Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
4.2.7.1. Ưu điểm
Trong quá trình quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương có ưu điểm:
Hộp 4.1. Đánh giá ưu điểm của huyện đoàn Kinh Môn trong Quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên
...Huyện đoàn Kinh môn đã xây dựng bộ máy tổ chức quản lý, sử dụng Quỹ, bộ máy được hình thành đảm bảo đúng về cơ cấu và số lượng, các thành viên trong bộ máy có kinh nghiệm, có quyền hạn. Cơ cấu hoạt động theo ngành dọc từ cấp Trung ương đến cơ sở, có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Đoàn thanh niên và Ngân hàng CSXH. Hơn thế, các thành viên của bộ máy huyện đoàn là cán bộ trẻ tuổi, năng động, nhiệt tình. Đây là các nhân tố đảm bảo cho việc tổ chức thực thi chính sách thành công.
Trong quá trình lập các kế hoạch triển khai, ban hành văn bản hướng dẫn theo cấp tỉnh huyện đoàn đã căn cứ vào các văn bản triển khai của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương, của Trung ương Đoàn, Tỉnh đoàn... Huyện đã chủ động lập chương trình, kế hoạch triển khai, văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý, sử dụng theo hệ thống đoàn. Các văn bản được lưu giữ cẩn thận và triển khai có hiệu quả...
Chị Nguyễn Thị Trang, Trưởng ban phụ trách Quỹ quốc gia tại Tỉnh đoàn Hải Dương, ngày 14 tháng 3 năm 2018.
Các hệ thống văn bản được triển khai có hiệu quả như:
+ Nghị quyết số 120-HĐBT về chủ trương, phương thức và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới do Hội đồng Bộ trưởng ban hành.
+ Thông tư 1360-TC/KBNN năm 1992 về thể lệ cho vay bằng nguồn vốn từ Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm do Bộ Tài chính ban hành
+ Quyết định 1103-TC/HCSN năm 1996 điều chỉnh lãi suất cho vay từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm theo các dự án nhỏ do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.
+ Quyết định 950-TC/HCSN năm 1996 về việc phân phối và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm theo các dự án nhỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
+ Thông tư liên tịch 12/TTLB năm 1994 hướng dẫn thu hồi và sử dụng vốn vay đến hạn trả của Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính ban hành.
+ Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
+ Thông tư 45/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làmdo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
+ Thông tư 54/2016/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
- Truyền thông và tư vấn: Công tác truyền thông là điểm mạnh của tổ chức đoàn thanh niên so với các tổ chức chính trị - xã hội khác, vì vậy công tác truyền thông luôn được Tỉnh đoàn, Huyện đoàn quan tâm triển khai đến đoàn viên, thanh niên trong huyện như: phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Tỉnh tổ chức truyền thông trên hệ thống truyền hình tỉnh Hải Dương, Báo Hải Dương, hệ thống phát thanh cơ sở tại huyện Kinh Môn. Hằng năm, Huyện đoàn Kinh Môn biên soạn tờ thông tin thanh niên phát hành trong cấp bộ đoàn để thông tin nhanh những vấn đề mà thanh niên quan tâm, tính từ năm 2013-2018 huyện đoàn Kinh Môn đã in và phát hành trên 10.000 tờ rơi, áp phích tuyên truyền về việc hướng dẫn và cách đăng kí sử dụng Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm.
Huyện đoàn Kinh Môn còn chỉ đạo các cơ sở đoàn tuyên truyền về Quỹ quốc gia về việc làm trong các buổi sinh hoạt chi đoàn. Mỗi năm huyện đoàn Kinh Môn đã phát được 250 bản tin tuyên truyền về Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm. Ngoài ra, Huyện đoàn Kinh Môn còn có bộ phận trực để luôn giải đáp những thắc mắc và tư vấn cho các đối tượng thanh niên có nhu cầu vay vốn từ
nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm.
- Triển khai các kế hoạch: điểm mạnh của Huyện đoàn trong triển khai kế hoạch là tổ chức hiệu quả hội nghị quán triệt, tuyên truyền trong các cuộc họp Ban Chấp hành và sinh hoạt chi đoàn.
