Phân bổ, tổ chức chuyển vốn và giải ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 66 - 70)

Qua điều tra khảo sát về mức vay và nhu cầu vay vốn từ Quỹ quốc gia của thanh niên:

Biểu đồ 4.2. Mức vay và nhu cầu vay vốn của thanh niên huyện Kinh Môn

Qua biểu đồ trên ta thấy nhu cầu vay vốn từ Quỹ quốc gia của thanh niên huyện Kinh Môn tập trung chủ yếu ở mức 200 triệu – 300 triệu. Đây là mức vay mà thanh niên cảm thấy có khả năng để trả và cũng là mức đáp ứng được nhu cầu kinh doanh, sản xuất của mình. Mức vay 500 triệu cũng có

Tuy nhiên, nguồn vốn vay Quỹ quốc gia về việc làm được đặt tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dương có hạn nên Tỉnh đoàn Hải Dương có trách nhiệm quản lý trực tiếp nguồn vốn, duyệt các dự án vay. Hằng năm, căn cứ vào sự phân bổ của Tỉnh đoàn và dự toán nguồn vốn mới được bổ sung cho Quỹ, huyện đoàn tiếp tục rà soát và phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội tiến hành giải ngân chuyển vốn về Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương để tổ chức giải ngân kịp thời theo dự án đã được duyệt.

Sau khi nhận được phân bổ nguồn vốn của Tỉnh đoàn, Huyện đoàn Kinh Môn tiếp tục lập Kế hoạch phân bổ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm cho các cụm thi đua. Huyện đoàn Kinh Môn gồm có 25 thị trấn được chia thành 3 cụm thi đua. Cụm thi đua số 1 gồm: Các xã Bắc An Phụ. Cụm thi đua số 2 gồm: Nam An Phụ. Cụm thi đua số 3 gồm: 5 xã Khu Đảo

Kế hoạch phân bổ cụ thể nguồn vốn cụ thể được thể ở bảng 4.1 sau đây:

Bảng 4.1. Kế hoạch phân bổ và tỉ lệ (%) phân bổ so với kế hoạch đề ra từ năm 2013 – 2018

Năm Nguồn vốn (triệu đồng)

Cụm 1 %/KH Cụm 2 %/KH Cụm 3 %/KH Tổng 2013 150 100% 150 100% 200 100% 500 2014 400 100% 450 100% 650 100% 1.500 2015 950 100% 950 100% 1.100 100% 3.000 2016 1.000 100% 1.050 100% 1.150 100% 3.200 2017 1.100 100% 1.200 100% 1.200 100% 3.500 2018 1.150 100% 1.250 100% 1.300 100% 3.700

Nguồn: Huyện đoàn Kinh Môn (2013 – 2018)

Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy nguồn kinh phí của Quỹ quốc gia về việc làm do huyện đoàn Kinh Môn phân bổ liên tục tăng. Năm 2013 nguồn kinh phí do huyện đoàn Kinh Môn quản lý là 500 triệu đồng; năm 2014 là 1.500 triệu đồng; Năm 2015 có bước tăng vọt lên 3.000 đồng. Có thể thấy từ năm 2013-2018 tổng nguồn vốn đã tăng từ 500 triệu đồng lên đến 3.700 triệu, tổng dư nợ từ 2013-

2018 là 18.000 triệu đổng. Cụm số 3 được ưu tiên số vỗn nhiều hơn cụm số 1 và số 2 là do Cụm số 3 là cụm gồm các xã Khu đảo, cụm có địa thế đặc biệt khó khăn, nhưng lại thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nên huyện Kinh Môn đã ưu tiên phân bổ nguồn vốn cao hơn các Cụm số 1 và Cụm số 2.

Kế hoạch giải ngân đều đạt 100% so với kế hoạch, đó là một thuận lợi lớn cho công tác triển khai các hoạt động phát triển kinh tế tại địa phương.

