Tổng quan các nghiên cỨu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 46)

Vấn đề quản lý nguồn vốn đầu tư cho lực lượng lao động là thanh niên đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Liên quan ít nhiều đến công tác quản lý nguồn vốn mang tính hỗ trợ từ nhà nước có thể kể đến một số công trình đã được công bố:

Luận văn Thạc sỹ “Nâng cao chất lượng cho vay vốn nhằm giải quyết

việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Tây” của tác giả Lê Thị Hạnh

Nguyên (2007). Trong luận văn tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng cho vay vốn nhằm giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Hà Tây. Đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể như: Tăng cường huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay giải quyết việc làm; Cải tiến quy trình thẩm định và xét duyệt vốn vay; Hoàn thiện cơ chế bảo lãnh tín chấp; Tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng dự án vay vốn để dự án thực sự là căn cứ duyệt vay và kiểm tra sử dụng vốn vay; Phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan trong việc quản lý và kiểm tra sử dụng vốn vay; Xây dựng cơ chế xử lý rủi ro hợp lý hơn; Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách Xã hội; Hiện đại hoá ngân hàng; Hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay vốn giải quyết việc làm đối với từng dự án. Luận văn bao quát nhiều nội dung, trong đó đề cập đến công tác cho vay vốn, chủ yếu từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm nhằm giải quyết việc làm cho đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội thanh niên, Đoàn thanh niên…

Một luận văn Thạc sỹ có đề tài “Việc làm và chính sách tạo việc làm ở

Hải Dương hiện nay” của tác giả Bùi Thanh Thủy (2005) cũng chỉ đi sâu nghiên

cứu với các giải pháp: Giải pháp tạo việc làm thông qua một số chương trình phát triển kinh tế trọng điểm thu hút nhiều lao động; Giải pháp tạo việc làm bằng cải

cách, duy trì và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; Giải pháp tạo việc làm qua tài chính - tiền tệ; Giải pháp tạo việc làm qua giáo dục đào tạo; Phát triển thị trường lao động. Đây là một đề tài rộng liên quan đến việc làm, chính sách việc làm cho các đối tượng nói chung, trong đó có thanh niên, đề cập không nhiều đến việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn giải quyết việc làm, trong đó có nguồn Quỹ quốc gia về việc làm.

Một nghiên cứu khác, có nội dung hẹp hơn, đề cập đến Quỹ quốc gia về việc làm là khóa luận tốt nghiệp “Biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường hiệu quả

quản lý các dự án vay Quỹ quốc gia về việc làm” của tác giả Trần Thùy Linh

(2007). Tác giả đề cập đến dự án, quản lý các dự án vay từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm nói chung và kiến nghị các giải pháp chính như: cơ chế chính sách; quy trình thủ tục điều hành; tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý; tăng cường hỗ trợ các tổ chức, cá nhân vay vốn mà chưa đề cập đến đối tượng cụ thể.

Cũng liên quan đến nguồn Quỹ quốc gia về việc làm và vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập cho thanh niên là bài viết “Việc làm cho thanh niên trong tiến

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đăng trên tạp chí Lao động và xã

hội năm 2006, trang 17 của tác giả Nguyễn Hoàng Hiệp. Trong bài viết này, tác giả đã nêu bật vai trò, tầm quan trọng của việc làm đối với thanh niên. Vấn đề cơ chế, chính sách, nguồn vốn để hỗ trợ, tạo việc làm cho thanh niên cần được các cấp, các ngành quan tâm. Tác giả cho rằng việc làm - thu nhập là mối quan tâm chính đáng của thanh niên. Tuy nhiên tác giả cũng chưa đề cập đến nguồn vốn cụ thể hỗ trợ thanh niên tạo việc làm.

Một bài viết khác có tựa đề “Đánh giá công tác cho vay Quỹ quốc gia về

việc làm” trên nguồn baolaocai.vn đề cập đến tình hình cho vay giải quyết việc

làm, nhu cầu vay vốn, nguồn vốn hạn hẹp, một số dự án sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích... từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm tại tỉnh Lào Cai. Bài viết mới chỉ đề cập chung đến vấn đề cho vay từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm, chưa đề cập đến đối tượng vay vốn cụ thể là TN.

