Phương pháp nghiên cỨu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 58)

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin từ các tài liệu chuyên ngành, giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo, các ấn phẩm đã công bố, Website…các báo cáo đánh giá và tổng kết về tình hình quản lý sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.

* Thông tin sơ cấp

- Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Kinh Môn, thu thập thông tin và chọn mẫu điều tra tại 25 xã (thị trấn) trên toàn huyện.

- Thảo luận và Phỏng vấn các cán bộ quản lý của tỉnh Hải Dương, huyện Kinh Môn có liên quan đến quản lý nguồn Quỹ quốc gia về việc làm tại huyện Kinh Môn giai đoạn 2015-2018.

- Điều tra trực tiếp thông qua phiếu điều tra đến những đối tượng có liên quan đến quản lý và thụ hưởng nguồn Quỹ quốc gia về việc làm huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (thanh niên đã nhận được hỗ trợ của Quỹ, thanh niên chưa nhận được hỗ trợ).

- Nội dung khảo sát liên quan tới các đặc điểm của đối tượng khảo sát, Thực trạng quản lý sử dụng vốn vay, tình hình vay vốn cho giải quyết việc làm cho thanh niên, các ảnh hưởng của vốn vay đến kết quả, hiệu quả trong việc giải quyết việc làm, các thuận lợi, khó khăn trong tiếp cận và quản lý sử dụng vay Quỹ quốc gia, các kiến nghị, đề xuất liên quan tới sử dụng và quản lý vốn vay từ Quỹ quốc gia.

Đối tượng khảo sát Số lượng mẫu

Phương pháp khảo sát

Cán bộ Đoàn của tỉnh Hải Dương, huyện Kinh Môn có liên quan đến quản lý Quỹ quốc gia về việc làm tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

02 Phỏng vấn bằng

bảng hỏi Cán bộ Ngân hàng CS&XH của tỉnh Hải Dương

và Cán bộ Ngân hàng CS&XH huyện Kinh Môn trong công tác Quản lý Quỹ quốc gia

02 Phỏng vấn bằng

bảng hỏi Thanh niên đã được vay và sử dụng Quỹ quốc gia

trong giải quyết việc làm cho thanh niên tại huyện Kinh Môn

20

Thăm quan mô hình và Phỏng vấn bằng

bảng hỏi Bí thư chi đoàn cơ sở trong toàn huyện (những

người có nhu cầu và được ưu tiên vay vốn) 265

Phỏng vấn bằng bảng hỏi

Tổng 289

3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin

Số liệu thứ cấp: Tổng hợp những chỉ tiêu cần thiết cho đề tài để có thế sử dụng một cách hợp lý nhất những thông tin đã thu thập để phục vụ mục tiêu của đề tài.

Số liệu sơ cấp: Tổng hợp thôn tin từ phiếu điều tra và phần mềm chuyên dụng Excel để dễ dàng tổng hợp đưa ra những tiêu chí cần thiết phù hợp với nội dung của đề tài.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích phân tích các giá trị trung bình và giá trị thông kê qua thời gian và không gian, nhằm so sánh mức độ các hiện tượng với nhau.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Nhằm so sánh các hiện tượng qua phân tổ thống kê như theo thời gian, không gian về Quỹ, giải quyết việc làm cho từng địa phương, từng ngành, tỷ lệ thất nghiệp theo thời gian…So sánh các số liệu thu thập được qua 3 năm 2015- 2017. So sánh 3 điểm nghiên cứu: Bắc An Phụ, Nam An Phụ, 5 xã Khu đảo tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Sử dụng bộ công cụ SWOT (ma trận phân tích): Dựa vào bộ công cụ để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong vấn đề quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Nội dung Cơ hội – O Thách thức - T

Điểm mạnh - S

O-S

Tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh

T-S

Tận dụng điểm mạnh để giảm thiểu nguy cơ

Mặt yếu - W

O-W

Nắm bắt cơ hội để khắc phục mặt yếu

T-W

Giảm thiểu mặt yếu để ngăn chậm nguy cơ

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng quản lý sử dụng vốn vay

- Đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch: số lượng, mức độ, chất lượng kế hoạch - Qui trình nghiệp vụ, thủ tục vay vốn

- Hình thức tổ chức quản lý vốn vay

- Công tác quản lý và hoạt động của các tổ nhóm

- Công tác kiểm tra, thanh tra: số lượng, mức độ vi phạm, mức độ xử lý.

3.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả hiệu quả quản lý sử dụng vốn vay

- Mức độ đáp ứng cho vay: mức độ nhanh chóng, kịp thời, đúng qui định - Số việc làm tạo mới nhờ vay vốn từ nguồn vốn vay Quỹ quốc gia về việc làm. - Tổng dư nợ cho vay thể hiện số tiền khách hàng hiện đang còn vay từ Quỹ để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.

- Doanh số cho vay. - Doanh số thu nợ.

- Vòng quay vốn tín dụng. - Tỷ lệ nợ quá hạn.

