Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và chăm sóc khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 92 - 95)

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam có bề dày lịch sử gần 60 năm xây dựng và phát triển, là một trong những NHTM Nhà nước

đầu tiên có mặt trên địa bàn tỉnh. Sau 58 năm hoạt động, 25 năm thực hiện pháp lệnh ngân hàng, và 20 năm hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại, BIDV chi nhánh Hùng Vương đã chuyển mình, tạo bước đột phá trên nhiều hoạt động. Dấu ấn trưởng thành không chỉ thể hiện bằng quy mô, tổ chức, kết quả kinh doanh, từng bước xác lập và khẳng định vị thế, uy tín của một ngân hàng hàng đầu trên địa bàn, mà còn được Đảng, Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và người dân ghi nhận, đánh giá cao. Đến nay, đa phần người dân trên địa bàn đều biết đến thương hiệu của BIDV nói chung và BIDV Chi nhánh Hùng Vương nói riêng. Logo, khẩu hiệu, màu sắc nhận diện của BIDV đã trở nên quen thuộc, và có ấn tượng mạnh mẽ với người dân trên khắp cả nước và tại địa bàn chi nhánh Hùng Vương.

Thương hiệu lâu năm, quy mô chi nhánh lớn, đi đầu trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đồng thời duy trì được sự tận tụy và cố gắng của cán bộ công nhân viên trong sự nghiệp phát triển ngành ngân hàng. Mối quan hệ với các khách hàng truyền thống được củng cố và tăng cường hợp tác nhiều mặt. Chất lượng tín dụng, huy động vốn, các sản phẩm dịch vụ được cải thiện, đặc biệt công tác QLKH được chú trọng và quan tâm đúng mức.

Hiện nay, BIDV chi nhánh Hùng Vương có vị trí hoạt động nằm giữa trung tâm thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, phải chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nhiều ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn. Việc thu hút được khách hàng và chiếm lĩnh được thị phần cho vay là vô cùng khó khăn, đòi hỏi BIDV chi nhánh Hùng Vương phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng công tác QLKH, áp dụng các công nghệ hiện đại, phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng.

Tuy nhiên, tuy BIDV chi nhánh Hùng Vương có thương hiệu lớn nhưng đang vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn như ngân hàng Viettinbank, Vietcombank, Agribank,….

Vì cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt nên việc thu thập thông tin bị hạn chế, thiếu sự hợp tác giữa các ngân hàng. Tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến không ít trường hợp các chi nhánh sử dụng nhiều biện pháp như: Có một số khách hàng khả năng tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh doanh cầm chừng, kết quả kinh doanh có lãi thấp hoặc lỗ, vốn lưu động ròng âm, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu....nhưng BIDV Chi nhánh Hùng Vương vẫn cho vay, thậm chí buông lỏng trong khâu xét duyệt cho hồ sơ, từ đó làm ảnh

hưởng đến chất lượng tín dụng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho BIDV chi nhánh Hùng Vương. Do cạnh tranh nên nhiều khi phải giữ khách hàng bằng cách nâng hạn mức cho vay, tăng giá trị tài sản bảo đảm, hạ lãi suất cho vay,… Hoạt động cho vay chịu sự chi phối của pháp luật và các văn bản dưới luật vẫn còn nhiều chồng chéo, không rõ ràng. Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật .

Bảng 4.20. Số lượng chi nhánh ngân hàng và phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2018

STT Chi nhánh Ngân hàng Số phòng giao dịch trực

thuộc chi nhánh

2016 2017 2018

1 Ngân hàng Vietinbank 16 20 21

2 VP bank 4 4 4

3 Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Việt Trì

1 3 8

4 Ngân hàng Agribank chi nhánh Phú Thọ 64 64 78 5 Ngân hàng Maritimebank – CN Việt Trì 3 3 5

6 Sacombank 2 2 2

7 Ngân hàng cổ phần Nam Á 0 1 6 8 Ngân hàng Liên Việt 1 3 6 9 Ngân hàng cổ phần Quân đội (MB bank) 6 6 7

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ (2018)

Trong những năm gần đây, ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động cho vay. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập.

Mặt khác, các văn bản pháp lý còn nhiều bất cập, thiếu chi tiết rõ ràng, dẫn đến quá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, làm cho việc xử lý khiếu nại, tra soát gặp rất nhiều khó khăn.

Nắm bắt được thực trạng đó, tại BIDV chi nhánh Hùng Vương đã có sự bố trí hợp lý lao động tại các phòng ban, đảm bảo khả năng, trình độ của người lao động phù hợp với yêu cầu công việc. Đây là cũng là một điểm mạnh của BIDV Chi nhánh Hùng Vương so với các ngân hàng khác. Hiện nay mỗi cán bộ QLKH doanh nghiệp quản lý 10 đến 20 khách hàng doanh nghiệp, mỗi cán bộ

QLKH cá nhân quản lý từ 50 đến 100 khách hàng cá nhân. Công việc phát sinh còn phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của mỗi khách hàng nhưng nhìn chung số lượng khách hàng bình quân như trên là hợp lý. Ngoài ra như đã phân tích, cán bộ QLKH hiện nay chủ yếu là các cán bộ trẻ, năng động, được đào tạo bài bản. Hạn chế về mặt kinh nghiệm trong công việc của cán bộ QLKH được hỗ trợ bởi các phòng ban khác như phòng quản lý rủi ro, phòng quản trị tín dụng, nơi mà các cán bộ có kinh nghiệm về thẩm định, giám sát khách hàng được bố trí. Vì vậy các khách hàng luôn được theo dõi, giám sát và quản lý chặt chẽ, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng dẫn đến nợ xấu, đồng thời làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Cùng với đó, sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn sẽ làm cho hoạt động quản lý và chăm sóc khách hàng của BIDV chi nhánh Hùng Vương ngày càng phải hoàn thiện để giúp quản lý và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất đến với khách hàng để giữ được các khách hàng trung thành và thu hút khách hàng mới đến với ngân hàng BIDV chi nhánh Hùng Vương. Có sự cạnh tranh này cũng giúp cho BIDV chi nhánh Hùng Vương phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể canh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và chăm sóc khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)