Ở cách tiếp cận khác, báo cáo “Báo cáo nghiên cứu khoa học - Tổng kết chương trình giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh

Hải Dương giai đoạn 2007-2012” của tác giả Phạm Văn Thuấn (2012). Tác giả

đề cập nhiều đến việc giải quyết việc làm nói chung, các nguồn vốn vay giải quyết việc làm, trong đó có nguồn Quỹ quốc gia về việc làm tại tỉnh Hải Dương.

Điểm đáng lưu ý là tác giả có đưa ra một kiến nghị tăng cường bổ sung nguồn vốn và nâng mức cho vay vốn từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm cho phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh. Tuy nhiên báo cáo cũng chưa đề cập đến công tác quản lý, sử dụng vay cho đối tượng lao động là thanh niên.

Hầu hết các công trình nghiên cứu, luận văn, bài viết nêu trên đều đi sâu phân tích toàn diện về nguồn Quỹ quốc gia về việc làm và các nội dung liên quan đến nguồn Quỹ quốc gia về việc làm thông qua vấn đề giải quyết việc làm nói chung và thanh niên nói riêng. Các giải pháp, kiến nghị đưa ra khá thiết thực, phù hợp với thực tế, có thể áp dụng vào thực tế.

Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng liên quan và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên thông qua nguồn Quỹ quốc gia về việc làm. Coi trọng và đánh giá cao vai trò, vị trí của thanh niên, tiềm năng to lớn của lao động thanh niên và sự cần thiết giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp.

Tuy nhiên, chưa thấy công trình nào nghiên cứu quản lý sử dụng nguồn Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên tại một đơn vị cấp huyện và đề ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nguồn Quỹ quốc gia về việc làm tại huyện Kinh Môn. Chính vì vậy, luận văn tập trung phân tích, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và đề xuất các giải pháp, kiến nghị để “Quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện

Kinh Môn, tỉnh Hải Dương” đạt hiệu quả cao hơn trong bối cảnh hiện nay là rất

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hình 3.1. Bản đồ vị trí huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Nguồn: UBND huyện Kinh Môn (2017)

Kinh Môn là một huyện của tỉnh Hải Dương có diện tích: 163 km2, Dân số: 156.886 người, Đơn vị hành chính: 22 xã và 3 thị trấn (thị trấn Kinh Môn, Minh Tân, Phú Thứ). Huyện giáp với Hải Phòng và Quảng Ninh, một huyện tương đối đặc biệt so với các huyện khác của tỉnh. Một dãy núi đất trong hệ thống núi vòng cung Đông Triều làm xương sống của cả huyện. Kinh Môn còn đặc biệt là có những núi đá xanh rải rác, sông bao bọc, cánh đồng rộng lớn. Kinh Môn là huyện bán sơn địa (UBND huyện Kinh Môn, 2017).ươ

Vị trí địa lý: Huyện Kinh Môn nằm ở phần lãnh thổ phía đông của tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía tây nam giáp huyện Kim Thành, phía tây bắc giáp huyện Nam Sách và Chí linh của Tỉnh Hải Dương. Huyện nằm kề bên 2 tuyến đường quốc lộ 5A và 18 là 2 tuyến giao thông quan trọng của quốc gia và vùng trọng điểm kinh tế phía bắc. Huyện được bao bọc và chia cắt bởi 4 song lớn: sông Kinh Môn, sông Kinh thầy, sông Đá Vách, sông Hàn Mấu (UBND huyện Kinh Môn, 2017).

Nhìn chung vị trí địa lý của huyện khá lý tưởng: cách Hà Nội khoảng 80 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, lại nằm kế bên 2 trung tâm kinh tế lớn là Quảng Ninh và Hải Phòng, giao thông thuỷ bộ tương đối thuận lợi nên có điều kiện giao lưu kinh tế với bên ngoài và đón nhận các cơ hội đầu tư.

+ Địa hình : Huyện có địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng, nhiều sông ngòi chia cắt nên nơi cao, nơi thấp. Hiện còn khoảng 300 ha đất canh tác ven đồi thuộc địa hình cao và 700 ha đất ruộng trũng thường bị ngập úng vào mùa mưa. Địa hình như vậy cho phép huyện phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá đa dạng, toàn diện.

