Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng container tại công ty tnhh mtl logistics giai đoạn 2016 2020​ (Trang 62 - 76)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

3.3.2 Đối với Nhà nước

Nhà nước và doanh nghiệp là hai chủ thể quan trọng trong hoạt động kinh tế, có mối quan hệ tương tác và gắn kết chặt chẽ với nhau. Doanh nghiệp có thực hiện tốt hoạt động kinh doanh sẽ góp phần tạo động lực để Nhà nước thực hiện công tác quản lý thành công nền kinh tế quốc gia. Ngược lại, Nhà nước cần tổ chức quản lý với các việc làm thiết thực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát huy năng lực kinh doanh, qua đó thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trước hết, Nhà nước cần quan tâm cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, cụ thể là hạ tầng công nghệ thông tin vì đây là một trong những yếu tố kỹ thuật có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lĩnh vực logistics. Nhà nước cần đẩy mạnh thiết lập hệ thống thông tin giữa các bên liên quan trong hoạt động kinh doanh để cập

nhật nhanh chóng thông tin về phương tiện và hàng hóa được vận chuyển, triển khai kịp thời dịch vụ về hải quan, hạn chế chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển. Thêm vào đó, Nhà nước cần hiện đại hóa hạ tầng viễn thông để đảm bảo cho thông tin được truyền đi nhanh chóng và an toàn, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics. Thêm vào đó, nền tảng chính của cơ sở hạ tầng cần phát triển là hạ tầng giao thông nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của hoạt động logistics, như bảo trì và phát triển đường bộ, mở rộng khu vực hoạt động, ga hàng hóa cho các đại lý logistics tại các sân bay,… Đặc biệt đối với vận tải biển, do lượng lưu thông container trên toàn thế giới ngày càng tăng nhưng hoạt động vận tải giữa các cảng biển trong nước lại đang có hiện tượng quá tải và tắc nghẽn nên Nhà nước cần chú trọng cải thiện hạ tầng giao thông kết nối và dịch vụ hỗ trợ, điều chỉnh quy hoạch các cảng biển nhằm quản lý có hiệu quả hệ thống cảng biển Việt Nam.

Việc tăng cường công tác quản lý, định hướng và hỗ trợ từ phía Nhà nước là vô cùng quan trọng khi hiện nay, đa phần các doanh nghiệp logistics trong nước đều có tầm nhìn hạn chế, hoạt động manh mún và thiếu sự liên kết hợp tác. Thế nhưng trên thực tế, có nhiều bộ, ngành có liên quan trong việc quản lý logistics nhưng lại chưa có sự phân định rõ ràng trách nhiệm của từng bộ, ngành cùng thể chế pháp lý chưa được minh bạch. Ngay cả tổ chức quản lý logistics lớn như Hiệp hội VLA cũng do các doanh nghiệp trong ngành liên kết chứ chưa có một tổ chức cấp Nhà nước nào quản lý. Trước tình trạng này, việc thành lập ủy ban điều phối hoạt động logistics quốc gia là điều cần thiết. Đây là cơ chế quản lý ngành logistics hữu hiệu mà các quốc gia trong khu vực đã áp dụng, như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc. Ủy ban điều phối logistics quốc gia sẽ đứng ra giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề về cơ sở hạ tầng hay ban hành khung thể chế,... và cũng giúp Nhà nước quản lý ngành hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam, đồng thời tạo thuận lợi trong việc nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia.

Ngoài ra, Nhà nước cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán cho lĩnh vực logistics. Hiện nay, Luật Thương mại là căn cứ pháp luật điều chỉnh sự quản lý của Nhà nước về lĩnh vực logistics. Do chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm và phạm vi quản lý giữa các cơ quan Nhà nước nên việc quản lý chưa được

đồng bộ và các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động logistics chưa được phát huy hiệu quả, dẫn đến sự phát triển của dịch vụ logistics cũng gặp khó khăn và bị hạn chế. Vì vậy, Nhà nước cần có luật riêng để quy định các chính sách điều chỉnh và cập nhật các lĩnh vực đa dạng trong hoạt động logistics. Các quy định hoặc thông tư cần rõ ràng, thống nhất và cập nhật để phù hợp với các điều luật quốc tế giữa giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay. Nhà nước cần có tham vấn chuyên môn trước khi thông qua luật nhằm đưa ra các chính sách hợp lý, tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tốt công tác tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động và uy tín trên thị trường.

