Kinh nghiệm thực hiện giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng container tại công ty tnhh mtl logistics giai đoạn 2016 2020​ (Trang 28 - 31)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

1.4 Kinh nghiệm thực hiện giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển

container của một số nước trên thế giới

Hà Lan:

Hà Lan là đất nước Tây Âu có lịch sử lâu đời về vận tải và logistics. Ngay từ năm 1960, giai đoạn đầu của cuộc cách mạng container hóa, tận dụng vị trí địa lý ven biển ở ngay trung tâm châu Âu, Hà Lan đã du nhập xu hướng container hóa bằng cách tập trung phát triển về kết cấu hạ tầng giao thông và thiết bị xếp dỡ đồng bộ, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhờ vậy, Hà Lan đã chiếm giữ vị trí quan trọng trong tuyến vận tải đường biển và trở thành cửa ngõ châu Âu với mạng lưới vận tải đa phương thức hoàn chỉnh. Từ cảng Rotterdam, có thể dễ dàng đi đến các khu công nghiệp về hóa dầu, luyện kim, sản xuất thiết bị công nghệ cao,… hoặc đến các trung tâm kinh tế lớn ở Tây Âu như Đức, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ,…

Tất cả các cảng lớn tại Hà Lan đều sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên về bảo quản, trung chuyển, chế biến công nghiệp và dịch phụ hỗ trợ cũng như vận

tải, đóng gói, kho bãi. Đến nay, chủ trưởng phát triển vận tải container với khả năng đảm bảo lượng hàng hóa phong phú, ổn định, giải phóng tàu nhanh cùng lực lượng lao động có trình độ, Hà Lan vẫn là cửa ngõ giao thương sầm uất nhất châu Âu, là trung tâm vận chuyển hàng hóa từ Bắc Mỹ, châu Á đến châu Âu và ngược lại.

Singapore:

Singapore là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về lĩnh vực vận tải container. Nhận thức được vai trò của vận tải hàng hóa đối với sự phát triển kinh tế quốc gia, Chính phủ Singapore đã đề ra và thực thi chiến lược phát triển hệ thống cảng biển bằng việc chú trọng tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho lĩnh vực vận tải biển và logistics. Singapore đã đưa ra cam kết ưu đãi thuế cho các công ty tàu biển quốc tế; miễn thuế thu nhập từ tàu biển trong vòng 5 năm; hưởng tỷ lệ thuế ưu đãi nhỏ hơn 10% mức tăng doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ trong 5 năm và cho vay ưu đãi với tàu và container,… Đồng thời, chỉ số năng lực cung cấp dịch vụ logistics và chất lượng của cơ quan hải quan, các cơ quan kiểm tra của Singapore chiếm vị trí lần lượt là 8 và 3 trên tổng số 160 quốc gia được khảo sát (theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh (LPI) của Ngân hàng Thế giới năm 2014) được đánh giá là cao vào bậc nhất thế giới. Thêm vào đó, hiệu quả của quá trình vận chuyển tại Singapore (từ khâu giải phóng và giao hàng đến khâu thực hiện các thủ tục hành chính) luôn đạt chất lượng tốt và cao gấp 6 lần so với hiệu quả của quá trình tại Việt Nam.

Ngoài ra, Singapore còn chú trọng đầu tư công trình kết cấu hạ tầng như hệ thống cảng biển, thiết bị xếp dỡ có quy mô với 204 cầu trục, cẩu giàn, kho lưu trữ, hệ thống thông tin hiện đại,… phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của các cảng chuyên dụng.

Dù hệ thống vận tải còn non trẻ nhưng những nỗ lực không ngừng từ việc tận dụng tối đa thế mạnh vốn có cùng các chính sách, chiến lược đầu tư và đổi mới hiệu quả đã giúp Singapore khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực giao nhận vận tải.

Từ kinh nghiệm phát triển hoạt động giao nhận tại Hà Lan, Singapore,... đã mang lại cho chúng ta những giá trị kinh nghiệm từ thực tiễn rất lớn, những chính sách của Chính phủ và nỗ lực của doanh nghiệp sẽ phần nào mang lại những bài học cho Việt Nam nói chung và công ty MTL nói riêng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu được xem như là một mắt xích quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế và có vai trò to lớn đối với nền kinh tế quốc gia. Chương 1 đã hệ thống một số kiến thức nền tảng liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển. Tất cả những công việc trong quá trình vận chuyển nhằm đưa hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng được gọi chung là nghiệp vụ giao nhận. Người giao nhận là những người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa. Tùy theo từng vai trò và phạm vi dịch vụ mà người giao nhận sẽ thực hiện các công việc khác nhau. Do hoạt động giao nhận diễn ra ở các quốc gia trên thế giới nên việc am hiểu nguồn luật quốc gia, các điều ước, tập quán quốc tế cũng như nguyên tắc hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có khi hoạt động ở trong nước và nước ngoài.

Hoạt động giao nhận hàng hóa chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài (tình hình thế giới, hệ thống pháp luật, tình hình xuất nhập khẩu, tình hình thời tiết) và bên trong doanh nghiệp (cơ sở vật chất, chính sách làm việc, nguồn nhân lực). Giao nhận hàng hóa nhập khẩu là một khâu khá phức tạp, nên người làm giao nhận cần nắm rõ các bước thực hiện quy trình để hàng hóa được vận chuyển đến tay người nhận một cách an toàn, nhanh chóng và chính xác. Hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng container được xem là hiệu quả khi quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng container được hoàn thiện, và đây cũng là điều tất yếu cần phải thực hiện. Từ những kinh nghiệm của các quốc gia thành công trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng container, các doanh nghiệp giao nhận sẽ rút ra được bài học để áp dụng cho phù hợp với tình hình hiện tại, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực giao nhận vận tải.

Do tính tất yếu phải hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng container, nên chương 2 sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về công ty TNHH MTL Logistics và trình bày cụ thể thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng container tại công ty; từ đó xác định những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong quy trình.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER TẠI CÔNG TY

TNHH MTL LOGISTICS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng container tại công ty tnhh mtl logistics giai đoạn 2016 2020​ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)