- Hệ thống thông tin phản hồi: có thể thấy hoạt động phản hồi của hệ thống thông tin báo cáo của đoàn thanh niên được cập nhật thường xuyên 1 tháng/1lần đã góp phần cung cấp đầy đủ thông tin về nội dung và quá trình quản lí sử dụng nguồn vốn. Ngoài ra, hệ thống truyền thông của Tỉnh, huyện như: Báo Hải Dương, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh Hải Dương, Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Đài phát thanh huyện…cũng là một kênh cung cấp thông tin khách quan tình hình tổ chức thực hiện sử dụng dải ngân ngồn vốn, các hoạt động mô hình sáng tạo, cách làm hay của thanh niên rất hiệu quả.
4.2.7.1. Hạn chế
- Về chuẩn bị triển khai nguồn vốn:
+ Bộ máy tổ chức: tuy bộ máy tổ chức tại tỉnh Hải Dương và huyện Kinh Môn có lợi thế là trẻ, năng động, nhiệt tình nhưng chủ yếu các thành viên đều là kiêm nhiệm, trình độ, chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của tổ chức quản lý sử dụng Quỹ. Hơn thế, do đặc trưng của đoàn thanh niên nguồn cán bộ không ổn định, thường xuyên luân chuyển. Từ năm 2013 đến năm 2017, đã có lần lượt 3 Bí thư Tỉnh đoàn, 3 Bí thư Huyện đoàn luân chuyển và được kiện toàn bổ sung nghĩa là bộ máy tổ chức thực thi chính sách thay đổi 3 Phó ban thường trực điều hành trong vòng 5 năm, các thành viên trong bộ phận giúp việc cũng thường xuyên được điều động, luân chuyển. Khiến việc quản lý sử dụng Quỹ bị gián đoạn. Nhiều người vừa tích lũy vốn kinh nghiệm về quản lý nguồn Quỹ thì đã phải luân chuyển, trong khi đó người khác thay thế thì lại chưa đủ kinh nghiệm cần một khoảng thời gian để thích ứng được với công việc. Vì vậy khó khăn cho quá trình quản lý sử dụng Quỹ.
+ Lập kế hoạch triển khai: chưa có kế hoạch phân công cụ thể cho từng thành viên của bộ máy tổ chức quản lý sử dụng Quỹ. Các kế hoạch triển khai chưa dự trù chi tiết kinh phí thực hiện. Vì vậy thường thiếu kinh phí gây khó khăn cho giai đoạn triển khai kế hoạch.
Ban hành các văn bản hướng dẫn chưa chi tiết, cụ thể về nội dung gây khó khăn cho việc triển khai chính sách ở cấp dưới. Thiếu các hướng dẫn về công tác
truyền thông và vận hành Quỹ quốc gia về việc làm.
Hộp 4.2. Đánh giá của Thanh niên khi nghiên cứu văn bản liên quan tới Quỹ quốc gia
...Các văn bản hướng dẫn khó hiểu quá, chữ in bé, xong lại nhiều mục chưa cụ thể, khoa học, nhiều ngôn từ mang tính hàn lâm khiến cho người đọc cảm thấy khó chịu khi nghiên cứu. Các văn bản chưa cụ thể hóa, trích dẫn các văn bản như Quyết Định, Thông tư, Hướng dẫn cứ gắn với nhau, muốn tìm hiểu kỹ hơn thì lại phải tìm văn bản trước đó mất rất nhiều thời gian...
Anh Đoàn Ngọc Hùng, thanh niên tại xã Thất Hùng, ngày 23 tháng 3 năm 2018
+ Tập huấn triển khai quản lý sử dụng Quỹ mới chỉ tiến hành đối với cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách. Tuy nhiên thời gian tập huấn ngắn, thường trong ½ ngày, lại lồng ghép nhiều nội dung vì vậy mà chất lượng tập huấn chưa cao.
