Khái quát về nguồn Quỹ quốc gia trong giải quyết việc là mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 40 - 46)

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trên cơ sở bổ sung nguồn ngân sách Nhà nước từ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, đến nay Quỹ Quốc gia về việc làm đã tích lũy được trên 6.761 tỷ đồng và được phân bổ cho 63 tỉnh, thành cùng các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Ngoài ra, có 37 tỉnh, thành phố đã lập Quỹ việc làm địa phương với số vốn trên 880 tỷ đồng, kết hợp với nguồn vốn bổ sung hàng năm và vốn thu hồi đã đưa doanh số cho vay tăng từ 2.242 tỷ năm 2013, lên 2.935 tỷ năm 2017. Quỹ đã cho trên 600 nghìn dự án vay, thời gian bình quân là 35 tháng, góp phần tạo việc làm cho 350 – 500 nghìn lao động mỗi năm, chiếm khoảng 20% tổng số việc làm được tạo ra hàng năm (Tổng cục Thống Kê, 2012 – 2016).

Tính chung giai đoạn 2010-2015, Quỹ đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động (đạt 85,3% mục tiêu giai đoạn 2010-2015). Từ vốn vay, tại các địa phương đã xuất hiện nhiều mô hình tạo việc làm hiệu quả như mô hình kinh tế trang trại (trang trại VAC, nuôi trồng thủy, hải sản, nuôi nhím nuôi chim, bò sữa...); khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống như sản xuất thổ cẩm tại Lai Châu, Đồng mỹ nghệ tại Thái Bình (Tổng cục Thống Kê, 2012 – 2016).

Ngoài ra, Quỹ còn đóng vai trò tích cực trong lồng ghép các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng yếu thế như người tàn tật, người dân tộc, vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất

nông nghiệp có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng. Ưu tiên giải quyết việc làm cho nhóm lao động yếu thế. Tỷ trọng việc làm dễ bị tổn thương giảm xuống 4,3% do sự gia tăng tỷ trọng lao động làm công ăn lương (2,9%) và gia tăng lao động tự làm (8,2%) .

Báo cáo cũng cho thấy sự chuyển đổi cơ cấu của thị trường lao động Việt Nam từ những việc làm trong ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp, đòi hỏi nhiều lao động sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn, được đầu tư công nghệ và tài chính nhiều hơn. Điều này một mặt phản ánh sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu kinh tế, mặt khác sẽ khiến vốn vay tạo việc làm sẽ tăng cao hơn, do đó các đối tượng yếu thế trong xã hội như phụ nữ, người tàn tật, dân tộc thiểu số, thanh niên, lao động ở khu vực nông thôn...sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm ổn định trên thị trường (Tổng cục Thống Kê, 2012 – 2016).

Vì vậy, những đối tượng trên cần sự trợ giúp trực tiếp của Quỹ Quốc gia về việc làm để có thể tự tạo việc làm. Theo ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm, mức vốn đầu tư trên một lao động ngày càng cao trong khi nguồn vốn bổ sung hằng năm chỉ khoảng 250-300 tỷ đồng/năm, mới đáp ứng 35-40% nhu cầu vay vốn của nhân dân. Năm 2015, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ có nhiều giải pháp để các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm được sử dụng hiệu quả nhất. Trong đó, sẽ ưu tiên cho vay các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, cho vay khởi sự doanh nghiệp đối với thanh niên, ưu đãi đối với các nhóm lao động là người tàn tật, người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ(Tổng cục Thống Kê, 2012 – 2016).

Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Điều đó được thể hiện ở nhiều chính sách như chính sách đất đai, chính sách tín dụng nông thôn, chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn…

- Chính sách đất đai: Người nông dân gắn với đất đai. Không có điều đó thì nông nghiệp không thể phát triển. Kể từ khoán 100, khoán 10 cho đến luật đất đai năm 2003, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện được điều đó. Đất đai trở thành nguồn sinh lợi chủ yếu của nông dân. Họ có quyền tự chủ cao hơn với đất đai. Điều đó làm cho nguồn vốn, kỹ thuật và lực lượng lao động ở nông thôn được giải phóng. Việc làm trong nông thôn được tạo ra nhiều hơn, thu nhập của nông dân được nâng cao. Hiện nay, để nông nghiệp phát triển cao hơn cần dồn điền đổi

thửa, tích tụ ruộng đất tạo điều kiện phát triển mạnh kinh tế trang trại. Trên phạm vi cả nước, xu hướng này đang được khuyến khích phát triển mạnh mẽ (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2015).

