và phát triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương luôn bám sát định hướng của ngành, phương hướng, mục tiêu của BIDV Việt Nam, triển khai các biện pháp, giải pháp linh hoạt theo sự biến đổi của thị trường tiền tệ cũng như sự phát triển của nền kinh tế và phù hợp với mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể. Vì thế, Ngân hàng BIDV chi nhánh Hùng Vương đã tạo được vị thế và uy tín trên địa bàn, kinh doanh hiệu quả. Các hoạt động chính của ngân hàng BIDV chi nhánh Hùng Vương bao gồm:
a. Huy động vốn
Huy động vốn đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến quy mô, phạm vi hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Xuất phát từ tầm quan trọng trên, BIDV chi nhánh Hùng Vương đã xác định công tác huy động vốn là công tác trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn tiềm năng trong dân cư và các tổ chức. Để có nguồn vốn phục vụ cho đầu tư và phát triển, bằng nhiều các biện pháp, giải pháp, chi nhánh BIDV Hùng Vương đã tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua Thực hiện các chương trình truyền thông để giới thiệu các chương trình, sản phẩm huy động vốn tới các tổ chức và tầng lớp dân cư. tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh có mức tăng trưởng khá. Năm 2015, sau khi được sát nhập chi nhánh đã có sự phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ tổng nguồn vốn huy động đến năm 2016 đạt 2.247 tỷ đồng, năm 2017 đạt mức 2.696 tỷ đồng. Năm này, tổng mức huy động tăng trưởng 20%, tương ứng với 449 tỷ đồng, năm 2017 là 162 tỷ đồng, tăng 20% tương đương 27 tỷ đồng. Năm 2018, tổng vốn huy động tăng thêm 616 tỷ đồng, đạt mức 3.312 tỷ đồng tương đương tăng 23%. Điều này cho thấy, nguồn huy động vốn có sự tăng dần qua các năm.
Trong giai đoạn 2016-2018, BIDV chi nhánh Hùng Vương triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn bán lẻ đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu cho khách hàng. Ngoài các sản phẩm tiền gửi thanh toán thông thường trong các năm qua, BIDV
chi nhánh Hùng Vương cho ra đời các sản phẩm tiết kiệm cho người cao tuổi, tích lũy dành cho trẻ em (tích lũy bảo an, tiết kiệm trẻ em), các hình thức khuyến mãi cho tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và luôn có các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi để thu hút vốn huy động từ khách hàng. Bên cạnh đó, các sản phẩm tiền gửi của BIDV đều có những tiện ích khác như có thể rút ở bất kỳ chi nhánh nào khác chi nhánh gửi, có thể cầm cố/thế chấp để vay vốn…tạo tiện lợi cho khách hàng gửi.
Bảng 4.1. Kết quả huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương
Đơn vị: Tỷ đồng Diễn giải 2016 2017 2018 TĐPTBQ (%) Tổng nguồn vốn huy động 2.247 2.696 3.312 121,41 1. Theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 346 438 385 105,49 - Có kỳ hạn 1.901 2.258 2.927 124,09 2.Theo loại tiền
- Việt nam đồng 1.803 2.015 2.604 120,18 - Ngoại tệ quy đổi 444 681 708 126,28 3. Theo đối tượng khách hàng
- Tiền gửi dân cư 1.708 2.049 2.554 122,28 + Doanh nghiệp 105 117 122 107,79 + Cá nhân 1603 1932 2.432 3,90 - Tiền gửi tổ chức kinh tế 415 539 758 135,15
Nguồn: BIDV Hùng Vương (2018)
Ngoài các tính năng của bản thân của các sản phẩm bán lẻ, các tiện ích kèm theo sản phẩm huy động vốn cũng góp phần tăng nguồn vốn huy động bán lẻ. Đó là chính sách chăm sóc khách hàng bán lẻ như phân đoạn khách hàng gửi, có chăm sóc các dịp lễ, tết, sinh nhật cho các khách hàng ứng với từng phân đoạn, ưu đãi về phí; kèm theo đó là chính sách quà tặng dành cho khách hàng đại trà khi đến giao dịch nhân các ngày đặc biệt… nâng cao hình ảnh thương hiệu của BIDV, góp phần thu hút khách hàng đến gửi tiền.