- Về chỉ đạo thực hiện:
+ Truyền thông và tư vấn quản lý sử dụng Quỹ mới chỉ đạt về mặt số lượng, còn về chất lượng thì vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, nhiều thanh niên vẫn chưa hiểu đúng, đủ về chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm, đặc biệt là những hỗ trợ ưu đãi và các thủ tục vay để được hưởng thụ những ưu đãi đó. Về tư vấn chính sách, Tỉnh đoàn mới chỉ đạo ban Thanh niên nông thôn, công nhân và đô thị Tỉnh đoàn kiêm thêm nhiệm vụ về tư vấn chính sách, Huyện đoàn số lượng cán bộ ít 05 đồng chí, chưa phân công cán bộ chuyên trách, phân định trách nhiệm rõ ràng, dẫn đến việc tư vấn, giải đáp thắc mắc chưa kịp thời.
+ Triển khai các kế hoạch chưa đảm bảo về mặt thời gian so với sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương. Hình thức triển khai chưa được đổi mới và vẫn còn hiện tượng “đầu voi, đuôi chuột”, giai đoạn đầu tập trung triển khai sau đó là không được quan tâm đẩy mạnh. Thiếu kinh phí triển khai.
+ Vận hành nguồn ngân sách: đối với nguồn kinh phí để tổ chức các lớp tập huấn, phát tờ rơi tuyên truyền còn hạn chế vì chủ yếu dựa vào phân bổ ngân sách của Tỉnh ủy Hải Dương, UBND Tỉnh. Nguồn kinh phí Quỹ quốc gia chưa được Tỉnh đoàn Hải Dương, Huyện đoàn Kinh Môn vận dụng hiệu quả nên số lượng
quốc gia được phân bổ.
+ Phối hợp với các cơ quan ban ngành: sự phối hợp với các ban, ngành liên quan để đảm bảo vai trò của các cơ quan nhà nước đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của chính quyền địa phương trong việc tổ chức quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, Tỉnh. Tuy nhiên, sự phối hợp với Sở, Ban, Ngành trong tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh về ngân sách triển khai chính sách; với Sở Lao động- Thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương về tổ chức tập huấn cho các đối tượng của chính sách, với Ngân hàng CSXH tỉnh về dải ngân và thu hồi vốn còn hạn chế. Hiện nay, Tỉnh đoàn, Huyện đoàn chưa tham mưu phối hợp được với các tổ chức chính trị - xã hội trong Tỉnh, Huyện về truyền thông và tập huấn cho các đối tượng thụ hưởng Quỹ quốc gia về việc làm.
+ Đàm phán, giải quyết xung đột: các xung đột hiện nay chủ yếu là đã xảy ra, Tỉnh đoàn, Huyện đoàn mới có biện pháp khắc phục nhưng chưa có các giải pháp ngăn ngừa xung đột.
- Về kiểm soát quản lý sử dụng Quỹ:
+ Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi: tuy hệ thống thông tin phản hồi được Tỉnh đoàn, Huyện đoàn xây dựng với nhiều kênh thông tin khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là trong nội bộ của tổ chức đoàn thanh niên chưa mang tính chất chủ quan, không đủ độ tin cậy để đánh giá quá trình tổ chức quản lý sử dụng Quỹ.
+ Giám sát, đánh giá việc thực hiện: công tác giám sát chưa được thực hiện thường xuyên, mang tính chủ quan vì vậy rất khó để đánh giá việc thực hiện. Việc đánh giá, tổng kết, khen thường chủ yếu trong nội bộ hệ thống đoàn thanh niên nên vẫn còn hiện tượng nể nang, cơ chế xin – cho. Với việc đánh giá việc thực hiện thì mới chỉ đánh giá tương đối được hiệu lực của chính sách; các nội dung đánh giá tính phù hợp, tính công bằng, tính bền vững của khâu quản lý sử dụng Quỹ mới chỉ thực hiện mang tính chất ước lượng mà chưa có các tiêu chí đánh giá cụ thể.
+ Điều chỉnh: Tỉnh đoàn, Huyện đoàn Kinh Môn chưa đưa ra hướng điều chỉnh đối với từng nội dung của chính sách đặc biệt là khâu quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm mà mới chỉ đề xuất chung chung về nội dung. Chưa điều chỉnh cụ thể từng nội dung trong tổ chức việc quản lý sử dụng nên chưa thực sự phát huy được hiệu quả cao nhất của chính sách.
+ Đề xuất đổi mới: Tỉnh đoàn mới chỉ đổi mới về hạn mức vốn vay và lãi suất vay với Trung ương Đoàn và chưa có những đề xuất cụ thể đổi mới đối với các nội dung nên huyện Kinh Môn cũng đang theo dõi kết quả đề xuất của Tỉnh đoàn Hải Dương.
* Nguyên nhân của những hạn chế
- Hiện tại các cán bộ đoàn chuyên trách phụ trách vốn vay trong hệ thống đoàn thanh niên bị giới hạn độ tuổi theo Quy định số 289 QĐ/TW ngày 08/02/2010 về việc ban hành quy chế cán bộ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, trong đó có quy định chi tiết độ tuổi được đảm nhận công tác đoàn. Đây là khó khăn lớn với Tỉnh đoàn Hải Dương do tốc độ luân chuyển, trẻ hóa cán bộ đoàn nhanh.
- Các văn bản chủ yếu được giao cho bộ phận giúp việc tham mưu mà chưa có sự phối hợp giữa các thành viên trong bộ máy tổ chức quản lý, sử dụng Quỹ trong giai đoạn lập kế hoạch triển khai và hướng dẫn thực hiện.
- Nguồn kinh phí được Tỉnh ủy Hải Dương, UBND Tỉnh, Huyện phê duyệt cho việc tổ chức tập huấn các cán bộ quản lý, sử dụng Quỹ còn hạn chế, Tỉnh đoàn, Huyện đoàn phải vận dụng tổ chức lồng ghép với các lớp tập huấn nghiệp vụ khác của đoàn nên công tác tập huấn vẫn chưa đạt hiệu quả như kế hoạch đề ra.
- Phương thức truyền thông và tư vấn quản lý, sử dụng Quỹ tuy đã đa dạng nhưng nội dung chưa đầy đủ, hình thức chậm đổi mới nên chưa thu hút được sự theo dõi, tìm hiểu của thanh niên. Thời gian phát thanh trong hệ thống phát thanh cơ sở chưa hợp lý. Vì hệ thống phát thanh cơ sở hiện nay vẫn phụ thuộc vào hệ thống phát thanh chung của các xã, phường, thị trấn mà chưa có thời lượng dành cho các chương trình phát thanh thanh niên tại địa phương. Thông tin về chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm không được cập nhật thường xuyên trên wedsite của Tỉnh đoàn. Các bài viết trên website không mang tính thời sự. Huyện Kinh Môn mới có hình thức tư vấn trực tiếp, chưa có nhiều hình thực tư vấn khác và chưa thành lập được bộ phận chuyên trách về tư vấn quản lý, sử dụng Quỹ.
- Về vận hành Quỹ quốc gia về việc làm tại huyện Kinh Môn chưa hiệu quả là do Huyện đoàn Kinh Môn chủ yếu cho vay các hộ gia đình và không cho vay giải ngân đồng loạt. Khi các hộ gia đình đến thời gian thu hồi vốn thì lại chuyển sang ưu tiên cho vay các cơ sở sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn
không đủ để giải ngân. Việc chuyển nguồn vốn từ các dự án hết thời hạn sang các dự án mới còn chậm, tỷ lệ vốn tồn ngân ở mức cao. Với nguồn kinh phí hiện nay còn thấp, Huyện đoàn Kinh Môn chưa tích cực chủ động phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể liên quan để cùng thực hiện, chưa xã hội hóa được nguồn kinh phí.
- Việc phối hợp hoạt động giữa các ban ngành không chủ động và chưa thực hiện đúng các nhiệm vụ đã thống nhất với Huyện đoàn. Chủ yếu vẫn là Huyện đoàn – cơ quan thường trực phải thực hiện toàn bộ các nội dung nên hiệu quả của công tác phối hợp còn thấp. Huyện đoàn chưa thống nhất được cơ chế phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội là Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh huyện Kinh Môn...
- Các đợt kiểm tra giám sát chủ yếu là lồng ghép với kiểm tra các nội dung khác như kiểm tra hoạt động tháng thanh niên, kiểm tra hoạt động hè, kiểm tra