- Chính sách tín dụng nông thôn: Vốn là yêu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Đặc biệt nông dân nước ta còn nghèo nên yêu cầu về vốn càng gay gắt. Từ thực tế đó, nhà nước đã chỉ đạo hình thành mạng lưới tín dụng cho nông dân rộng khắp trên cả nước nhằm cung cấp vốn kịp thời cho nông dân. Hiện nay, một cơ sở kinh doanh được vay tối đa 500 triệu đồng, hộ gia đình được vay tới 20 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh và tạo việc làm (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2015).

Ngoài ra còn có nhiều hình thức huy động vốn giúp người nghèo, đặc biệt là chương trình Nối vòng tay lớn hàng năm huy động được hàng chục tỷ đồng. Việc cung cấp vốn kịp thời cho nông dân đã góp phần đẩy mạnh sản xuất, tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, chuẩn nghèo mới tính từ 2011 đã nâng cao hơn mức cũ nhều nhưng tỷ lệ nghèo ở nước ta ở mức 14,2% là một thành tựu lớn.

- Phát triển nông nghiệp hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và nông thôn: Thực chất của chính sách này là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông hôn và trang trại, phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn.

Cùng với sự giúp đỡ của nhà nước, những năm qua kinh tế hộ và trang trại ngày càng phát triển, nhiều loại cây trồng và con gia súc mới được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khoa học công nghệ được áp dụng làm cho năng suất cây trồng và vật nuôi ngày càng cao. Trong khi đó các ngành phi nông nghiệp cũng phát triển mạnh đã giải quyết quan trọng vấn đề việc làm và thu nhập của nông dân.

- Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Trong những năm qua nước ta đã đưa hàng chục vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chương trình này có ý nghĩa to lớn trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động. Giải quyết được nhu cầu việc làm cho lao động, ngoài ra hàng năm người lao động ở nước ngoài còn gửi một lượng ngoại tệ khá lớn về nước. Điều

lâu dài hơn, chương trình cũng tạo ra một đội ngũ công nhân lành nghề do học được kỹ thuật và kinh nghiệm từ các nước mà họ đến làm việc.

Để chính sách giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chương trình giải quyết việc làm cụ thể. Nghị quyết 120/ HĐBT ngày 11 - 4 -1992 về những chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới.

Nguồn vốn 120 được hình thành từ ngân sách nhà nước, thu từ lao động làm việc ở nước ngoài và từ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Quỹ 120 thực hiện cho vay với lãi suất thấp nhằm tạo việc làm mới, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Với nông nghiệp nông thôn, Quỹ hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông lâm ngư nghiệp, mở mang và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn.

- Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Theo chi thị 327/CT- TTg của thủ tướng chính phủ ngày 15/9/1992. Nguồn vốn được hình thành từ ngân sách nhà nước, thuế tài nguyên, vốn viện trợ, vốn vay hợp tác nước ngoài. Chương trình 327 nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển nông lâm kết hợp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, phát triển kinh tế bền vững. - Quyết định số 1956/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 27/11/2009 về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo chương trình này, từ nay đến năm 2020 sẽ đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm. Đây là chương trình lớn, tạo cơ hội thuận lợi cho lao động nông thôn trong những năm tới (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Chính sách kinh tế, 2015).

2.2.3. Kinh nghiệm trong sử dụng Quỹ quốc gia cho giải quyết việc làm ở các địa phương trong nước địa phương trong nước

2.2.3.1. Kinh nghiệm của Tỉnh đoàn Hưng Yên

Hưng Yên là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có lợi thế về phát triển nông nghiệp, gần thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng. Tỉnh đoàn Hưng Yên là một trong những Tỉnh đoàn triển khai chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn Quỹ quốc gia hiệu quả. Cụ thể kết quả là:

- Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách: gồm các đồng chí có trách nhiệm và năng lực điều hành. Phân công rõ nhiệm vụ cho từng thành viên, từng ban ngành liên quan, sau khi xây dựng kế hoạch đã tham mưu cho Ủy ban nhân

dân Tỉnh phê duyệt, đồng thời chủ động phối hợp các ngành thực hiện, việc triển khai tới các cấp bộ đoàn bài bản, khoa học, nghiêm túc.

- Đã làm tốt công tác tập huấn cho cán bộ đoàn cơ sở, hàng năm, Tỉnh đoàn Hưng Yên phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên tổ chức tập huấn nghiệp vụ vay vốn cho cán bộ đoàn toàn Tỉnh. Đồng thời, xây dựng hướng dẫn về quy trình thủ tục vay vốn đảm bảo đúng nội dung, khoa học, dễ hiểu.

- Công tác truyền thông đặc biệt được Tỉnh đoàn Hưng Yên chú trọng: Tỉnh đoàn đã xây dựng được một số kênh truyền thông như chuyên mục “Nghề

nghiệp, việc làm cho thanh niên” trên Đài Phát thanh và Truyền hình Tỉnh, Báo

Hưng Yên, truyền thông hằng ngày tới 100% các xã, phường, thị trấn trong Tỉnh. Hằng quý xây dựng tờ thông tin thanh niên đăng tải những bài viết về các gương thanh niên làm kinh tế giỏi, phát huy được lợi thế đia phương, tận dụng được sự hỗ trợ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm để tạo việc làm mới tăng thu nhập cho người lao động, vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương (Tỉnh đoàn Hưng Yên, 2017).

