Nguồn nhân lực trong quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 89 - 91)

Hiện tại Huyện Kinh Môn thành lập được 25 Tổ TK&VV và tổ trưởng được biên chế là 25 đồng chí Bí thư Đoàn xã, kiêm nhiệm làm Tổ trưởng Tổ TK&VV. Tuy nhiên về cơ bản là chưa được đào tạo bàn bản, chính quy, đa số là kiêm nhiệm, không đúng chuyên ngành về Tài chính – Ngân hàng - Kế toán nên công tác thống kê, quản lí sổ sách còn yếu. Khâu thẩm định dự án còn lúng túng, không đánh giá được hết mặt được và rủi ro cho nên dẫn đến tình trạng nợ xấu.

Bảng 4.6. Trình độ chuyên môn của Tổ trưởng Tổ TK&VV huyện Kinh Môn

Tiêu chí

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Trên đại học 0 0 1 4 3 12 Đại học 5 20 8 32 12 48 Cao đẳng 13 52 12 48 8 32 Trung cấp 7 28 4 16 2 8 Không có trình độ 0 0 0 0 0 0 Tổng số 25 100 25 100 25 100

Nhìn vào bảng trình độ chuyên môn của Tổ trưởng tổ TK&VV 3 năm 2016, năm 2017, năm 2018 ta thấy đa số các đồng chí Tổ trưởng được đào tạo có trình độ cao đẳng và trung cấp, cụ thể: Năm 2016 số lượng cán bộ có trình độ trung cấp và cao đẳng lần lượt là 28%, 52%; Năm 2017 số lượng cán bộ có trình độ trung cấp và cao đẳng lần lượt là 16%, 48%; Năm 2018 số lượng cán bộ có trình độ trung cấp và cao đẳng lần lượt là 8%, 32%; Ta thấy năm 2018 số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn nâng cao rõ rệt, trình độ trung cấp và cao đẳng giảm đi nhưng trình độ đại học và trên đại học được nâng lên đáng kể, cụ thể: trình độ Đại học là 48%, trên đại học là 12%.

Hộp 4.4. Đánh giá về trình độ chuyên môn của đối tượng trực tiếp quản lý nguồn vốn

...Trong những năm qua trình độ nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý nguồn vốn (đặc biệt là tổ trưởng Tổ TK&VV) đã được nâng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Các đồng chí cán bộ có đi học nâng cao trình độ nhưng chủ yếu lại học về các ngành như Quản lý văn hóa, giáo dục, xã hội...số còn lại rất ít học về Tài chính - ngân hàng. Ngay đến cán bộ cấp huyện là huyện đoàn Kinh Môn cũng không có ai có nghiệp vụ vê Ngân hàng nên khâu quản lý sổ sách, tính toán thu lãi hoặc thẩm định dự án còn nhiều lúng túng.

Ngân hàng CSXH huyện chỉ giao cho một cán bộ theo dõi, tổng hợp Báo cáo của 25 xã, thị trấn trong toàn huyện nên nhiều khi cũng không thể sâu sát tới cơ sở được. Việc tập huấn cho cán bộ cấp xã thì thời gian không nhiều nên chỉ tập huấn được những cái đơn giản nhất, cầm tay chỉ việc nên hiệu quả công việc chưa cao nên dẫn đến tình trạng thất thoát Quỹ là không thể tránh khỏi...

Anh Nguyễn Tùng Lâm, cán bộ NHXSXH huyện Kinh Môn, ngày 25 tháng 3 năm 2018

Theo kết quả điều tra thì trình độ chuyên ngành Tài chính – Kế toán - Ngân hàng chiếm tỷ lệ rất thấp, năm 2016 là 28%, 2017 là 40%, 2018 là 44% còn số còn lại chủ yếu học chuyên ngành Văn hóa-Xã hội. Qua số liệu trên cho ta thấy rằng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Đoàn cơ sở được đào tạo về tài chính kế toán chưa cao. Tuy nhiên ta cũng thấy rằng trình độ của đội ngũ Bí thư đoàn cũng được nâng nên, do nhóm từ trung cấp tiếp tục học nâng lên và số lượng cán bộ đoàn học ngành Tài chính - Kế toán – Ngân hàng cũng được nâng lên đáng kể.

Bảng 4.7. Trình độ nghiệp vụ Công tác quản lý sử dụng Quỹ Quốc gia về việc làm giai đoạn 2016-2018

ĐVT: gười

Năm Chứng chỉ (chiếc)

Chưa đào tạo (người) Tổng số (người) Năm 2016 25 0 25 Năm 2017 25 0 25 Năm 2018 25 0 25

Nguồn: Huyện đoàn Kinh Môn (2015-2018)

Ở cấp huyện, cán bộ huyện đoàn Kinh Môn và NHCSXH huyện thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngăn hạn để cấp chứng chỉ nghiệp vụ TK&VV cho tổ vay vốn để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn trong công tác quản lý sử dụng nguồn vốn.

Mặc dù công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ luôn được chú trọng, thường xuyên được quan tâm chỉ đạo và kiểm tra giám sát. Tuy nhiên, ở một số Tổ trưởng tổ vay vốn chưa quan tâm phối hợp với NHCSXH như: Cán bộ hội không kiểm tra Bảng kê của tổ trưởng, không hướng dẫn hộ vay hoàn thiện hồ sơ trước khi giao dịch với NHCSXH, không tham gia giao ban. Còn tình trạng một số tổ TK&VV không tham gia giao dịch đúng lịch tại điểm giao dịch xã, tổ trưởng vắng mặt không cử tổ phó giao dịch thay.

- Một số tổ phó và cán bộ hội cấp xã còn chưa nắm được quy trình nghiệp vụ ủy thác, chưa nắm được dư nợ và những vần đề tồn tại ở đơn vị mình quản lý.

Mặc dù với lực lượng mỏng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu. Nhưng với kết quả từ công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Tổ trưởng Tổ TK&VV đã có tác động không nhỏ đến khâu quản lý sử dụng vốn vay. Với chất lượng đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị góp phần nâng cao chất lượng, nâng cao nhận thức trong quá trình quản lý sử dụng Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm cho thanh niên tại địa phương. Đây cũng là một lí do giảm tình trạng thất thoát vốn trong quá trình cho vay. Nhưng trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác đào tạo hơn nữa tới Đội ngũ Tổ phó và trực tiếp là đối tượng vay vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 89 - 91)