+ Khí hậu - thuỷ văn: Hàng năm được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường mưa ít (chiếm 15% tổng lượng mưa trong năm), nhiệt độ thấp, nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình 13,8oC. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thường nhiệt độ cao (nhất tháng 7 nhiệt độ trung bình 32,4

oC), mưa nhiều chiếm 85% lượng mưa cả năm tập trung vào tháng 7, 8. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 - 1700mm, nhiệt độ trung bình cả năm 23,5 oC. Thuỷ văn nước lên xuống trong ngày, hàng năm từ tháng 7 đến tháng 9 có từ 2-3 lần xuất hiện lũ ở mức báo động cấp 3. Khí hậu - thuỷ văn đã tạo cho Kinh Môn có tập đoàn cây trồng phong phú cả cây nhiệt đới, ôn đới.

Các loại tài nguyên: Tài nguyên đất, Kinh Môn có diện tích tự nhiên 16.326,31 ha trong đó đất nông nghiệp 8900 ha (chiếm 55%) có 7300 ha đất trồng cây hàng năm còn lại là đất trồng cây ăn quả lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản, đất thuộc phù sa cổ của sông Thái Bình có độ PH từ 5,5 - 6,5 đồ phì thấp.

Nhìn chung vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên của Kinh Môn rất thuận lợi cho phát triển kinh tế toàn diện. Song do địa hình bị chia cắt bởi sông ngòi, đồi núi nên cần 1 lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để làm đường, làm cầu, trạm bơm tưới, tiêu (UBND huyện Kinh Môn, 2017).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội - Cơ sở hạ tầng. - Cơ sở hạ tầng.

Hệ thống thủy lợi, huyện đã xây mới hoặc cải tạo được 95 trạm bơm, 164 máy bơm. Kiên cố hoá được 87% mạng lưới kênh mương cấp xã. Cứng hoá hơn 150km đường ra đồng, nội đồng. Chủ động tưới tiêu cho 100% diện tích canh tác trong huyện.

trở lên. Trong đó, có những vùng nuôi, trồng cây con đặc sản đạt hiệu quả kinh tế rất cao như, vùng thâm canh cây hành, tỏi 3.500 ha, giá trị sản lượng đạt 180 triệu đồng/ha/vụ, vùng trồng sắn dây 350 ha, vùng lúa nếp cái hoa vàng 300 ha, và các vùng nuôi ba ba, đà điểu, cá chép giòn...

Về tiêu chí môi trường, bên cạnh việc thành lập được các tổ, đội chuyên thu gom rác thải ở 25 xã, thị trấn, huyện còn xây mới 62 bãi rác thải tập trung, trong đó có khu xử lý chất thải rắn 7,2 ha, cùng 1 lò đốt rác công nghệ Nhật Bản công suất 10m3/ngày. Đảm bảo hầu hết lượng rác thải trong ngày đều được thu gom xử lý kịp thời, đúng qui định.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, dịch vụ thương mại và chế biến nông sản đều có cam kết thực hiện tốt các qui định bảo vệ môi trường, dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các ngành chức năng. Các chỉ tiêu, tiêu chí khác đều đạt chuẩn tiêu chí quốc gia NTM.

- Phát triển kinh tế và Cơ cấu kinh tế:

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Kinh Môn từ 2015-2017

ĐVT: %

Cơ cấu kinh tế Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nông – Lâm –Thủy sản 20,4 17,6 12,2

Công nghiệp, xây dựng 70,3 74,5 79,0

Dịch vụ 7,3 7,9 8,8

Nguồn: UBND huyện Kinh Môn (2017)

Qua Bảng số liệu trên cho ta thấy, Cơ cấu kinh tế Huyện Kinh Môn tập trung chủ yếu vào Công nghiệp và xây dựng, tỷ trọng tăng từ 70,3% (2015); 74,5% (2016); 79,0% (2017). Lý do, hiện tại huyện Kinh Môn có nhiều mỏ đá, khai thác mỏ quặng và sản xuất xi măng (công ty xi măng Hoàng Thạch, xi măng Phúc Sơn và nhà máy nhiệt điện). Nông – Lâm – Thủy sản có xu hướng giảm: 20,4% (2015) 17,6% (2016); 12,2% (2017). Ngành dịch vụ có hướng tăng nhẹ. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Kinh Môn phát triển thành một huyện Công nghiệp mũi nhọn của Tỉnh Hải Dương. Giải quyết nhiều việc làm, nhân công lao động cho huyện và cho tỉnh Hải Dương.