2.2.3.2. Kinh nghiệm của Tỉnh đoàn Hà Nam

Hà Nam là tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Với vị trí địa lý thuận lợi và điều kiện tự nhiên ưu đãi, tỉnh Hà Nam có về nhiều lợi thế phát triển kinh tế. Trong quá trình triển khai chính sách, Tỉnh đoàn đã có sự điều chỉnh nội dung chính sách, đưa ra ý kiến tham mưu, cụ thể:

- Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã điều chỉnh nội dung chính sách thực hiện tại tỉnh qua các năm cho phù hợp với địa phương. Đặc biệt là việc lồng ghép các nội dung của chính sách với thực hiện các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo của Tỉnh.

- Đã tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành quyết định thành lập Ban điều hành thực thi chính sách, giao cho Tỉnh đoàn là cơ quan thường trực, cùng với chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Nam hướng dẫn, khảo sát và quyết định duyệt các dự án vay.

- Công tác truyền thông được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và sâu rộng tới các cấp bộ đoàn. Đặc biệt, Tỉnh đoàn Hà Nam đã thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát đối với các dự án đã được giải ngân và đang sử dụng nguồn vốn vay trong thanh niên. Do vậy, tỷ lệ rủi ro của dự án được hạn chế, tỷ lệ nợ xấu, khó thu hồi là rất thấp (Tỉnh đoàn Hà Nam, 2017).

2.2.3.3. Kinh nghiệm của Tỉnh đoàn Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc Việt Nam, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, công tác giải ngân nguồn vốn Quốc gia, giải quyết việc làm cho thanh niên, Tỉnh đoàn Ninh Bình đã phối hợp với Ngân hàng chính sách, các Hội, các đoàn thể nhận uỷ thác trên địa bàn, tổ chức tập huấn cho cán bộ hội, tổ tiết kiệm và vay vốn, phổ biến quy trình, thủ tục, điều kiện vay vốn giải quyết việc làm cho thanh niên. Bên cạnh đó, điều tra, đánh giá chính xác các đối tượng hộ nghèo, đối tượng có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Hướng dẫn công khai, rộng rãi, giúp người vay tự lập dự án cho vay vốn và kịp thời giải ngân, hạn chế tình trạng ứ đọng vốn. Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng mục đích, đạt hiệu quả; làm tốt công tác thu hồi nợ đến hạn, đẩy nhanh quay vòng vốn vay để tạo thêm nhiều cơ hội cho thanh niên có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm.

Ưu điểm:

- Tổ tiết kiệm và vay vốn thường xuyên kiểm tra giám sát việc sử dụng nguồn vốn vay hoặc xử lý thu hồi vốn kịp thời nếu hộ vay sử dụng sai mục đích.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác qua tổ chức Đoàn.

- Đôn đốc xử lý các món nợ xấu, lãi tồn đọng và phối hợp lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét khoanh nợ, xóa nợ đối với những món vay bị rủi ra do nguyên nhân khách quan, không còn khả năng trả nợ của các chương trình, dự án (Tỉnh đoàn Ninh Bình, 2017).

2.2.3.4. Bài học cho Tỉnh đoàn Hải Dương về quản lí sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm

- Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu hợp lý, phân cấp rõ ràng. Lựa chọn các cán bộ có trách nhiệm, nhiệt tình tâm huyết và năng lực điều hành. Phân công rõ nhiệm vụ cho từng thành viên, từng ban ngành liên quan, sau khi xây dựng kế hoạch đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt, đồng thời chủ động phối hợp các ngành thực hiện, việc triển khai tới các cấp bộ đoàn bài bản, khoa học, nghiêm túc nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào tổ chức thực thi chính sách.

- Phối hợp làm tốt công tác tập huấn cho cán bộ đoàn cơ sở, hằng năm, Tỉnh đoàn phải phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh tổ chức tập huấn

nghiệp vụ vay vốn cho cán bộ đoàn toàn Tỉnh. Đồng thời, xây dựng hướng dẫn về quy trình thủ tục vay vốn đảm bảo đúng nội dung, khoa học, dễ hiểu đến từng cán bộ đoàn cấp xã.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, cũng với đó là công tác tư vấn, định hướng cho thanh niên về sử dụng các nguồn vốn vay đảm bảo vận hành Quỹ hiệu quả, tránh tỷ lệ nợ xấu cao.

- Đầu tư về cơ sở về cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cho cán bộ. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trong quản lý nguồn vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 40 - 46)