b. Tín dụng bán lẻ
Hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV chi nhánh Hùng Vương luôn đạt mức tăng trưởng tốt và là một trong những kênh quan trọng trong việc phát triển nguồn thu từ ngân hàng. Các sản phẩm tín dụng bán lẻ đã được BIDV Hùng
Vương thường xuyên đổi mới các sản phẩm tín dụng với nhiều mục đích cho vay khác nhau và nhắm đền nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh các sản phẩm cho vay truyền thống cần tài sản đảm bảo, thì BIDV chi nhánh Hùng Vương cũng đã mở rộng cho vay tín chấp cá nhân là cán bộ nhân viên của doanh nghiệp hay sản phẩm cho vay hỗ trợ tiểu thương, cho vay du học, cấp hạn mức thấu chi… Với thế mạnh về thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình cùng khả năng xử lý nhanh hồ sơ, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất, phí dịch vụ cạnh tranh, BIDV chi nhánh Hùng Vương đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường tín dụng. Bên cạnh đó, BIDV Hùng Vương thực hiện việc kiểm soát chất lượng tín dụng bán lẻ chặt chẽ, các khoản tín dụng bán lẻ đảm bảo an toàn và được quản lý trên cơ sở phân tích kinh tế theo sát diễn biến thị trường. Nhìn chung, chất lượng tín dụng tại BIDV Hùng Vương nằm trong tầm kiểm soát, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu không vượt quá các mức.
Bảng 4.2. Kết quả phát triển dự nợ tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương
Đơn vị: Tỷ đồng Diễn giải 2016 2017 2018 TĐPTBQ (%) Tổng dư nợ tín dụng 3121 3868 4654 122,11 1. Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 1930 2350 2998 124,63 - Trung và dài hạn 1191 1518 1656 91,20 2.Theo loại tiền
- Việt nam đồng 2890 3105 4027 118,04 - Ngoại tệ quy đổi 231 763 627 164,75 3. Theo đối tượng khách hàng
- Khách hàng cá nhân 2261 2745 3218 119,30 + Doanh nghiệp nhỏ và vừa 231 462 565 156,39 + Cá nhân 2030 2283 2653 114,32 - Khách hàng tổ chức kinh tế 860 1123 1436 129,22
Nguồn: BIDV Hùng Vương (2018)
Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp có xu hướng giảm dần. Đó cũng là định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV chi nhánh Hùng Vương. Để đảm bảo được vị trí trên thị trường cạnh tranh giữa các ngân hàng, đòi hỏi BIDV chi nhánh Hùng Vương không ngừng đổi mới phong
cách giao dịch, ứng dụng công nghệ hiện đại, triển khai nhiều sản phẩm mới tiện ích cao, cơ chế, chính sách linh hoạt, bắt kịp với nhu cầu khách hàng.
c. Dịch vụ thanh toán
Bên cạnh hai hoạt động cơ bản của ngân hàng là huy động vốn và tín dụng, BIDV chi nhánh Hùng Vương cũng đã rất quan tâm đến hoạt động dịch vụ thanh toán và công tác phát triển sản phẩm – dịch vụ mới trên cơ sở nền tảng về công nghệ ngân hàng nhằm mục đích tăng nguồn thu nhập ngoài tín dụng và thu hút khách hàng cũng như quảng bá thương hiệu rộng rãi đến khách hàng.
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương
Diễn giải ĐVT 2016 2017 2018 BQ (%) TĐPT
1. Số lượng giao dịch Giao dịch 88.248 113.956 127.631 120,26 2. Doanh số chuyển tiền Tỷ đồng 112.865 120.369 154.217 116,89 -Chuyển tiền trong hệ thống
BIDV Tỷ đồng 49.690 50.538 71.090 119,61 -Chuyển tiền ngoài hệ thồng
BIDV Tỷ đồng 63.175 69.831 83.127 114,71 3. Thu nhập từ dịch vụ thanh
toán Tỷ đồng 3,1 4,3 5,1 128,26 Nguồn: BIDV Hùng Vương (2018)
Số lượng khách hàng giao dịch tại BIDV chi nhánh Hùng Vương tăng qua các năm từ 88.248 – 127.631 lượt giao dịch (tính lũy kế), tương ứng với doanh số chuyển tiền tăng từ 112.865 tỷ đồng năm 2016 và đạt mức 154.217 tỷ đồng năm 2018, tăng so với năm 2016 là 40 nghìn giao dịch tương ứng 41.352 tỷ đồng, cho thấy có sự tăng trưởng mạnh mẽ đóng góp lớn vào thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngân hàng là dấu hiệu của sự chuyển dịch cơ cấu dần sang thị trường bán lẻ như định hướng chiến lược đề ra.
Hoạt động thanh toán quốc tế, BIDV chi nhánh Hùng Vương cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế cá nhân như chuyển tiền học phí, sinh hoạt phí, tiền khám chữa bệnh… thủ tục hồ sơ được đơn giản hóa, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh. Doanh số thanh toán quốc tế tăng nhanh qua các năm. Năm 2016 dịch vụ chuyển tiền đi từ BIDV chi nhánh Hùng Vương đtạ 1885 USD và tăng lên 3538 USD năm 2018; dịch vụ chuyển tiền đến năm 2016 đạt
