Điều kiện và các quy định của Quỹ Quốc gia về việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 85 - 89)

- Đối tượng hưởng thụ nguồn vốn: bao gồm các đoàn viên, hội viên, thanh niên (hoặc độ tuổi từ đủ 18 đến 30 tuổi) là chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ hộ gia đình trẻ kinh doanh cá thể hoặc kinh tế hộ gia đình thường trú tại tỉnh Hải Dương. Ưu tiên cho vay đối với các đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia sinh hoạt đoàn thanh niên và Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tại nơi cư trú hoặc nơi triển khai dự án sản xuất kinh doanh.

2 đối tượng cụ thể như sau:

Thứ nhất: Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh phải có hộ khẩu thường trú tại Hải Dương, có dự án vay vốn khả thi, ngành nghề sản xuất kinh doanh phù hợp (Ví dụ: chăn nuôi, trồng trọt theo mô hình trang trại, sản xuất kinh doanh đồ gỗ, may công nghiệp...), tạo được việc làm mới, thu hút thanh niên làm việc ổn định. Dự án phải có xác nhận của chính quyền địa phương và huyện đoàn nơi thực hiện dự án. Cơ sở sản xuất kinh doanh phải có tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định pháp luật.

Thứ hai: Đối với hộ gia đình trẻ phải đang cư trú hợp pháp tại địa phương nơi vay vốn để thực hiện dự án. Hộ gia đình phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 việc làm mới. Dự án được lập phải nêu rõ tên dự án, địa điểm hoạt động, ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Sau khi lập dự án phải được chính quyền địa phương và huyện đoàn nơi thực hiện dự án xác nhận.

- Mức vốn, thời hạn và lãi suất vay:

+ Mức vốn: hiện nay Tỉnh đoàn Hải Dương đang áp dụng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh mức vay tối đa không quá 90 triệu đồng/ dự án (thường cho vay mức 80 triệu đồng/ dự án, không quá 20 triệu đồng/ 01 lao động được tạo việc làm mới). Còn đối với các hộ gia đình mức vay tối đa không quá 50 triệu/hộ gia đình.

+ Thời hạn vay: Các dự án hiện nay Tỉnh đoàn Hải Dương áp dụng thời hạn cho vay là 24 tháng. Vì các dự án vay thường là các dự án sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến gỗ; hoặc nuôi thủy, hải sản, con đặc sản, cây hoa màu... có thời gian sinh trưởng trên 12 tháng.

+ Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay áp dụng đối với các dự án hiện nay ở mức là 0,65%/ tháng (chưa xét duyệt cho dự án vay nào thuộc hộ nghèo ở vùng III).

Chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến quản lý sử dụng nguồn vốn vay, cụ thể là một số văn bản hiện hành như:

+ Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 28/10/2010 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án “Quy hoạch phát triển lao động nông thôn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020”;

+ Nghị quyết số 120-HĐBT về chủ trương, phương thức và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới do Hội đồng Bộ trưởng ban hành.

+ Quyết định 1103-TC/HCSN năm 1996 điều chỉnh lãi suất cho vay từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm theo các dự án nhỏ do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.

+ Quyết định 950-TC/HCSN năm 1996 về việc phân phối và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm theo các dự án nhỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

+ Thông tư liên tịch 12/TTLB năm 1994 hướng dẫn thu hồi và sử dụng vốn vay đến hạn trả của Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính ban hành.

+ Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

+ Thông tư 45/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làmdo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

+ Thông tư 54/2016/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

+ Nghị định 61/2015/NĐ-CP ra ngày 9/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11/11/2015 của Bộ LĐTBXH.

Tuy nhiên, Thanh niên không có khả năng làm mọi việc mình mong muốn với số vốn vay. Họ có quyền tự chủ khá lớn trên mảnh đất và tư liệu sản xuất của họ, tuy nhiên khi sử dụng vốn vay vẫn phải phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với Đề án ban đầu, mặc dù có thể Dự án đấy không còn phù hợp với hiện tại.

Hộp 4.3. Đánh của thanh niên với mức được vay vốn từ Quỹ quốc gia

...Hiện nay mức vay của nhà nước là rất thấp, chính sách nhiều năm không thay đổi. Ví dụ như 10 năm trước, mỗi hộ được vay tối đa là 50 triệu, như vậy ngày đấy 50 triệu là số vốn lớn, có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Đến nay, năm 2018, mức vay vẫn chưa được nâng lên. Ngày xưa tôi vay 50 triệu đào được cái ao thả cá và làm trang trại gà. Còn chú em tôi bây giờ vay 50 triệu thì chẳng làm được cái gì, cần phải thay đổi cơ chế và chính sách...

