Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và chăm sóc khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 51 - 58)

Việt Nam chi nhánh Hùng Vương

3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương

a. Giới thiệu Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (viết tắt là BIDV) thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Theo đúng chỉ đạo của Chính phủ BIDV thực hiện cổ phần hóa thành công, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Từ 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. Tháng 1- 2014, cổ phiếu BIDV niêm yết thành công trên sàn chứng khoán đánh dấu mốc thành ngân hàng đại chúng. Tháng 5-2012, BIDV chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, để phù hợp theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng.

Tiếp tục khẳng định vai trò là công cụ đắc lực của Đảng và Chính phủ trong việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. BIDV luôn nghiêm chỉnh chấp hành và thực thi một cách tích cực các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đóng góp vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, đi đầu thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát.

Sau 60 năm phát triển đến năm 2016, BIDV trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên cán mốc giá trị tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 18,3% so với 2015; tổng nguồn vốn huy động đạt 940.020 tỷ đồng, trong đó huy động vốn tổ chức kinh tế dân cư đạt 797.689 tỷ đồng, tăng 21,1% so với 2015, chiếm 12,5% thị phần toàn ngành; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 751.448 tỷ

đồng, tăng 17,85% so với 2015, chiếm 13,6% thị phần toàn ngành; Nợ xấu kiểm soát ở mức 1,95%; Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 7.709 tỷ đồng, tăng 3,16% so với 2015. Các chỉ số ROA, ROE đạt tương ứng 0,67% và 14,7%, tỷ lệ chi trả cổ tức 7%; Hệ số an toàn vốn CAR hợp nhất đảm bảo quy định.

Mạng lưới hoạt động của BIDV không ngừng được mở rộng với 190 chi nhánh trong nước, 01 chi nhánh tại nước ngoài (Myanmar) và 815 phòng giao dịch đảm bảo phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng xứng đáng là ngân hàng thương mại cổ phần lớn trong hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

b. Ngân hàng thương mại cổ phân Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương

Tên pháp lý: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương (viết tắt: BIDV chi nhánh Hùng Vương)

Địa chỉ trụ sở: Số 1464 – Đường Hùng Vương – Phường Tiên Cát – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ

Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương được thành lập theo Quyết định 589/NHNN ngày 25/4/2015 trên cơ sở sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ. Sau quá trình sáp nhập chi nhánh được giữ nguyên toàn bộ tài sản, trụ sở và các đơn vị trực thuộc, chuyển thành Chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV Việt Nam theo Quyết định số 1201/QĐ-BIDV ngày 08/5/2015.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ trước kia và nay là BIDV chi nhánh Hùng Vương được giữ nguyên chức năng nhiệm vụ, thể hiện tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100150619-181 cấp ngày 18/5/2015 cho BIDV chi nhánh Hùng Vương.

* Những ngành nghề hoạt động chính theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp phép: (i) Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiên gửi khác; (ii) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định của pháp luật; (iii) Cấp tín dụng dưới các hình thức: Cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán…; (iv) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; (v) Cung ứng các dịch vụ và phương tiện thanh toán; (vi) Mua bán ngoại

tệ, bảo quản vật có giá; (vii) Quản lý ngân quỹ; (viii) Tài trợ các hoạt động Chính phủ: Cho vay theo chỉ định của Chính phủ; (ix) Cung cấp các dịch vụ tư vấn và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng khác.

