Tăng cường bổ sung nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm và nâng mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 106 - 107)

bình xét công khai. Thành viên tham gia họp xét là Bí thư Huyện đoàn, Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội huyện, bộ phận giúp việc ban điều hành và tất cả các đối tượng có nhu cầu vay vốn. Dự án được duyệt vay sẽ là dự án có tính khả thi cao nhất, khả năng rủi ro thấp nhất và tạo được nhiều việc làm nhất.

- Công khai số lượng vốn quản lý, thời gian giải ngân các dự án trên website của Tỉnh đoàn, Fanpage Huyện đoàn, các cổng thông tin đại chúng tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên tra cứu thông tin.

- Huyện đoàn phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện rà soát, lựa chọn các dự án khả thi để giải ngân, mục đích là không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn gây mâu thuẫn giữa người tổ chức thực thi và các đối tượng được hưởng lợi từ nguồn vốn.

- Đối với các trường hợp thẩm định chưa kỹ, xảy ra xung đột thì Huyện đoàn cần phối hợp với các cơ quan, ban ngành và cấp huyện, cấp cơ sở để giải quyết, dựa trên nguyên tắc hòa giải và thuyết phục; các trường hợp trây lì phải có các biện pháp xử lý mạnh hơn như: phạt hành chính, cảnh cáo không cho vay nguồn vốn học sinh, sinh viên đối với các con của gia đình…

- Hiệu quả của giải pháp này: Giảm bớt các thủ tục hành chính sẽ đem lại

cho thanh niên cơ hội nắm bắt sản xuất, kinh doanh kịp thời, hiệu quả, đúng mùa vụ (đối với lĩnh vực nông nghiệp) ; Ngăn ngừa và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra bằng cách quy định chi tiết và công khai các tiêu chí, tiêu chuẩn về điều kiện vay vốn, mức vốn vay, thời hạn, lãi suất, xây dựng các hồ sơ dự án được vay từ nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm để thanh niên hiểu rõ.

- Khó khăn khi thực hiện giải pháp này: Khi đơn giản hóa thủ tục quy trình

có thể dẫn đến tình trạng cùng một nguồn vốn có thể dẫn đến tình trạng cho hai đối tượng trong một hộ gia đình vay vì vậy cần có sự kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên.

4.5.2. Tăng cường bổ sung nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm và nâng mức cho vay cho vay

Có thể nói trong những năm gần đây chương trình cho vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm trên địa bàn huyện đã có những tác động rất tích cực, hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, hộ gia đình, các doanh nghiệp, trong đó

có đối tượng là thanh niên. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và bản thân người lao động đã phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và mức sống. Hơn nữa nguồn vốn này đã góp phần thúc đẩy phát triển một số nhóm ngành nghề, lĩnh vực ưu thế, truyền thống của địa phương. Chẳng hạn như: Phát triển chăn nuôi Dê núi ở xã Thất Hùng; trồng ổi, Sắn dây ở xã Long Xuyên; trồng Hành, Tỏi ở xã Bạch Đằng, Nếp cái Hoa Vàng ở xã Thượng Quận; nuôi trồng thủy sản 5 xã khu Đảo…Không chỉ hỗ trợ việc làm góp phần thu hút đa dạng các loại lao động xã hội tham gia vào các thành phần kinh tế mà nguồn Quỹ này còn nâng cao ý thức và trách nhiệm của thanh niên trong việc chủ động tạo việc làm, tăng thu nhập. Từ đó thúc đẩy địa phương phát triển kinh tế xã hội, khuyến khích thanh niên và hộ gia đình làm giàu cho bản thân.

Hiệu quả của nguồn vốn Quỹ Quốc gia về việc làm thì đã rõ, tuy vậy nguồn vốn này còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn để tạo việc làm của thanh niên hiện nay. Dự báo của Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2017-2012, toàn tỉnh Hải Dương có khoảng 120.000 thanh niên cần việc làm mỗi năm. Điều đó đặt ra nhiệm vụ về giải quyết việc làm, tạo việc làm mới, thu nhập cho đối tượng lao động là thanh niên là rất lớn, và đó cũng là thách thức với thanh niên huyện Kinh Môn. Vì vậy tổ chức Đoàn các cấp trong Huyện, trong tỉnh Hải Dương cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất cụ thể bổ sung nguồn vốn cần có và nâng mức cho thanh niên vay góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

- Hiệu quả của giải pháp này: Bổ sung nguồn vốn và nâng mức cho vay sẽ

tạo thêm động lực, cơ hội cho các đoàn viên thanh niên được tiếp cận vay vốn hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh khi có nhu cầu. Bên cạnh đó sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới, thu nhập của thanh niên sẽ tăng lên, qua đó tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

- Khó khăn khi thực hiện giải pháp này: Bổ sung nguồn vốn và mức vay

cho thanh niên có thể dẫn đến khó khăn hơn trong khâu kiểm soát, quản lý nguồn vốn của Tổ tiết kiệm và vay vốn. Điều này có thể khắc phục nếu giám sát, quản lý chặt chẽ, thường xuyên hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn ở cấp xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 106 - 107)