Anh Hoàng Văn Quyết, thanh niên đã được vay vốn, xã Lạc Long, ngày 23 tháng 3 năm 2018.

Thanh niên huyện Kinh Môn trong những năm gần đây cũng muốn bắt nhịp với xu thế của thị trường, muốn thay đổi hình thức sản xuất kinh doanh, tuy nhiên lại vấp phải những điều khoản, vướng mắc trong hợp đồng trong dự án. Thanh niên không có khả năng làm mọi việc mình mong muốn với số vốn vay. Họ có quyền tự chủ khá lớn trên mảnh đất và tư liệu sản xuất của họ, tuy nhiên khi sử dụng vốn vay vẫn phải phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với Đề án ban đầu, mặc dù có thể Dự án đấy không còn phù hợp với hiện tại. Thanh niên huyện Kinh Môn trong những năm gần đây cũng muốn bắt nhịp với xu thế của thị trường, muốn thay đổi hình thức sản xuất kinh doanh, tuy nhiên lại vấp phải những điều khoản, vướng mắc trong hợp đồng trong dự án.

Theo điều tra khảo sát, số lượng đối tượng vay vốn có nhu cầu vay vốn từ 200 triệu – 300 triệu/1 hộ. Nhưng thực tế hiện tại theo phân bổ cũng như quy định thì hộ cá thể chỉ được phép vay tối đa là 50 triệu/1 hộ. Với các hộ sản xuất kinh doanh thì mức tối đa mới là 500 triệu/1 hộ. Các doanh nghiệp và HTX trên một tỷ phải có sự giám sát và đồng ý của Trung ương Đoàn, mà khâu giải ngân thì rất chậm nên điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân bổ và sử dụng vốn, các cá nhân lại phải bổ sung thêm nguồn lực từ những ngân hàng khác hay phải vay mượn từ những nơi khác nữa.

Cũng qua quá trình khảo sát các đối tượng đã vay vốn và các đối tượng đang có nhu cầu vay vốn. Thì mục đích sử dụng nguồn vốn lại chia ra nhiều mục đích sử dụng khác nhau, nên hướng của huyện đoàn Kinh Môn và NHCSXH huyện cũng rất khó khăn trong việc hướng dẫn cũng như hộ trợ cho các đối tượng vay vốn.

Bảng 4.5. Mục đích sử dụng Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Kinh Môn giai đoạn 2016-2018

ĐVT: %

Mục đích Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Mua nguyên vật liệu 36 40 45

Bổ sung vốn lưu động 22 14 8

Mua máy móc, trang thiết bị 18 21 26

Đầu tư nhà xưởng, mở rộng SXKD 10 15 14

Hỗ trợ nâng cao đào tạo, trình độ 12 8 6

Mục đích khác 2 2 1

Qua bảng số liệu 4.5 ta thấy qua 3 năm sử dụng vốn từ năm 2016-2018, các đối tượng vay vốn sử dụng vào mục đích mua nguyên vật liệu, mua con giống, vật nuôi là chính, cụ thể năm 2016 là 36%; năm 2017 là 40%; năm 2018 là 45%. Mục đích tiếp theo là sử dụng vốn để mua máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cụ thể là: năm 2016 là 18%; năm 2017 là 21%; năm 2018 là 26%. Năm 2016 mục đích sử dụng vốn trong bổ sung vốn lưu động là 22%. Nguyên nhân là năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội đoàn huyện Kinh Môn, các đối tượng phải báo cáo tổng hợp dư nợ và đáo hạn ngân hàng để báo cáo trình đại hội Đoàn huyện Kinh Môn nhiệm kỳ 2017-2022. Hiện tại huyện đoàn và NHCSXH huyện mới chỉ có chính sách trong công tác hỗ trợ nâng cao trình độ và hỗ trợ đào tạo nghề, vì vậy rất khó khăn trong công tác hỗ trợ mua sắm trang thiết bị và mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Đối tượng vay vốn chủ yếu tự tìm hiểu và mua nên không tránh khỏi mua phải những sản phẩm không đạt chất lượng, trong khi giá thành lại cao, dẫn đến hao hụt nguồn vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 85 - 89)