thu thập trực tiếp tại các phòng ban tại Công ty.

Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được tác giả tiến hành thu thập trong vòng 3năm giai đoạn 2013-2015.

Thông tin sơ cấp: thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách phát phiếu điều tra phỏng vấn các khách hàng của Công ty cổ phần ống thép Việt Đức - VG pipe.

Mục đích của việc thu thập là đo lường ý kiến đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến đến công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần ống thép Việt Đức - VG pipe.

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách tiến hành khảo sát đánh giá các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân của công ty cổ phần ống thép Việt

Đức - VG pipe. Số liệu sơ cấp được thu thập từ ngày 1/4/2016 đến ngày 30/04/2016. Dựa trên một số nghiên cứu đi trước, tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011) cho rằng, cỡ mẫu tối thiếu của nghiên cứu là 100 -150 mẫu. Một số nghiên cứu lại cho rằng, cỡ mẫu tối thiểu cần phải đạt đến của nghiên cứu dựa vào công thức sau:

n = N/ (1 + Ne2) Trong đó: N là tổng thể

e là sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e =5%=0,05 n là cỡ mẫu.

Số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm của Công ty vào năm 2015 khoảng 6000 khách hàng. Trong đó có 198 đại lý cấp I, cấp II và khách hàng trực tiếp. Ngoài ra số lượng khách hàng cá nhân vào khoảng trên 6000 khách hàng có giá trị đơn hàng từ 50 triệu trở lên. Do đó, tác giả sẽ liên hệ và lựa chọn những đối tượng khách hàng trên để phỏng vấn với tổng thể là 6.000+ 198 =6198 mẫu.

N = 6198/(1+6198x0,052) = 382 mẫu.

Do đó, cỡ mẫu tối thiểu phải đạt 376 mẫu. Tuy nhiên, do thực hiện phỏng vấn khách hàng khá dễ dàng. Chủ yếu tác giả nhờ các đại lý cấp I và cấp II phỏng vấn thông qua việc xây dựng bảng hỏi khảo sát. Vì vậy tác giả lựa chọn phát ra 400 mẫu nghiên cứu. Tổng số phiếu thu về là 400 phiếu và không có phiếu nào bị loại bỏ, tất cả các phiếu đều hợp lệ. Vậy tác giả sẽ nghiên cứu với 400 mẫu.

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thông kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được tại thời điểm hiện tại của đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần ống thép Việt Đức - VG pipe từ việc nghiên cứu thực nghiệm qua các tài liệu thu thập được và qua các cuộc khảo sát, lấy ý kiến. Với việc sử dụng các kỹ thuật của phương pháp thống kê mô tả như: bảng biểu, đồ thị, sơ đồ… sẽ giúp chúng ta đưa ra những thống kê mô tả một cách chính xác và chân thực nhất tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty để đưa ra những giải pháp tốt nhất nhằm đẩy mạnh công tác này.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Cũng giống với nội dung của phương pháp thống kê mô tả là sử dụng số liệu để phân tích, nhưng điểm khác ở đây là phương pháp thống kê so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đưa ra các giải pháp để thấy được công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần ống thép Việt Đức - VG pipe.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp vấn đề

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những bộ phận ấy.

Trong đề tài này đối tượng mà chúng ta nghiên cứu đó là hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần ống thép Việt Đức - VG pipe. Nhiệm vụ của phân tích ở đây là thông qua các hiện tượng các yếu tố ảnh hưởng tới đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty để đưa ra các biện pháp đẩy mạnh công tác này.

2.2.3.4. Phương pháp sử dụng thang điểm 5 trong khảo sát, điều tra số liệu

Ở đề tài này, tác giả tiến hành điều tra, lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ cán bộ nhân viên tại công ty cổ phần ống thép Việt Đức - VG pipe để có cái nhìn khách quan nhất về công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần ống thép Việt Đức - VG pipe.