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hùng Vương

BIDV chi nhánh Hùng Vương được tổ chức thành 5 khối tương ứng là các phòng nghiệp vụ và 8 phòng giao dịch dưới sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc theo mô hình như sau:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hùng Vương

Nguồn: BIDV chi nhánh Hùng Vương (2018) Phó giám đốc Khối Q.lý khách hàng Khối quản lý rủi ro Khối quản lý nội bộ Phòng quản trị tín dụng Phòng GD khách hàng Phó giám đốc Tổ q.lý và dịch vụ khoquỹ Khối tác nghiệp Phòng quản lý rủi ro phòng quản lý nội bộ Phòng khách hàng Khối trực thuộc GIÁM ĐỐC

PGD Việt Trì PGD Nông Trang PGD Phù Ninh PGD Thọ Sơn

BIDV chi nhánh Hùng Vương tính đến 31/12/2018 có 90 cán bộ là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản. Trong đó, Ban Giám đốc có Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Đội ngũ lãnh đạo cấp Phòng có 14 cán bộ. Cán bộ, nhân viên là nữ chiếm gần 69%. Lực lượng lao động chủ yếu ở độ tuổi trẻ với độ tuổi bình quân là 30. So với các NHTM trên địa bàn, quy mô lao động của BIDV chi nhánh Hùng Vương được xếp thứ 4, chỉ sau Agribank (620 người), Vietinbank (329 người) và BIDV Chi nhánh Phú Thọ (150 người).

Trình độ cán bộ, nhân viên ngày càng nâng cao, năm 2018 trình độ thạc sỹ chiến 18,9%, trình độ đại học chiếm 72,2%, trình độ cao đẳng chiếm 3,3%. Hầu hết lực lượng cán bộ làm chuyên môn nghiệp vụ đều có trình độ ngoại ngữ nhất định: có 5,5% có trình độ đại học; 74,5% có chứng chỉ C; 11,1% có chứng chỉ B; 3,3% chứng chỉ A. Đội ngũ cán bộ ngày càng được trẻ hoá, đến nay lực lượng lao động có độ tuổi dưới 30 chiếm 39%; từ 30 đến 40 tuổi chiếm 42%, từ 41 tuổi trở lên chiếm 19%.

Phòng quản lý khách hàng có: (i) tổ QLKH doanh nghiệp: Thực hiện tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức; Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng; (ii) Tổ QLKH cá nhân: Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng cá nhân; Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng với khách hàng cá nhân.

Các phòng tác nghiệp gồm có: (i) Phòng Giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; Tiếp nhận hồ sơ thông tin khách và các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng; (ii) Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; Đề xuất các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; Thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ; (iii) Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro; Lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; Quản lý thông tin tín dụng.

Phòng nội bộ gồm có: (i) Bộ phận Tài chính Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh; Thực hiện nhiệm vụ

quản lý, giám sát tài chính; Hướng dẫn triển khai thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ; (ii) Bộ phận Tổ chức Hành chính: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; Triển khai thực hiện và quản lý công tác tiền lương, thi đua khen thưởng của Chi nhánh. Kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm; Thực hiện các công tác hành chính, quản trị và hậu cần đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của Chi nhánh; (iii) Bộ phận Kế hoạch Tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp; Xây dựng, triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; Thực hiện các công tác nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ; (iv) Tổ Điện toán: Thực hiện quản trị hệ thống công nghệ thông tin theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin; Đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt.

Phòng quản lý rủi ro thực hiện công tác quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp và giám sát hệ thống quản lý chất lượng. Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và phòng chống rửa tiền.

Các phòng giao dịch trực thuộc có 8 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh sẽ trực tiếp giao dịch với khách hàng; Huy động vốn; Cung ứng các sản phẩm tín dụng như cho vay, bảo lãnh và chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

3.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Dưới những tác động rất lớn của tình hình kinh tế xã hội, ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh ngày càng cao. Tuy nhiên thời gian vừa qua BIDV - Chi nhánh Hùng Vương đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận sau đây.

a. Hoạt động tín dụng

Dư nợ tín dụng có sự tăng trưởng tốt, đến 31/12/2018 dư nợ tín dụng đạt 4.654 tỷ đồng, tăng 20,32% so với năm 2017 và đạt 98,8% kế hoạch năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh cao hơn mức 12% tăng trưởng bình quân các NHTM trên địa bàn. Số lượng khách hàng vay vốn là 2.333 khách hàng, tăng 25,2% so với năm 2017; trong đó có 241 khách hàng doanh nghiệp và 2.092 khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

