Một số đặc điểm về thanh niên huyện Kinh Môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 53 - 58)

Toàn huyện hiện nay có trên 53.000 thanh niên chiếm trên 32% dân số và trên 50% lực lượng lao động xã hội, trong đó: thanh niên nông thôn chiếm 37%; thanh niên công nhân, viên chức chiếm 12%; thanh niên đô thị chiếm 5%; thanh niên trường học thanh niên ở các lĩnh vực khác chiếm 46%. Đại đa số thanh niên Kinh Môn có nhận thức chính trị, lối sống và sức khỏe tốt, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và làm kinh tế. Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2. Thanh niên huyện Kinh Môn giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Số lượng thanh niên 52.720 52.870 53.000

Số lượng đoàn viên 7.780 7.850 7.960

Nam 26.462 26.470 26.556

Nữ 26.258 26.400 26.444

Số cơ sở đoàn 46 46 46

Số chi đoàn 265 265 265

Tỷ lệ qua đào tạo 28.500 30.120 31.300

Nguồn: Huyện đoàn Kinh Môn (2017).

chi đoàn. Lực lượng thanh niên Kinh Môn có trình độ học vấn cao, đạt trên 50% và có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo, trình độ tin học, ngoại ngữ và khả năng ứng dựng khoa học kỹ thuật của thanh niên được nâng lên rõ rệt.

Thanh niên Kinh Môn có xu hướng dịch chuyển đến làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đa số thanh niên có nhận thức đúng đắn về việc làm, có ý thức chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần hiếu học, sáng tạo, say mê lao động để thoát khỏi đói nghèo và làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội.

Bảng 3.3. Phân bổ lao động nông thôn theo các ngành

ĐVT: % Hoạt động Kinh tế Vùng I Vùng II Vùng III 2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017 Trồng trọt 48.09 42.16 39.09 51.09 50.16 49.09 53.9 53.01 52.27 Chăn nuôi 12.43 12.58 13.06 12.43 12.58 13.06 17.8 18.8 20.11 Lâm nghiệp 4.28 4.31 4.51 4.28 5.53 6.7 2.49 2.52 2.53 Ngư nghiệp 6.63 6.97 7.01 8.63 8.97 9.01 15.81 16.87 17.09 Tiểu thủ CN 8.9 10.84 11.09 6.9 10.84 11.09 3.22 3.89 4.12 Thương mại - Dịch vụ 19.67 23.14 25.24 16.67 11.92 11.05 6.78 4.91 3.88 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015-2017)

Tuy nhiên, bên cạnh đó tính độc lập, chủ động, khả năng thực hành sau đào tạo của thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm, việc làm không ổn định, cạnh tranh lao động và thu nhập thấp luôn là những vấn đề bức xúc và rất cần được giải quyết.

Qua quá trình điều tra lao động và việc làm đối với thanh niên nông thôn huyện Kinh Môn thời kỳ 2015 - 2017 cho thấy sự phân bổ lao động vào các ngành như ở bảng 4.2, vùng I đại diện cho thanh niên phía Bắc An Phụ, vùng II đại diện cho Phía Nam An Phụ và vùng III đại diện cho 5 xã Khu đảo.

Số liệu điều tra cho thấy, sự phân bố lao động vào các ngành của thanh niên nông thôn huyện Kinh Môn là rất mất cân đối. Số thanh niên cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp, chăn nuôi chiếm tỷ lệ rất lớn. Năm 2017, ở vùng I chiếm tới

dành cho TTCN, TM và DV là 36.33%, 22,76% và 18%. Điều đó thể hiện thanh niên Kinh Môn sản xuất thuần nông vẫn là chính. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, sản xuất mang tính thuần nông sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu việc làm mang tính phổ biến.

Trong bối cảnh thế giới có những thay đổi nhanh chóng và rất khó lường. Khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ; Cách mạng công nghệ 4.0 đang có những bước nhảy vọt, trong đó tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc – Mỹ, Mỹ hủy hiệp định thương mại TPP làm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và Kinh Môn nói riêng. Một trong những hậu quả để lại là số người thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng. Thanh niên là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất khi mà số lượng thanh niên bước vào độ tuổi lao động thì lớn mà cơ hội tìm kiếm việc làm thì ngày càng khó khăn. Thực trạng về số thanh niên thất nghiệp và thiếu việc làm tại tỉnh Kinh Môn giai đoạn 2014 - 2017 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Từ năm 2014 - 2017, Kinh Môn phát triển theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và tập trung nuôi trồng cây chuyên canh theo vùng. Ngoài ra, số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ cũng ngày một gia tăng đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động nói chung và thanh niên của huyện nói riêng. Tuy tỷ lệ thanh niên thất nghiệp và thiếu việc làm giảm nhưng vẫn còn 1.572 thanh niên thiếu việc làm và 2.128 thanh niên thất nghiệp. Vì vậy, giải quyết việc làm cho số thanh niên này vẫn là vấn đề không nhỏ và đang được các cấp, các ngành nói chung và tổ chức đoàn nói riêng quan tâm tháo gỡ.