Tác giả, sử dụng thang điểm 5 trong việc quy định và cho điểm các mức độ đánh giá của nhân viên theo quy ước sau:

1 Rất không hài lòng 2 Không hài lòng 3 bình thường 4 Hài lòng 5 Rất hài lòng

Với các mức độ đánh giá được quy định về thang điểm 5 sẽ giúp cho quá trình điều tra, phỏng vấn trở nên dễ dàng hơn và sau đó tác giả chỉ cần tổng hợp lại

các phiếu điều tra và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để cho ra kết quả cuối cùng về mức độ trung bình của việc đánh giá của nhân viên về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần ống thép Việt Đức - VG pipe. Điểm trung bình của mỗi biến quan sát trong mỗi chỉ tiêu sẽ dùng để đánh giá dựa trên cơ sở phân loại sau:

Bảng 2.1: Phân loại mức điểm đánh giá

Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 1,0 - 1,8 1,81 -2,6 2,61 - 3,4 3,41 - 4,2 4,21 - 5,0

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2011) 2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Trong luận văn tác giả sẽ tập trung đánh giá các chỉ tiêu phản ánh kết quả tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp

Một là, khối lượng hàng hóa tiêu thụ

Khối lượng hàng hoá tiêu thụ vật được tính theo công thức sau:

Khối lượng tiêu thụ trong năm = số lượng tồn kho đầu năm + số lượng sản xuất trong năm - số lượng tồn kho cuối năm

Khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong năm tăng lên cho thấy công tác tiêu thụ sản phẩm đạt được hiệu quả và ngược lại.

Hai là, doanh thu tiêu thụ

Doanh thu tiêu thụ: là tổng giá trị được thực hiện do bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng

D = Qi *Pi (i=1,n)

Tổng doanh thu là tổng số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng trên hợp đồng cung cấp dịch vụ (kể cả số doanh thu bị chiết khấu, doanh thu của hàng hoá bị trả lại và phần giảm giá cho người mua đã chấp nhận nhưng chưa ghi trên hoá đơn ).

Doanh thu tiêu thụ tăng có thể là do giá bán sản phẩm tăng và số lượng sản phẩm tăng. Điều này cũng cho thấy hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp

Ba là, lợi nhuận tiêu thụ

Lợi nhuận tiêu thụ =  Dthu - các khoản giảm trừ - Giá vốn hàng bán - CP bán hàng - CP quản lý

LNTT > 0 cho thấy tiêu thụ đạt hiệu quả

LNTT ≤ 0 cho thấy tiêu thụ đang chưa đạt hiệu quả

Bốn là, tỷ lệ hoàn thành tiêu thụ chung:

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chung =

Số lượng tiêu thụ thực

tế trong năm x Giá bán thực tế (giá cố định)

Số lượng tiêu thụ Kế hoạch x Giá bán kế hoạch

Chỉ tiêu này cho biết DN có hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hay chưa nếu tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 100% chứng tỏ DN đã hoàn thành kế hoạch. Nếu tỷ lệ này dưới 100% chứng tỏ DN chưa hoàn thành kế hoạch tiêu thụ.

Năm là, số lượng kênh phân phối

Số lượng kênh phân phối được tính là tổng số lượng đại lý, cửa hàng bán lẻ, cửa hàng giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể cung cấp hàng hóa trực tiếp hoặc gián tiếp đến người tiêu dùng thông qua các trung gian phân phối. Các kênh phân phối chính là cấu nối giữa sản xuất và tiêu dùng đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng.

Số lượng kênh phân phối nhiều và tăng lên hàng năm cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cũng như hiệu quả trong tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Sáu là, công tác nghiên cứu để thực hiện kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ Công tác nghiên cứu là bước lập kế hoạch để chuẩn bị các hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường nhằm thu thập các thông tin liên quan đến sản phẩm, đến doanh nghiệp để các kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ được xây dựng phù hợp nhất với tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Công tác nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ càng hiệu quả thì các hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh đạt kết quả càng cao.

Bảy là, các hoạt động đẩy mạnh tiêu thu

Các hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ của doanh nghiệp được nghiên cứu trong luận văn gồm: chính sách giá cả cạnh tranh; hình thức thanh toán đa dạng, linh hoạt;

chất lượng sản phẩm đảm bảo; hoạt động quảng bá và tiếp thị; hoạt động khuyến mại, xúc tiến.

Các hoạt động được thực hiện càng đa dạng, càng hợp lý thì công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đạt hiệu quả càng cao và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần ống thép việt đức VG pipe (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)