Đặc điểm và vai trò của Quỹ quốc gia về việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 28 - 31)

2.1.4.1. Đặc điểm của Quỹ quốc gia về việc làm

Xuất phát từ tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề giải quyết việc làm cũng như quyền lợi chính đáng của người lao động, Đảng và Nhà nước đã đề ra rất nhiều chủ trương, biện pháp, ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm hướng tới giải quyết việc làm, góp phần cải thiện tình trạng thất nghiệp đối với người lao động. Một trong số những biện pháp đã tiến hành đó là sự ra đời hình thành Quỹ quốc gia về việc làm. Ngay từ khi được lập ra, Quỹ này phản ánh rõ nét nhất chủ trương của Nhà nước trong việc tạo những điều kiện cần thiết thông qua cơ chế, chính sách, luật pháp và hỗ trợ một phần về tài chính để khuyến khích các tổ chức, đơn vị kinh tế và người lao động ở mọi thành phần kinh tế tự giải quyết việc làm và tạo việc làm mới (Chính Phủ, 2015)

Quỹ quốc gia về việc làm được vận hành trên nguyên tắc bảo tồn và tăng lên, trước hết, cho vay với lãi suất nâng đỡ hoặc bảo tồn giá trị cho vay đối với hộ tư nhân, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp tạo được chỗ làm việc mới hoặc thu hút thêm lao động; trợ giúp cho các chương trình, dự án tạo việc làm, các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm, trung tâm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sử dụng nhiều lao động (Chính Phủ, 2015).

Cho vay giải quyết việc làm là một hình thức tín dụng tài trợ trong đó Nhà nước dùng nguồn lực tài chính của mình để hỗ trợ cho các thành phần kinh tế, các đối tượng xã hội dựa trên nguyên tắc có hoàn trả với những điều kiện ưu đãi nhằm thực hiện mục tiêu tạo thêm việc làm. Xuất phát từ tầm quan trọng và tính bức xúc của vấn đề giải quyết việc làm với các mặt đời sống kinh tế - xã hội, xuất phát từ nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của người lao động nói chung và thanh niên nói riêng, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã đề ra những chủ trương, chính sách nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động (Chính Phủ, 2015).

cho vay hỗ trợ các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm, được quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

- Đối tượng được vay vốn bao gồm: + Hộ kinh doanh cá thể;

+ Tổ hợp sản xuất;

+ Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã; + Cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật;

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; + Chủ trang trại;

+ Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội. + Hộ gia đình.

- Điều kiện được vay vốn:

+ Phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;

+ Dự án phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án; + Có tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định của pháp luật.

+ Phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi vay vốn thực hiện dự án; + Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới;

- Mức vốn vay:

+ Mức vay tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án. + Mức vay tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ gia đình. - Thời hạn vay:

+ Thời hạn tối đa 12 tháng áp dụng đối với: Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Trồng cây lương thực, hoa màu có thời gian sinh trưởng dưới 12 tháng; Dịch vụ, kinh doanh nhỏ.

+ Thời hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng áp dụng đối với: Trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu có thời gian sinh trưởng trên 12 tháng; Nuôi thủy, hải sản, con đặc sản; Chăn nuôi gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt; Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến (nông, lâm, thổ, hải sản).

sinh sản, lấy sữa, lấy lông, lấy sừng; Đầu tư mua thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải thủy bộ loại vừa và nhỏ, ngư cụ nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản; Chăm sóc cải tạo vườn cây ăn trái, cây công nghiệp.

+ Thời hạn từ trên 36 tháng đến 60 tháng áp dụng đối với: Trồng mới cây ăn quả, cây nguyên liệu, cây công nghiệp dài ngày.

- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay là 0,5%/tháng; riêng các đối tượng vay vốn là người tàn tật là 0,35%/tháng. Khi lãi suất thị trường thay đổi từ 15% trở lên, Bộ trưởng Bộ Tài chính tham khảo ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay (Bộ Tài chính, 1992).

2.1.4.2. Vai trò của Quỹ quốc gia về việc làm

Nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm được Chính phủ quyết định thành lập nhằm phát huy mọi tiềm năng sẵn có, khai thác đến mức tối đa đất đai, tài nguyên, máy móc, thiết bị, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh... để tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động hoặc tạo đủ việc làm, tăng thu nhập cho người lao động (Chính Phủ, 2015).

Quỹ quốc gia về việc làm từ ngân sách Nhà nước được quản lý tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương, giao cho các đoàn thể, tổ chức quần chúng, hội nghề nghiệp (Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Liên đoàn lao động, Hội Cựu chiến binh, Liên minh hợp tác xã, Hội Người mù và Bộ Quốc phòng) có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn cho đoàn viên, hội viên vay vốn theo đúng mục đích. Việc cho vay dựa trên cơ sở các chương trình, dự án nhỏ tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động hoặc tạo đủ việc làm, tăng thu nhập cho người lao động được duyệt. Việc cho vay được thực hiện theo lãi suất nâng đỡ, các trường hợp sử dụng vốn vay không đúng mục đích phải bị thu hồi. Chính vì vậy, nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm có vai trò hết sức quan trọng đó là:

Thứ nhất: Giải quyết việc làm góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời

sống cho thanh niên. Để ổn định đời sống, thanh niên cần có nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước giúp thanh niên phát triển kinh tế, tạo thu nhập không chỉ cho bản thân mà còn tạo thu nhập cho các thanh niên khác thông qua các dự án hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngay tại địa phương.

tế. Thông qua việc cho vay với lãi suất ưu đãi có tác động phát huy mọi tiềm năng về lao động, đất đai sẵn có. Thanh niên được vay vốn Quỹ quốc gia đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, tạo ra nhiều việc làm, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng thu hút nhiều lao động, qua đó nguồn thu của Nhà nước cũng ngày càng tăng.

Thứ ba: Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn Quỹ

quốc gia về việc làm đã góp phần tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế của địa phương. Thanh niên tham gia phát triển các ngành kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang diễn ra thường không đồng đều giữa các ngành nghề. Nhà nước thông qua thực thi các chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm để tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các tỉnh.

Thứ tư: Thông qua việc triển khai nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm

quan hệ giữa các tổ chức chính trị - xã hội trong đó có tổ chức đoàn thanh niên, các tổ chức nghề nghiệp với thanh niên được cải thiện và ngày càng gắn bó. Tổ chức đoàn thanh niên là đầu mối cho vay vốn sẽ giúp hoạt động đoàn thêm phong phú, các hoạt động kinh tế sẽ tạo ra lợi ích cho đoàn viên, thanh niên giúp họ càng tin tưởng, càng gắn bó hơn với tổ chức đoàn (Chính Phủ, 2015)..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 28 - 31)