Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 59 - 60)

3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin

Số liệu thứ cấp: Tổng hợp những chỉ tiêu cần thiết cho đề tài để có thế sử dụng một cách hợp lý nhất những thông tin đã thu thập để phục vụ mục tiêu của đề tài.

Số liệu sơ cấp: Tổng hợp thôn tin từ phiếu điều tra và phần mềm chuyên dụng Excel để dễ dàng tổng hợp đưa ra những tiêu chí cần thiết phù hợp với nội dung của đề tài.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích phân tích các giá trị trung bình và giá trị thông kê qua thời gian và không gian, nhằm so sánh mức độ các hiện tượng với nhau.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Nhằm so sánh các hiện tượng qua phân tổ thống kê như theo thời gian, không gian về Quỹ, giải quyết việc làm cho từng địa phương, từng ngành, tỷ lệ thất nghiệp theo thời gian…So sánh các số liệu thu thập được qua 3 năm 2015- 2017. So sánh 3 điểm nghiên cứu: Bắc An Phụ, Nam An Phụ, 5 xã Khu đảo tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Sử dụng bộ công cụ SWOT (ma trận phân tích): Dựa vào bộ công cụ để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong vấn đề quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Nội dung Cơ hội – O Thách thức - T

Điểm mạnh - S

O-S

Tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh

T-S

Tận dụng điểm mạnh để giảm thiểu nguy cơ

Mặt yếu - W

O-W

Nắm bắt cơ hội để khắc phục mặt yếu

T-W

Giảm thiểu mặt yếu để ngăn chậm nguy cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 59 - 60)