4.2.3.Xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án

- Xây dựng dự án:

Ngay sau khi Tỉnh đoàn triển khai hướng dẫn các huyện thị, thành phố tổ chức giải ngân cho vay vốn quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm huyện đoàn Kinh Môn đã phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện đề hướng dẫn thành lập tổ vay vốn và hướng dẫn thủ tục cho vay vốn đến từng Tổ TK&VV trong toàn huyện.

+ Xây dựng dự án: Các thanh niên có nhu cầu vay vốn, chủ dự án lập hồ sơ theo mẫu có sẵn và hướng dẫn chi tiết của Ngân hàng chính sách xã hội cấp huyện và huyện đoàn. Dự án nêu rõ nội dung, mục tiêu, hiệu quả kinh tế và cam kết thu hút lao động mới, sử dụng vốn đúng mục đích.

+ Lập hồ sơ vay vốn: Hồ sơ vay vốn được lập thành 04 bộ (01 bộ lưu tại Trung ương Đoàn, 01 bộ lưu tại Tỉnh đoàn Hải Dương, 01 bộ lưu tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh và 01 bộ lưu chủ dự án) cụ thể như sau:

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh hồ sơ gồm: Dự án có xác nhận của UBND cấp xã và huyện đoàn nơi thực hiện dự án về địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định. Bản sao hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh có chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã (đối với tổ hợp tác); Bản sao giấy tờ chứng minh có đủ tiêu chí xác định trang trại theo quy định tại mục III thông tư liên tịch số 69/2000/BNN- TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng cục thống kê về “Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại” (đối với chủ trang trại); Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề (đối với hộ kinh doanh cá thể, Hợp tác xã, Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật); bản sao quyết định thành lập (đối với Trung tâm giáo dục lao động - xã hội).

Đối với hộ gia đình hồ sơ gồm: Dự án có xác nhận của ủy ban nhân dân xã và huyện đoàn nơi thực hiện dự án về địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch

vụ của hộ vay vốn. Có giấy xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp của người vay vốn hiện đang cư trú trên địa bàn. Mục đích vay vốn của thanh niên được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.3. Mục đích vay vốn của thanh niên huyện Kinh Môn

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Qua điều tra khảo sát, mục đích vay vốn của thanh niên tập trung vào mua nguyên vật liệu (25%) và mở rộng nhà xưởng sản xuất kinh doanh (25%). Tiếp đó là cải tiến trang thiết bị, bổ sung vốn lưu động (14%).

- Thẩm định, phê duyệt dự án để vay vốn:

+ Ngân hàng chính sách xã hội các huyện, thị xã (đối với các huyện, thị đoàn) và Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dương chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định, đảm bảo các chỉ tiêu tạo việc làm mới và bảo toàn vốn, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án.

+ Dự án đến 100 triệu đồng do Bí thư Tỉnh đoàn Hải Dương duyệt vay; cơ quan thực hiện thẩm định và đề nghị duyệt vay là Ngân hàng chính sách xã hội cấp huyện trực thuộc cấp tỉnh.

+ Dự án vay từ trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng do Trung ương Đoàn duyệt vay; cơ quan thực hiện thẩm định và đề nghị duyệt vay là Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dương.

Từ kết quả điều tra, thanh niên đánh giá cao công tác thẩm định và phê duyệt dự án:

Biểu đồ 4.4. Đánh giá của thanh niên về thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Qua biểu đồ 4.4 đã có 62% thanh niên đánh giá công tác thẩm định và phê duyệt dự án của cấp tỉnh nhanh, đảm bảo thuận lợi cho người vay vốn tiếp cận Quỹ quốc gia. Mặt khác Tỉnh đoàn ra quyết định phê duyệt các dự án vay vốn từ Quỹ, thực hiện phân cấp cho cơ quan cấp dưới ra quyết định phê duyệt các dự án, bảo đảm nhanh chóng, thuận lợi cho các đối tượng vay vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 66 - 70)