Bảng 3.1. Kết quả tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng dư nợ (tỷ đồng) 3.121 3.868 4.654 Tốc độ tăng trưởng (%) - 23,93 20,32

Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ BIDV Hùng Vương (2018)

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong 3 năm gần đây, hoạt động tín dụng của BIDV Hùng Vương được cơ cấu lại theo nguyên tắc thị trường và điều chỉnh cơ cấu cho vay hợp lý, đặc biệt mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân cá thể làm ăn hiệu quả, chất lượng hoạt động cho vay được cải thiện hơn.

b. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn nhìn chung có sự tăng trưởng đều qua các năm tính đến 31/12/2018 huy động vốn toàn chi nhánh đạt 3.312 tỷ đồng tăng 616 tỷ đồng so với năm 2017. Trong đó số dư huy động vốn từ tổ chức kinh tế là 758 tỷ đồng chiếm 22,9%/ tổng nguồn vốn huy động, số dư huy động vốn từ dân cư là 2.554 tỷ đồng chiếm 77,1%/ tổng nguồn vốn huy động.

Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hùng Vương

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng vốn huy động tại CN 2.247 2.696 3.312 -Theo nguồn huy động

+Từ tổ chức 415 539 758

+Từ dân cư 1.708 2.049 2.554 -Theo kỳ hạn

+ Không kỳ hạn 346 438 385

+ Có kỳ hạn 1.901 2.258 2.927 -Theo loại tiền

+ Việt Nam đồng 1.803 2.015 2.604 Ngoại tệ quy đổi 444 681 708

c. Lợi nhuận trước thuế đạt được

Trong 3 năm, từ 2016 đến 2018 tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay trong tổng lợi nhuận có xu hướng giảm dần, nhưng tốc độ tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay vẫn ở mức khá cao, tốc độ tăng bình quân trong 3 năm là: 18%. Lãi treo chiếm tỷ lệ lớn so với lợi nhuận từ hoạt động cho vay, năm 2016 chiếm tỷ trọng 53% lợi nhuận từ hoạt động cho vay, đến năm 2018 tỷ lệ này là 95%, trong đó tập trung chủ yếu vào một số khách hàng nợ xấu và gặp khó khăn không trả được nợ gốc và lãi cho Ngân hàng và bị cộng dồn lũy kế qua các năm. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân ở mức 18%, tuy nhiên tăng trưởng không đều, năm 2017 giảm 21% so với năm 2016 (BIDV chi nhánh Hùng Vương, 2018).

Bảng 3.3. Kết quả kinh doanh ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hùng Vương

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng thu nhập 107,6 174,1 255,8 Tổng chi phí 51,6 108,3 183,8 Lợi nhuận trước thuế. 56 65,8 72

Nguồn: Bộ phân Tài chính kế toán BIDV Hùng Vương (2016, 2017, 2018)

Bảng 3.3 cho thấy: Năm 2017 lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng tăng đáng kể so với năm 2016. Do năm 2017 ngân hàng thu được món nợ ngoại bảng của một doanh nghiệp, cộng với việc áp dụng lãi suất cho vay phù hợp trên địa bàn nên lợi nhuận của BIDV Chi nhánh Hùng Vương tăng 9,8 tỷ đồng. Năm 2018 lợi nhuận tăng thêm 6,2 tỷ đồng. Do chất lượng tín dụng của BIDV trong thời gian này phát triển mạnh, nợ xấu trong cho vay được kiểm soát, tăng thu dịch vụ, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại và thu nhập từ dịch vụ mua bán vốn FPT. Đạt được điều này là do BIDV Hùng Vương đã làm tốt công tác phòng ngừa rủi ro, có các biện pháp xử lý và cải thiện các khoản nợ xấu, giúp giảm được các khoản chi trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Các dịch vụ ngân hàng ngày càng được nâng cao và phát triển, cải tiến công nghệ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và chăm sóc khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)