Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 50 - 53)

- Cơ sở hạ tầng.

Hệ thống thủy lợi, huyện đã xây mới hoặc cải tạo được 95 trạm bơm, 164 máy bơm. Kiên cố hoá được 87% mạng lưới kênh mương cấp xã. Cứng hoá hơn 150km đường ra đồng, nội đồng. Chủ động tưới tiêu cho 100% diện tích canh tác trong huyện.

trở lên. Trong đó, có những vùng nuôi, trồng cây con đặc sản đạt hiệu quả kinh tế rất cao như, vùng thâm canh cây hành, tỏi 3.500 ha, giá trị sản lượng đạt 180 triệu đồng/ha/vụ, vùng trồng sắn dây 350 ha, vùng lúa nếp cái hoa vàng 300 ha, và các vùng nuôi ba ba, đà điểu, cá chép giòn...

Về tiêu chí môi trường, bên cạnh việc thành lập được các tổ, đội chuyên thu gom rác thải ở 25 xã, thị trấn, huyện còn xây mới 62 bãi rác thải tập trung, trong đó có khu xử lý chất thải rắn 7,2 ha, cùng 1 lò đốt rác công nghệ Nhật Bản công suất 10m3/ngày. Đảm bảo hầu hết lượng rác thải trong ngày đều được thu gom xử lý kịp thời, đúng qui định.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, dịch vụ thương mại và chế biến nông sản đều có cam kết thực hiện tốt các qui định bảo vệ môi trường, dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các ngành chức năng. Các chỉ tiêu, tiêu chí khác đều đạt chuẩn tiêu chí quốc gia NTM.

- Phát triển kinh tế và Cơ cấu kinh tế:

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Kinh Môn từ 2015-2017

ĐVT: %

Cơ cấu kinh tế Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nông – Lâm –Thủy sản 20,4 17,6 12,2

Công nghiệp, xây dựng 70,3 74,5 79,0

Dịch vụ 7,3 7,9 8,8

Nguồn: UBND huyện Kinh Môn (2017)

Qua Bảng số liệu trên cho ta thấy, Cơ cấu kinh tế Huyện Kinh Môn tập trung chủ yếu vào Công nghiệp và xây dựng, tỷ trọng tăng từ 70,3% (2015); 74,5% (2016); 79,0% (2017). Lý do, hiện tại huyện Kinh Môn có nhiều mỏ đá, khai thác mỏ quặng và sản xuất xi măng (công ty xi măng Hoàng Thạch, xi măng Phúc Sơn và nhà máy nhiệt điện). Nông – Lâm – Thủy sản có xu hướng giảm: 20,4% (2015) 17,6% (2016); 12,2% (2017). Ngành dịch vụ có hướng tăng nhẹ. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Kinh Môn phát triển thành một huyện Công nghiệp mũi nhọn của Tỉnh Hải Dương. Giải quyết nhiều việc làm, nhân công lao động cho huyện và cho tỉnh Hải Dương.

+ Nông-Lâm-Thuỷ sản:

trung: Khu nam An phụ là gạo tẻ, hành tỏi, bò, khu Tam lưu gạo nếp hoa vàng, cá tôm, rau, thịt lợn, khu Bắc An phụ gạo tẻ, gạo nếp, thịt gia cầm, bò, cây ăn quả, khu đảo rau, cây cảnh, thuỷ sản, dê ...

Đàn lợn xấp xỉ 8 vạn con, đàn bò gần 4.000 con, đàn gia cầm khoảng 80 vạn con, diện tích nuôi thuỷ sản 450 ha xu hướng nuôi lợn, gia cầm, thả cá, trồng cây ăn quả theo mô hình kinh tế trang trại ngày càng phát triển. Phong trào nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao phát triển nhanh như nuôi Ba Ba toàn huyện đã có 462 hộ nuôi. Diện tích cây ăn quả 1100 ha trong đó Cam 270 ha, Ổi 165 ha.

+ Công nghiệp, Xây dựng:

Tốc độ tăng trưởng nhanh với những sản phẩm chính xi măng, đá xây dựng, thép Hòa Phát, vôi, gạch nung, quặng silíc...

Hàng năm huyện đầu tư hơn 100 tỷ đồng vào lĩnh vực xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tỉnh cấp, huyện tiết kiệm chuẩn bị thường xuyên chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng, ngân sách các xã và nguồn chủ yếu do dân đóng góp tập trung vào kiên cố cao tầng trường học các cấp, đường giao thông, kênh mương, trạm xá, đường điện ... kết quả đã kiên cố, cao tầng được 44,04% phòng học mầm non, 94,93 phòng học tiểu học, 94,87% phòng học trung học cơ sở, 100% phòng học trung học phổ thông, xây dựng xong đường điện hạ thế tới tất cả các cụm dân cư trên địa bàn, bê tông hoá, nhựa hoá được 24,8 km, trên 60km bê tông hoá đường giao thông, 7 xã bê tông hoá các trục chính liên thôn (Hiệp Sơn, Minh Tân, Phú Thứ, Phạm Mệnh, Thất Hùng, Hiến Thành, An Phụ) 50 km kênh mương, trong đó 42 km kênh cấp 3.

+ Các ngành dịch vụ:

Ngành dịch vụ năm 2015 tăng trưởng 11,7% đạt giá trị 194.513 triệu đồng (giá cố định 127.204 triệu đồng). năm 2016 ước tăng 12,2% đạt giá trị 222.000 triệu đồng (giá cố định 142.720 triệu đồng), trong đó : các dịch vụ bưu điện hỏa tốc độ phát triển nhanh nhất với 21 bưu cục và điểm văn hoá xã, số báo phát hành hàng ngày dứng thứ 2 toàn tỉnh. Toàn huyện có hơn 400 phương tiện vận tải thuỷ và hơn 7000 phương tiện vận tải bộ ..., các hoạt động tài chính, ngân hàng bảo đảm đúng chế độ chính sách của nhà nước.

- Văn hóa, giáo dục:

Cơ sở vật chất: 44,04% phòng học mầm non được xây dựng kiên cố, 94,93% phòng học tiểu học, 94,87% phòng học trung học cơ sở, 100% phòng

Chất lượng giáo viên 48,8% giáo viên mầm non, 90,8% giáo viên tiểu học, 94,14% giáo viên trung học cơ sở và 100% giáo viên trung học phổ thông đạt chuẩn. Chất lượng giáo dục mọi mặt ngày càng được nâng cao tỷ lệ học sinh cuối cấp tốt nghiệp đạt từ 98 - 100%, toàn huyện đã phổ cập song trung học cơ sở

Lĩnh vực văn hóa – xã hội có chuyển biến tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định, công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường.

Là địa phương có xen kẽ đồi núi miền núi, nhưng Kinh Môn đã khắc phục được nhiều khó khăn thách thức, khai thác hiệu quả mọi tiềm năng lợi thế sẵn có, tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đặc biệt chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, hỗ trợ các khoản vai lãi suất thấp để mua trang thiết bị, vật nuôi. Quan tâm đặc biệt đến thanh niên, đối tượng chính trong nguồn lực phát triển kinh tế xã địa phương. Đảm bảo được thuần phong mỹ tục địa phương. Bản sắc văn hoá dân tộc được phát huy cao độ. Qua đó đã khẳng định mục tiêu quốc gia xây dựng NTM do Đảng chủ trương và phát động là hoàn toàn đúng dắn, kịp thời và thiết thực (Nguồn UBND huyện Kinh Môn, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)