Sự phối hợp của các bên có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 92 - 95)

Hiện nay việc phân phối vốn tại Huyện đoàn Kinh Môn cũng tuân theo trình tự từ Trung ương đến địa phương, qua rất nhiều khâu trung gian, nên khâu thẩm định và phê duyệt dự án rất mất thời gian. Chờ được giải ngân cũng mất từ 2-3 tháng. Làm chậm tiến độ của Dự án. Trong khi đó việc phối hợp sơ kết, tổng kết từng Quý, tháng, năm giữa Huyện đoàn Kinh Môn và Ngân hàng CSXH huyện lại không được thường xuyên, liên tục cho nên hiệu quả của công tác phối hợp còn chưa được cao.

Hộp 4.5. Đánh giá về việc phối hợp giữa huyện đoàn và NHCSXH huyện

...Mặc dù có sự chỉ đạo theo ngành dọc từ cấp trên và sự phối hợp khá nhịp nhàng với NHCSXH huyện, tuy nhiên do đặc thù công việc là công tác Đoàn khá bận rộn, với lực lượng con người mỏng nên sự phối hợp của hai bên nhiều lúc chưa được tốt. Bên huyện Đoàn không có ai có chuyên môn về lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng nên công tác quản lý vốn hay các khâu thẩm định, báo cáo dư nợ, thu lãi là giao cho bên NHCSXH huyện họ lo, còn bên huyện đoàn chủ trì phối hợp tập huấn, chuyển giao KHKT, thông tin báo cáo hằng tháng, quý, năm và quản lý đối tượng vay vốn.

Một phần nữa là cán bộ đoàn làm kiêm nhiệm không có phụ cấp nên anh em chưa được nhiệt tình, sâu sát...

Anh Vũ Văn Vinh, Bí thư Huyện đoàn Kinh Môn, ngày 25 tháng 3 năm 2018.

Từ kết quả điều tra, vấn đề cơ chế quản lý và sự phối hợp của các bên có liên quan vẫn còn nảy sinh một số vấn đề bất cập. Đánh giá của thanh niên về sự phối hợp của các bên liên quan theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.9. Đánh giá của thanh niên về sự phối hợp giữa các bên liên quan trong quản lý Quỹ quốc gia tại huyện Kinh Môn.

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Qua biểu đồ 4.9 và kết quả điều tra thanh niên đã được tiếp cận nguồn vốn, thanh niên đánh giá mức độ phối hợp của các bên có liên quan tập trung ở mức bình thường là 57(%).

Đó là quá trình phân phối, điều chuyển vốn thực hiện qua nhiều kênh, thời gian thẩm định, phê duyệt dự án xin vay vốn dài và trình qua nhiều đơn vị phê duyệt. Chính phủ chuyển vốn, rót ngân sách cho các cơ quan trung ương gồm Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh Đoàn thanh niên Cộng

sản Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc, Tổng Liên đoàn Lao động, Hội người Mù, Hội đồng Liên minh Hợp tác xã (gọi chung là Hội). Nguồn vốn được phân phối cho từng tổ chức ở trung ương, sau đó từ cấp Trung ương phân phối cho tổ chức Hội cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Các dự án được lập từ cơ sở chuyển về Trung ương hội phê duyệt sau đó mới chuyển về cơ sở; giao Ngân hàng Chính sách giải ngân theo địa chỉ dự án đã phê duyệt.

Sơ đồ 4.3. Quy trình giải quyết thủ tục giải ngân Quỹ quốc gia về việc làm cho thanh niên huyện Kinh Môn

Nguồn: Huyện đoàn Kinh Môn (2017)

Qua sơ đồ ta thấy, ban đầu đối tượng vay vốn có nhu cầu vay vốn trình dự án cho Tổ vay vốn, Tổ TK&VV trình cấp xã, cấp xã trình cấp huyện (Huyện

Tổ TK&VV

Ngân hàng CSXH huyện Kinh Môn Tỉnh đoàn

Huyện đoàn

Đối tượng vay vốn Trung ương đoàn

UBND cấp xã

Đoàn, Ngân hàng CSXH huyện), cấp huyện trình cấp tỉnh (các cơ quan cấp tỉnh), Cấp tỉnh trình Trung ương, sau đó mới phê duyệt từ Trung ương đến cơ sở.

Các khâu thủ tục rườm rà và qua nhiều kênh khiến cho việc thẩm định Dự án và khả năng vay vốn của Thanh niên bị hạn chế, thời gian đợi vốn quá lâu khiến nhiều chi phí phát sinh hoặc không chủ động được nguồn vốn khi mua nguyên vật liệu đầu vào, cùng loại sản phẩm nhưng phải mua với chất lượng thấp hơn hoặc mua với giá cao hơn so với thời điểm giá khi trình dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 92 - 95)