Một vấn đề khá quan trọng là Nhà nước cần hỗ trợ đào tạo nhân sự trong ngành logistics. Bởi lẽ, đây là một lĩnh vực kinh doanh có đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu nhưng lại thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực có kiến thức và trình độ chuyên môn về cả số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực ngành logistics chủ yếu xuất phát từ ngành vận tải biển, đa phần nhân viên trong các doanh nghiệp logistics được đào tạo qua công việc hằng ngày, số còn lại có tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhưng chiếm tỷ trọng không nhiều. Bên cạnh đó, các trường đại học tại Việt Nam chưa có chuyên ngành đào tạo bài bản về lĩnh vực logistics mà đây chỉ là môn học phụ trong chương trình học của sinh viên, chưa kể đến việc đào tạo lý thuyết và khi vào nghề thực tế lại là vấn đề hoàn toàn khác. Do đó, Nhà nước cần đề ra phương án cụ thể, phổ biến các chính sách nhằm đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực logistics; tuyên truyền những chính sách đó cho các tổ chức, cá nhân có quan tâm nhằm tạo hiệu quả triệt để trong việc thực hiện chính sách và tận dụng tối đa nguồn nhân lực. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng triển khai ngành học về logistics một cách bài bản, có hệ thống. Chính phủ còn có thể phối hợp với các nước để tổ chức tư vấn, đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp. Các việc làm trên sẽ góp phần phát triển mạnh nguồn nhân lực có chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ logistics đang gia tăng không ngừng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Với xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế, chất lượng dịch vụ có thể được xem như là thước đo cho sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, cụ thể là doanh nghiệp giao nhận vận tải. Chất lượng dịch vụ có tốt thì công ty mới có thế tồn tại và phát triển, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Do đó, để tăng khả năng cạnh tranh của mình, công ty cần đưa ra các giải pháp thích hợp, tiến hành cải cách, điều chỉnh từ các yếu tố nhỏ nhất để khắc phục và giảm thiểu các hạn chế còn tồn tại. Một khi đã điều chỉnh được các yếu tố mấu chốt cho phù hợp, đó sẽ là nền tảng vững chắc để công ty có thể phát triển và mở rộng mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình.

Từ phân tích thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng container để xác định những kết quả đạt được và hạn chế tại chương 2, chương 3 đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục các hạn chế đã nêu và góp phần hoàn thiện quy trình. Các giải pháp, cụ thể là nâng cấp hệ thống phần mềm quản lý trong quy trình, bồi dưỡng kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên, thuê ngoài nhân sự để phát triển đội ngũ nhân viên, tích hợp dịch vụ khai hải quan điện tử, sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty với đối thủ cùng ngành, từ đó giúp công ty từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường giao nhận vận tải trong nước. Cùng với các giải pháp, một vài kiến nghị đối với Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam và cơ quan Nhà nước là cơ sở để tăng cường hiệu quả hoạt động và phát triển ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

Các giải pháp được nêu ở chương 3 chỉ mang tính chất tham khảo đối với công ty, với mục đích đóng góp cho quy trình giao nhận hàng hóa tại công ty ngày càng được hoàn thiện. Tùy vào tình hình kinh tế hiện tại mà công ty có thể xem xét các giải pháp phù hợp, từ đó chỉnh sửa và bổ sung để áp dụng, phục vụ cho các hoạt động của công ty, nhằm giúp công ty hoạt động có hiệu quả, đạt được mục tiêu đã đề ra và phát triển bền vững theo định hướng kinh doanh mà công ty đã xác định.

KẾT LUẬN

Khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới, ngành vận tải Việt Nam phải đối mặt với những thách thức không nhỏ nhưng thay vào đó, sẽ có được nhiều cơ hội mới trong việc tham gia vào các trung tâm giao dịch vận tải thế giới.