- Số lượng thanh niên được tiếp cận vốn vay

- Uy tín, vị thế của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trước xã hội, đặc biệt là lòng tin của thanh niên đối với tổ chức đoàn.

3.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng

- Chính sách và các quy định: số lượng, hiệu lực chính sách và các văn bản hướng dẫn, nguyên tắc...

- Nguồn nhân lực trong quản lý sử dụng vốn: số lượng, chất lượng cán bộ quản lý vốn Quỹ, cán bộ giám sát, kiểm tra, thẩm định...

- Nguồn tài chính và nguồn cơ sở vật chất cho quản lý - Vai trò và sự phối hợp giữa các bên

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUỸ QUỐC GIA TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN HUYỆN KINH MÔN QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN HUYỆN KINH MÔN

4.1.1. Khái quát Quỹ quốc gia về việc làm tại Hải Dương

a. Cơ cấu tổ chức của Tỉnh đoàn Hải Dương

Theo quy định về cơ cấu tổ chức và phân bổ chỉ tiêu biên chế (năm 2012) của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương: Tỉnh đoàn Hải Dương chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh và Trung ương Đoàn, có 7 ban, bộ phận gồm: Văn phòng, Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức - Kiểm tra, Ban Thanh niên Nông thôn - Công nhân và Đô thị, Ban Thanh niên trường học, Ban Công tác thiếu nhi, Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên với tổng số 56 cán bộ biên chế và 5 cán bộ hợp đồng (trong đó 100% cán bộ chuyên môn có trình độ đại học và 9 cán bộ sau đại học). Có 3 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh đoàn gồm có: Nhà thiếu nhi tỉnh Hải Dương, Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên tỉnh Hải Dương, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân và Lao động trẻ tỉnh Hải Dương (Tỉnh đoàn Hải Dương, 2017).

b. Chức năng nhiệm vụ của Tỉnh đoàn Hải Dương

Căn cứ quy chế tổ chức hoạt động của cơ quan Tỉnh đoàn Hải Dương quy định chức năng, nhiệm vụ của Tỉnh đoàn cụ thể như sau:

- Chức năng Tỉnh đoàn: tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về công tác Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi toàn tỉnh Hải Dương.

- Nhiệm vụ Tỉnh đoàn:

+ Nghiên cứu, tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong Tỉnh.

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đoàn ở các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong Tỉnh. Tổ chức các phong trào hành động cách mạng cho thanh niên.

+ Tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động của Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi, cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều

hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn.

+ Tập hợp, đề xuất với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn để kiến nghị với cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành có liên quan về chủ trương, chế độ chính sách đối với thanh thiếu nhi và tổ chức Đoàn, Hội, Đội.

+ Xây dựng, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo điều kiện hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn; quản lý tổ chức, biên chế, ngân sách, tài sản và công tác thi đua khen thưởng của Đoàn theo quy định chung của các cơ quan Đảng, Nhà nước và Trung ương Đoàn.

c. Bộ máy tổ chức công tác quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm

Ngay sau khi Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai hướng dẫn các tỉnh, thành đoàn tổ chức quản lý vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm và được sự đồng ý của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương. Tỉnh đoàn Hải Dương đã tham mưu thành lập bộ máy tổ chức quản lý vốn vay, giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm.

- Trưởng ban điều hành: là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương. Phụ trách chung, có nhiệm vụ báo cáo Tỉnh ủy Hải Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về triển khai, phân bổ nguồn vốn quốc gia giải quyết việc làm, chủ trì các cuộc họp của Ban điều hành tổ chức quản lý vốn vay, chỉ đạo, đôn đốc các ngành phối hợp thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Phó ban thường trực điều hành: là Bí thư Tỉnh đoàn Hải Dương. Tham mưu và chịu trách nhiệm trực tiếp với Trưởng ban điều hành, Trung ương Đoàn về kết quả tổ chức quản lý vốn vay. Có trách nhiệm báo cáo kết quả tổ chức quản lý vốn vay với Trung ương Đoàn. Lãnh đạo, chỉ đạo quá trình tổ chức quản lý vốn vay trong hệ thống đoàn thanh niên trên địa bàn tỉnh. Có quyền hạn ký quyết định cho các dự án vay vốn dưới 100 triệu đồng. Nghĩa vụ của phó ban là chịu trách nhiệm về quản lý nguồn vốn vay tại Tỉnh đoàn Hải Dương, về số lượng vốn, số dự án, số thanh niên được giải quyết việc làm, tỷ lệ nợ quá hạn, vận hành Quỹ, nguồn kinh phí trước Trung ương Đoàn và Trưởng ban điều hành.

- Phó ban điều hành: là Giám đốc Ngân hành chính sách xã hội tỉnh Hải Dương. Chỉ đạo Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dương và Ngân hàng chính sách xã hội cấp huyện thực hiện các thủ tục cho thanh niên vay vốn; quản lý nguồn vốn và tổ chức giải ngân kịp thời các dự án hỗ trợ việc làm theo cơ chế

chính sách Nhà nước quy định về vốn vay của Quỹ quốc gia về việc làm. Phối hợp với Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn.

- Bộ phận giúp việc cho ban điều hành là Ban Thanh niên Nông thôn, Công nhân & Đô thị Tỉnh đoàn (giúp việc trực tiếp cho Bí thư Tỉnh đoàn) trong quá trình tổ chức quản lý vốn vay. Bộ phận giúp việc có nhiệm vụ:

+ Tham mưu hướng dẫn tổ chức thực hiện, quản lý nguồn vốn vay, các văn bản phối hợp với các ngành để tổ chức quản lý vốn vay, báo cáo gửi Trung ương Đoàn và Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Trung ương Đoàn.

+ Hướng dẫn các dự án vay vốn về thủ tục vay, hoàn thiện các loại hồ sơ, văn bản cho vay. Tham mưu thông báo thu hồi vốn của các dự án đến hạn để luân chuyển cho vay…

+ Tham mưu các dự án từ 100 - 500 triệu để đồng chí Bí thư Tỉnh đoàn trình Trung ương Đoàn duyệt vay. Đăng ký các dự án phát sinh trong năm tiếp theo của tỉnh trình Trung ương Đoàn để Trung ương Đoàn tiếp tục phân bổ nguồn vốn từ Quỹ quốc gia cho Tỉnh đoàn.

+ Chỉ đạo các Huyện, Thị, Thành đoàn (gọi chung là cấp huyện): trực tiếp là đồng chí Bí thư huyện đoàn phụ trách. Có trách nhiệm tổ chức triển khai các văn bản hướng dẫn của cấp tỉnh về tổ chức quản lý vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm trên địa bàn huyện. Triển khai, hướng dẫn đoàn các xã, phường, thị trấn về chính sách và tuyên truyền rộng rãi cho đoàn viên, thanh niên trong toàn huyện về giải quyết việc làm theo nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm. Cùng với bộ phận giúp việc cấp tỉnh tham mưu các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia trên địa bàn huyện. Chịu trách nhiệm trước cấp tỉnh về quản lý và định kỳ báo cáo hiệu quả hoạt động của các dự án được hỗ trợ vốn trên địa bàn huyện.

4.1.2. Bộ máy tổ chức hoạt động quản lý vốn Quỹ quốc gia về việc làm tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai hướng dẫn tới Tỉnh đoàn Hải Dương về tổ chức quản lý vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm. Dưới sự hướng dẫn của Tỉnh đoàn Hải Dương, huyện Đoàn Kinh Môn và NHCSXH huyện đã tham mưu thành lập bộ máy tổ chức quản lý vốn vay, giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm.

Sơ đồ 4.1. Bộ máy tổ chức thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên tại huyện Kinh Môn

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2017)

+ Đồng chí Bí thư huyện đoàn Kinh Môn phụ trách. Có trách nhiệm tổ chức triển khai các văn bản hướng dẫn của cấp Tỉnh về tổ chức thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm trên địa bàn huyện. Triển khai, hướng dẫn đoàn các xã, phường, thị trấn về chính sách và tuyên truyền rộng rãi cho đoàn viên, thanh niên trong toàn huyện về chính sách giải quyết việc làm theo nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm. Cùng với bộ phận giúp việc cấp Tỉnh tham mưu các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia trên địa bàn huyện. Chịu trách nhiệm trước cấp tỉnh về quản lý và định kỳ báo cáo hiệu quả hoạt động của các dự án được hỗ trợ vốn trên địa bàn huyện.

Bộ phận giúp việc là tổ vay vốn do các Bí thư đoàn xã chịu trách nhiệm. Tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn xã về chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm. Qua khảo sát số lượng

Trưởng ban điều hành (Phó Chủ tịch UBND tỉnh)

Phó ban thường trực điều hành (Bí thư Tỉnh đoàn)

Bộ phận giúp việc ban điều hành (Ban TNCN&ĐT Tỉnh đoàn) Phó ban điều hành (Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh) Bộ phận quản lí vốn vay của Ngân hàng CSXH

huyện Kinh Môn Huyện đoàn Kinh Môn

Tổ vay vốn

thanh niên biết đến nguồn vốn Quỹ quốc gia theo các kênh theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1. Kênh thông tin tuyên truyền về Quỹ quốc gia

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Qua biểu đồ trên, kênh thông tin tuyên truyền tập trung chủ yếu qua kênh tuyên truyền của Đoàn thanh niên. Đoàn thanh niên trực tiếp giới thiệu và lựa chọn các dự án vay vốn trên địa bàn xã cho cấp huyện. Chịu trách nhiệm trước cấp huyện về quản lý và định kỳ báo cáo hiệu quả hoạt động của các dự án được hỗ trợ vốn trên địa bàn xã.

4.2.2. Phân bổ, tổ chức chuyển vốn và giải ngân

Qua điều tra khảo sát về mức vay và nhu cầu vay vốn từ Quỹ quốc gia của thanh niên:

Biểu đồ 4.2. Mức vay và nhu cầu vay vốn của thanh niên huyện Kinh Môn

Qua biểu đồ trên ta thấy nhu cầu vay vốn từ Quỹ quốc gia của thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 58)