Bảng 3.4. Thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm thanh niên huyện Kinh Môn giai đoạn 2014 - 2017

Năm Tổng số

Đủ việc làm Thiếu việc làm Thất nghiệp Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2014 52.232 48.575 93,0 1.602 3,3 2.055 3,7 2015 52.455 48.258 92,0 2.219 4,6 1.978 3,4 2016 52.634 48.949 93,0 1.615 3,3 2.070 3,3 2017 52.856 49.156 93,0 1.572 3,2 2.128 3,1

Nguồn: Huyện đoàn Kinh Môn (2017 - 2022)

giảm. Qua số liệu bảng trên cho thấy, năm 2014 có 2.055 thanh niên thất nghiệp chiếm tỷ lệ 3,7%; năm 2015 có 1.978 thanh niên thấp nghiệp chiếm tỷ lệ 3,4%; năm 2016 có 2.070 thanh niên thất nghiệp chiếm tỷ lệ 3,3%; đến năm 2017 số thanh niên thất nghiệp là 2.128 người chiếm tỷ lệ 3,1%. Như vậy, từ năm 2014 đến năm 2017, tỷ lệ thấp nghiệp trong thanh niên giảm 0,6 %.

Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, huyện đoàn Kinh Môn luôn quan tâm, bảo vệ lợi ích hợp pháp của thanh niên và chăm lo đời sống vất chất, tinh thần cho thanh niên. Trong những năm qua huyện đoàn Kinh Môn đặc biệt quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên chủ yếu vào những nội dung sau:

- Thứ nhất, hỗ trợ, định hướng giúp thanh niên có nhận thức đúng đắn về

nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực và bản thân, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Hàng năm, huyện Đoàn phối hợp tổ chức các chương trình tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông; phối hợp với Đài phát thanh truyền hình Tỉnh, Huyện, Báo Thanh niên tổ chức tư vấn mùa thi cho học sinh khối 12 nhằm giải đáp những thắc mắc về hồ sơ, thủ tục, về nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên.

- Thứ hai, cung cấp thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng

của các doanh nghiệp cho thanh niên. Huyện Đoàn phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các loại hình giao dịch lao động, việc làm cho thanh niên như: Ngày hội việc làm, các trang thông tin điện tử, sàn giao dịch việc làm, thông tin các trung tâm, văn phòng hỗ trợ thanh niên, tư vấn chọn trường, chọn ngành, chọn nghề, tìm kiếm việc làm trong thời gian học tập và sau khi tốt nghiệp. Phối hợp tạo thêm việc làm và tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên, phấn đấu mỗi cơ sở đoàn là một địa chỉ tin cậy giới thiệu việc làm cho thanh niên. Mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên.

- Thứ ba, hỗ trợ thanh niên vay vốn từ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc

làm, phát triển các ngành nghề truyền thống, tự tạo việc làm, phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Huyện Đoàn xét duyệt cho thanh niên có các dự án sản xuất kinh doanh, kinh tế hộ gia đình khả thi vay vốn với lãi suất ưu đãi từ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm.

sáng tài năng kinh doanh trẻ”... tổ chức tuyên truyền, khuyến khích và hỗ trợ thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế thông qua các mô hình câu lạc bộ, tổ đội, nhóm thanh niên như: “Gia đình trẻ giúp nhau làm kinh tế giỏi”, “Góp vốn xoay

vòng”, “Vườn ươm doanh nghiệp trẻ”...; phối hợp hỗ trợ thanh niên vay vốn phát

triển kinh tế, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất kinh doanh; tổ chức các hoạt động tạo cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế trang trại giữa các chủ trang trại trẻ, CLB thanh niên làm kinh tế giỏi, các diễn đàn thanh niên làm kinh tế giỏi... Các hoạt động biểu dương, tôn vinh những điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi được mở rộng; quan tâm hỗ trợ thanh niên nghèo, thanh niên khuyết tật, thanh niên làm thuê trên địa bàn Tỉnh.

Nhu cầu học nghề của Thanh niên Kinh Môn tập trung phần lớn vào đối tượng thanh niên tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông không đỗ vào các trường ĐH,CĐ công lập, một số không có nhu cầu học nghề ở lại gia đình tự tạo việc làm, còn lại họ tìm cơ hội để học nghề tìm kiếm việc làm trong các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất. Kết quả điều tra khảo sát ở 25 xã, thị trấn của huyện số thanh niên có nhu cầu học nghề, được học nghề như bảng 3.5 sau đây:

Bảng 3.5. Thực trạng học nghề của thanh niên huyện Kinh Môn 2014 -2017

ĐVT: người Năm Tổng số thanh niên có nhu cầu học nghề Tổng số thanh niên được học nghề Tỷ lệ (%)

Số thanh niên được học nghề ở trình độ Cao đẳng nghề Trung cấp nghề Sơ cấp 2014 912 701 76.86 115 175 411 2015 869 645 74.23 126 158 361 2016 976 726 74.38 113 174 439 2017 785 656 83.56 124 157 375

Nguồn: Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên (2017)

Qua bảng trên cho thấy trong vòng 4 năm 2014-2017, năm 2016 là năm nhu cầu về học nghề của thanh niên là lớn nhất (976 người), năm 2017 nhu cầu học nghề của thanh niên có số lượng thấp nhất (785 người) do số lượng các trường đại học, cao đẳng tăng mạnh và một số chương trình xuất khẩu lao động được ký

kết. Tuy nhiên năm 2017, tỷ lệ thanh niên được học nghề so với nhu cầu học nghề lại là cao nhất (83,56%) tăng 9,1% so với năm 2016 vì các cơ sở dạy nghề được nâng cấp và thực hiện chủ trương dạy nghề gắn với giới thiệu việc làm, một yếu tố rất quan trọng là do sự tác động của Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm tại Hải Dương giai đoạn 2017-2022.

Về trình độ học nghề, qua các năm tuy có tăng giảm khác nhau nhưng xu hướng chung tỷ lệ thanh niên có trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên vẫn chiếm số lượng cao nhất. Trình độ trung cấp tương đối ổn định và trình độ cao đẳng nghề biến động mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)