5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.1.1 Tổng quan về thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển
container tại Việt Nam
2.1.1 Tổng quan về thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng container tại Việt Nam biển bằng container tại Việt Nam
Sau khi hội nhập nền kinh tế thế giới, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đang dần trở nên quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này vẫn còn yếu kém. Thêm vào đó, các quy định, thủ tục về thương mại quốc tế và cơ sở hạ tầng chưa được chú trọng càng làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa tại chính thị trường nước chủ nhà. Giữa các doanh nghiệp giao nhận vận tải và doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa có tiếng nói chung, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước phải chịu các loại phí khá cao, dẫn đến làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngoài ra, nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa cũng thiếu trầm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Các phương thức vận chuyển chưa đồng bộ, tạo nên sự tắc nghẽn dòng lưu thông hàng hóa giao nhận, làm tăng chi phí ngành và kìm hãm sự phát triển, đồng thời làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chi phí cho hoạt động giao nhận hàng hóa tại Việt Nam khá cao (trung bình hơn 10% so với các nước khác) đã tạo ra khiếm khuyết lớn. Nguyên nhân của khiếm khuyết này là do việc vận hành hệ thống cảng Việt Nam chưa hợp lý, có cảng thì quá tải trong khi có cảng lại chưa được khai thác hết tiềm năng. Chẳng hạn, nhóm cảng biển khu vực Cát Lái (TP. HCM) có hiện tượng tắc nghẽn, trong khi một số cảng khu vực Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) thì thiếu hàng, hoạt động cầm chừng. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, tải trọng cầu và tải trọng đường không khớp với nhau, gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa, nhất là tại tuyến đường ra vào cảng.
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều ký hợp đồng nhập khẩu theo giá CIF nên hàng hóa nhập khẩu đều do các hãng tàu nước ngoài vận chuyển, trong khi rất hiếm doanh nghiệp nước ngoài chọn doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ giao nhận
vận tải và bảo hiểm hàng hóa. Do đó, một khoản chi phí rất lớn cho việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu nghiễm nhiên đã về tay các doanh nghiệp nước ngoài (khoảng 17 tỷ USD/năm). Nếu như ký hợp đồng mua theo điều kiện FOB thì doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đã có thể mang lại nguồn thu hàng tỷ USD tiền vận tải về cho đất nước.
Về vấn đề cung cầu trong lĩnh vận tải biển, tỷ lệ nhu cầu thị trường ngành đang có dấu hiệu tăng chậm, dự kiến sẽ chỉ tăng từ 3 – 4% vào năm 2016. Tuy nhiên, nguồn cung lại không ngừng gia tăng, dẫn đến mất cân bằng cung cầu và tạo áp lực về giá cho ngành vận tải biển.