4697 USD và tăng lên 10765 USD năm 2018, điều này đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Hùng Vương.
d. Dịch vụ ngân hàng điện tử
Với định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong thời gian qua BIDV Hùng Vương đã hết sức chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, đưa ra nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại, tăng cường tiện ích sản phẩm, mang lại cho người tiêu dùng nhiều sản phẩm công nghệ cao, đặc biệt là những khách hàng thường xuyên bận rộn với công việc, không có thời gian đến giao dịch tại ngân hàng. Một số sản phẩm ngân hàng điện tử của BIDV đó là: BIDV Online, BIDV Business Online, BSMS, BIDV Mobile (Bankplus, Smartbanking, Buno, Samsung Pay, Zalo Pay…) với tiện ích linh hoạt như khách hàng có thể thực hiện thanh toán hóa đơn tiền điện, điện thoại, vé máy bay, học phí, hóa đơn mua hàng online, nạp tiền điện thoại, sao kê tài khoản, chuyển khoản... mọi lúc mọi nơi thông qua điện thoại di động và Internet mà không phải đến trực tiếp ngân hàng.
Bảng 4.4. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Hùng Vương
Diễn giải ĐVT 2016 2017 2018 TĐPT
BQ (%)
I. Khách hàng giao dịch (Người) Người 16.907 18.468 21.320 112,29 I. Khách hàng đăng ký dịch vụ NHĐT Người 6.675 10.417 16.865 158,95 1. BIDV Online Người 938 1.468 2.950 5,61 2. BIDV mobile Người 2.592 3.441 6.019 152,39 3. BSMS Người 3.145 5.508 7.896 158,45 II. Thu phí dịch vụ (Tỷ đồng) Tỷ đồng 0,98 1,2 1,82 136,28 Nguồn: BIDV Hùng Vương (2018)
Các dịch vụ của BIDV về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ tăng và mang lại nguồn thu ổn định cho Chi nhánh. Tuy nhiên tỷ lệ khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử còn chiếm tỷ lệ chưa cao so với số lượng khách hàng có tài khoản tại Chi nhánh.
e. Dịch vụ thẻ
Trong giai đoạn 2016-2018, số lượng thẻ được phát hành tại BIDV Hùng Vương có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2016, số lượng thẻ được phát
hành là 13.815 thẻ. Năm 2017, số lượng thẻ được phát hành là 18.366 thẻ, tăng 4.551 thẻ, ứng với tăng 32,9% so với năm 2016. Năm 2018, số lượng thẻ được phát hành là 20.260 thẻ, tăng 1.894 thẻ, ứng với tăng 10,31% so với năm 2017. Số lượng khách hàng sử dụng thẻ thanh toán được phát hành tăng liên tục qua các năm là dấu hiệu tốt trong hoạt động phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại chi nhánh.
Để phục vụ cho việc sử dụng các dịch vụ thẻ, BIDV Hùng Vương đã xây dựng hệ thống ATM, POS rộng khắp trên cả huyện, tỉnh. Bên cạnh hệ thống ATM được đặt tại các điểm giao dịch của BIDV và các máy ATM độc lập tại các khu dân cư, BIDV Hùng Vương còn cung cấp dịch vụ chấp nhận thẻ cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các cửa hàng bằng cách lắp đặt các máy POS. Số lượng máy ATM được lắp đặt tăng lên khá nhanh khi năm 2016 lắp đặt 6 máy, 2017 lắp thêm 10 máy; số lượng máy POS năm 2016 lắp 13 máy, 2017 lắp 20 máy, đến 2018 lắp 28 máy POS. Điều này làm cho thu được đáng kể tiền phí dịch vụ, giai đoạn 2016-2018 thu được từ 129-289 triệu đồng tiền phí dịch vụ từ thẻ ATM và POS.
f. Các dịch vụ khác
Những năm gần đây, người Việt Nam ở nước ngoài trở về đầu tư kinh doanh trong nước ngày một tăng, thêm vào đó số lượng người Việt Nam đi lao động hợp tác ở nước ngoài gửi tiền về rất lớn.Số lượng giao dịch kiều hối cũng tăng dần theo các năm. Dịch vụ kiều hối phát triển BIDV chi nhánh Hùng Vương có thể có nguồn thu ngoại tệ và huy động vốn từ nguồn ngoại tệ này. Năm 2015 thu được 87 triệu đồng, năm 2016 thu được 96 triệu đồng, năm 2017 thu được 107 triệu đồng. Và năm 2018 thu được 113 triệu đồng.
Ngoài ra, BIDV chi nhánh Hùng Vương cung cấp dịch vụ bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ cam kết của doanh nghiệp đối với đối tác với các loại bảo lãnh như: Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh thanh toán thuế xuất - nhập khẩu, Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh đối ứng, Các loại bảo lãnh khác theo yêu cầu khách hàng,... Doanh số bảo lãnh và số dư bảo lãnh năm 2018 tăng cao so với năm 2017 và năm 2016; thu từ dịch vụ bảo lãnh tăng đều qua các năm, tuy nhiên mức tăng trưởng còn thấp: Năm 2017 tăng 52,5% so với năm 2016; năm 2018 tăng 34,8% so với năm 2017. Đây là dịch vụ có xu hướng phát triển và mang lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng.