Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 83 - 85)

Căn cứ vào kế hoạch và hướng dẫn kiểm tra của Tỉnh đoàn và NHCSXH tỉnh. Huyện đoàn và phòng giao dịch huyện đã tổ chức kiểm tra toàn diện kết hợp kiểm tra chuyên đề và phúc tra tại 25 Tổ TK&VV. Các đoàn kiểm tra đã đối chiếu 70 món vay, số tiền 18.000 triệu; các phòng giao dịch thực hiện kiểm tra đối chiếu đột xuất tại 25 xã, phường, thị trấn, làm việc với 25 tổ TK&VV với 70 hộ vay, số tiền 18.000 triệu đồng (Nguồn Báo cáo định kỳ NHCS&XH huyện Kinh Môn).

Năm 2018 các TK&VV tiếp tục chú trọng triển khai thực hiện các nội dung trong kế hoạch đề ra nên hiệu quả của công tác ủy thác tiếp tục được củng cố và nâng cao. Các công đoạn trong văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác, ủy nhiệm được thực hiện tốt: Tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách đến hộ vay; Bình xét cho vay đúng đối tượng, chuyển tải đồng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng đồng thời giúp họ biết cách sử dụng vốn vay có hiệu quả, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc

sống, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội tại huyện Kinh Môn;

Các TK&VV phối hợp tốt với ngân hàng trong việc thực hiện trả lãi các dự án; Kết hợp có hiệu quả với ngân hàng đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn thu nợ quay vòng và nguồn vốn mới bổ sung; Tổ chức kiểm tra sử dụng vốn vay trong 30 ngày, kiểm tra định kỳ, đột xuất hộ vay cũng như hoạt động của tổ TK&VV. Huyện đoàn phối hợp với Ngân hàng thực hiện việc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn góp phần nâng cao chất lượng tín dụng; Phối hợp cùng NHCSXH tổ chức sắp xếp, lưu trữ lại hồ sơ sổ sách lưu tại cơ quan, tổ đầy đủ, đúng hướng dẫn của ngân hàng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, tồn tại làm ảnh hưởng đến công tác ủy thác:

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương trong 3 năm trở lại đây trung bình mới đạt 59%. Nguyên nhân do việc bổ sung nguồn vốn cho vay từ ngân sách còn hạn chế.

- Công tác giao dịch xã thường xuyên được quan tâm chỉ đạo và kiểm tra giám sát song ở một số nơi TK&VV chưa quan tâm phối hợp với NHCSXH như: Cán bộ hội không kiểm tra Bảng kê của tổ trưởng, không hướng dẫn, tổ TK&VV và hộ vay hoàn thiện hồ sơ trước khi giao dịch với NHCSXH, không tham gia giao ban. Còn tình trạng một số tổ TK&VV không tham gia giao dịch đúng lịch tại điểm giao dịch xã, tổ trưởng vắng mặt không cử tổ phó giao dịch thay.

- Một số tổ trưởng và cán bộ hội cấp xã còn chưa nắm được quy trình nghiệp vụ ủy thác, chưa nắm được dư nợ và những vần đề tồn tại ở đơn vị mình quản lý.

- Tình trạng hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích, vay hộ, vay chung, vay ké vẫn còn xảy ra. Cá biệt còn tình trạng tổ trưởng sử dụng vốn, điều vốn cho người khác vay, tổ trưởng thu nợ gốc của hộ vay.

- Gia tăng tình trạng hộ vay bỏ đi khỏi địa phương và không xác định được thông tin địa chỉ đòi hỏi tăng cường hơn nữa công tác bình xét cho vay, theo dõi, giám sát hộ vay của Ban quản lý tổ TK&VV và hội đoàn thể cấp xã.

- Nợ quá hạn tăng, nguyên nhân là do gia đình kinh tế khó khăn, một số trường hợp chây ỳ, thiếu ý thức trả nợ, một số trường hợp hộ vay bỏ đi khỏi địa phương nhưng không rõ địa chỉ, nhiều học sinh sinh viên ra trường chưa có việc làm hoặc có nhưng thu nhập thấp.

Theo kết quả điều tra từ các Tổ trưởng Tổ TK&VV và cán bộ Quản lý Quỹ cấp huyện và cấp tỉnh thì kết quả đánh giá công tác kiểm tra, giám sát được thể hiện theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.8. Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát quản lý Quỹ Quốc gia tại huyện Kinh Môn.

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Qua biểu đồ 4.8 ta thấy, mức đánh giá của Cán bộ quản lý Quỹ và các cá nhân được được vay vốn đánh giá tập trung ở mức tốt. Cán bộ cấp huyện đánh giá (30%); Tổ TK&VV (56%) và thanh niên (55%). Mức tập trung thứ hai là mức bình thường Cán bộ cấp huyện đánh giá (50%); Tổ TK&VV (36%) và thanh niên (30%). So với yêu cầu của cấp huyện và cấp tỉnh chưa đạt, vậy công tác kiểm tra giám sát cần chú trọng và sâu sát hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 83 - 85)