Là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng không và vận tải nội địa, công ty TNHH MTL Logistics dù chỉ mới được thành lập trong thời gian gần đây nhưng lại có tình hình hoạt động kinh doanh khá khả quan, nhờ vào việc chú trọng đến chất lượng dịch vụ mà công ty mang lại cho khách hàng cũng như sự nỗ lực hết mình của toàn thể nhân viên công ty.

Đề tài “Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập

khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MTL Logistics giai đoạn 2016 - 2020” đã cho thấy thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng container tại công ty. Công ty rất coi trọng chất lượng dịch vụ nên luôn cố gắng đảm bảo cho quy trình giao nhận diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, vì MTL Logistics là doanh nghiệp còn khá non trẻ trong lĩnh vực giao nhận vận tải Việt Nam, với kinh nghiệm, khả năng tài chính và quản lý có hạn, nên chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, chẳng hạn như công ty chưa thể cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng bên cạnh dịch vụ chính là vận chuyển hàng hóa, hoặc tồn tại tình trạng hoạt động chồng chéo giữa các phòng ban. Dù vậy, công ty vẫn đạt được những kết quả tích cực, như quy trình được theo dõi liên tục, hay luôn đảm bảo sự liên lạc nhanh chóng với các bên liên quan, góp phần giúp công ty đảm bảo chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp.

Do trình độ kiến thức, cũng như thời gian tiếp cận công việc thực tế tại công ty còn giới hạn, nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tuy nhiên, những giải pháp trong khóa luận có thể sẽ tạo động lực cho công ty phát huy thế mạnh vốn có, đồng thời cải thiện và khắc phục hạn chế nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng container, nâng cao chất lượng dịch vụ tại công ty, đảm bảo công ty luôn đi đúng định hướng hoạt động kinh doanh của mình cũng như tạo cho công ty một chỗ đứng vững chắc và lâu bền trên thị trường giao nhận vận tải tiềm năng và hấp dẫn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách và giáo trình

1. Đỗ Quốc Dũng, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Thành Long (2015). Giao nhận

Vận tải và Bảo hiểm, NXB Tài Chính, Hà Nội.

2. Phạm Mạnh Hiền – Hiệu đính: Nhà giáo Ưu tú Phan Hữu Hạnh (2010). Nghiệp

vụ Giao nhận Vận tải và Bảo hiểm trong Ngoại thương, NXB Lao động – Xã

hội, Hà Nội.

3. Nguyễn Như Tiến (2011). Giáo trình Vận tải và Giao nhận trong Ngoại

thương, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Các trang web

1. Quốc Hội. Luật Thương mại (2005), 06/2016,

http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid= 18140

2. Khánh Hòa. Vận tải biển Việt Nam: Sân chơi tiềm năng, đông mà chưa vui,

06/2016, http://vovgiaothong.vn/tin-tuc-xa-lo/van-tai-bien-viet-namsan-choi-

tiem-nangdong-ma-chua-vui/190158

3. Nguyễn Thị Phương. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận tải trong

dây chuyền logistics, 06/2016, http://www.tapchigiaothong.vn/nhan-to-anh- huong-den-chat-luong-dich-vu-van-tai-trong-day-chuyen-logistics-d2251.html

4. Vũ Thành Vũ. Hàng hải “vượt sóng” để tăng trưởng, 06/2016,

http://www.tapchigiaothong.vn/hang-hai-vuot-songde-tang-truong-d20798.html

Tài liệu từ công ty TNHH MTL Logistics

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2014 đến năm 2015.

Tài liệu tiếng Anh

PHỤ LỤC

Bộ chứng từ ví dụ cho quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MTL Logistics, về mặt hàng móc treo quần áo bằng nhựa, đại lý là công ty Proud Sky, hãng vận chuyển T.S. Lines:

1. MBL của T.S. Lines

2. HBL của Proud Sky

3. Attached List

4. A/N của T.S. Lines

5. D/O của T.S. Lines

6. A/N của MTL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng container tại công ty tnhh mtl logistics giai đoạn 2016 2020​ (Trang 62 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)