Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 49 - 50)

Hình 3.1. Bản đồ vị trí huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Nguồn: UBND huyện Kinh Môn (2017)

Kinh Môn là một huyện của tỉnh Hải Dương có diện tích: 163 km2, Dân số: 156.886 người, Đơn vị hành chính: 22 xã và 3 thị trấn (thị trấn Kinh Môn, Minh Tân, Phú Thứ). Huyện giáp với Hải Phòng và Quảng Ninh, một huyện tương đối đặc biệt so với các huyện khác của tỉnh. Một dãy núi đất trong hệ thống núi vòng cung Đông Triều làm xương sống của cả huyện. Kinh Môn còn đặc biệt là có những núi đá xanh rải rác, sông bao bọc, cánh đồng rộng lớn. Kinh Môn là huyện bán sơn địa (UBND huyện Kinh Môn, 2017).ươ

Vị trí địa lý: Huyện Kinh Môn nằm ở phần lãnh thổ phía đông của tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía tây nam giáp huyện Kim Thành, phía tây bắc giáp huyện Nam Sách và Chí linh của Tỉnh Hải Dương. Huyện nằm kề bên 2 tuyến đường quốc lộ 5A và 18 là 2 tuyến giao thông quan trọng của quốc gia và vùng trọng điểm kinh tế phía bắc. Huyện được bao bọc và chia cắt bởi 4 song lớn: sông Kinh Môn, sông Kinh thầy, sông Đá Vách, sông Hàn Mấu (UBND huyện Kinh Môn, 2017).

Nhìn chung vị trí địa lý của huyện khá lý tưởng: cách Hà Nội khoảng 80 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, lại nằm kế bên 2 trung tâm kinh tế lớn là Quảng Ninh và Hải Phòng, giao thông thuỷ bộ tương đối thuận lợi nên có điều kiện giao lưu kinh tế với bên ngoài và đón nhận các cơ hội đầu tư.

+ Địa hình : Huyện có địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng, nhiều sông ngòi chia cắt nên nơi cao, nơi thấp. Hiện còn khoảng 300 ha đất canh tác ven đồi thuộc địa hình cao và 700 ha đất ruộng trũng thường bị ngập úng vào mùa mưa. Địa hình như vậy cho phép huyện phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá đa dạng, toàn diện.

+ Khí hậu - thuỷ văn: Hàng năm được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường mưa ít (chiếm 15% tổng lượng mưa trong năm), nhiệt độ thấp, nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình 13,8oC. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thường nhiệt độ cao (nhất tháng 7 nhiệt độ trung bình 32,4

oC), mưa nhiều chiếm 85% lượng mưa cả năm tập trung vào tháng 7, 8. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 - 1700mm, nhiệt độ trung bình cả năm 23,5 oC. Thuỷ văn nước lên xuống trong ngày, hàng năm từ tháng 7 đến tháng 9 có từ 2-3 lần xuất hiện lũ ở mức báo động cấp 3. Khí hậu - thuỷ văn đã tạo cho Kinh Môn có tập đoàn cây trồng phong phú cả cây nhiệt đới, ôn đới.

Các loại tài nguyên: Tài nguyên đất, Kinh Môn có diện tích tự nhiên 16.326,31 ha trong đó đất nông nghiệp 8900 ha (chiếm 55%) có 7300 ha đất trồng cây hàng năm còn lại là đất trồng cây ăn quả lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản, đất thuộc phù sa cổ của sông Thái Bình có độ PH từ 5,5 - 6,5 đồ phì thấp.

Nhìn chung vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên của Kinh Môn rất thuận lợi cho phát triển kinh tế toàn diện. Song do địa hình bị chia cắt bởi sông ngòi, đồi núi nên cần 1 lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để làm đường, làm cầu, trạm bơm tưới, tiêu (UBND huyện Kinh Môn, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 49 - 50)