+ Nông-Lâm-Thuỷ sản:

trung: Khu nam An phụ là gạo tẻ, hành tỏi, bò, khu Tam lưu gạo nếp hoa vàng, cá tôm, rau, thịt lợn, khu Bắc An phụ gạo tẻ, gạo nếp, thịt gia cầm, bò, cây ăn quả, khu đảo rau, cây cảnh, thuỷ sản, dê ...

Đàn lợn xấp xỉ 8 vạn con, đàn bò gần 4.000 con, đàn gia cầm khoảng 80 vạn con, diện tích nuôi thuỷ sản 450 ha xu hướng nuôi lợn, gia cầm, thả cá, trồng cây ăn quả theo mô hình kinh tế trang trại ngày càng phát triển. Phong trào nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao phát triển nhanh như nuôi Ba Ba toàn huyện đã có 462 hộ nuôi. Diện tích cây ăn quả 1100 ha trong đó Cam 270 ha, Ổi 165 ha.

+ Công nghiệp, Xây dựng:

Tốc độ tăng trưởng nhanh với những sản phẩm chính xi măng, đá xây dựng, thép Hòa Phát, vôi, gạch nung, quặng silíc...

Hàng năm huyện đầu tư hơn 100 tỷ đồng vào lĩnh vực xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tỉnh cấp, huyện tiết kiệm chuẩn bị thường xuyên chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng, ngân sách các xã và nguồn chủ yếu do dân đóng góp tập trung vào kiên cố cao tầng trường học các cấp, đường giao thông, kênh mương, trạm xá, đường điện ... kết quả đã kiên cố, cao tầng được 44,04% phòng học mầm non, 94,93 phòng học tiểu học, 94,87% phòng học trung học cơ sở, 100% phòng học trung học phổ thông, xây dựng xong đường điện hạ thế tới tất cả các cụm dân cư trên địa bàn, bê tông hoá, nhựa hoá được 24,8 km, trên 60km bê tông hoá đường giao thông, 7 xã bê tông hoá các trục chính liên thôn (Hiệp Sơn, Minh Tân, Phú Thứ, Phạm Mệnh, Thất Hùng, Hiến Thành, An Phụ) 50 km kênh mương, trong đó 42 km kênh cấp 3.

+ Các ngành dịch vụ:

Ngành dịch vụ năm 2015 tăng trưởng 11,7% đạt giá trị 194.513 triệu đồng (giá cố định 127.204 triệu đồng). năm 2016 ước tăng 12,2% đạt giá trị 222.000 triệu đồng (giá cố định 142.720 triệu đồng), trong đó : các dịch vụ bưu điện hỏa tốc độ phát triển nhanh nhất với 21 bưu cục và điểm văn hoá xã, số báo phát hành hàng ngày dứng thứ 2 toàn tỉnh. Toàn huyện có hơn 400 phương tiện vận tải thuỷ và hơn 7000 phương tiện vận tải bộ ..., các hoạt động tài chính, ngân hàng bảo đảm đúng chế độ chính sách của nhà nước.

- Văn hóa, giáo dục:

Cơ sở vật chất: 44,04% phòng học mầm non được xây dựng kiên cố, 94,93% phòng học tiểu học, 94,87% phòng học trung học cơ sở, 100% phòng

Chất lượng giáo viên 48,8% giáo viên mầm non, 90,8% giáo viên tiểu học, 94,14% giáo viên trung học cơ sở và 100% giáo viên trung học phổ thông đạt chuẩn. Chất lượng giáo dục mọi mặt ngày càng được nâng cao tỷ lệ học sinh cuối cấp tốt nghiệp đạt từ 98 - 100%, toàn huyện đã phổ cập song trung học cơ sở

Lĩnh vực văn hóa – xã hội có chuyển biến tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định, công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường.

Là địa phương có xen kẽ đồi núi miền núi, nhưng Kinh Môn đã khắc phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 46)