Giảm bớt các thủ tục hành chính và đổi mới công tác thẩm tra, thẩm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 104 - 106)

định trước khi cho vay vốn

Huyện đoàn Kinh Môn phải chủ động đề xuất với Tình đoàn Hải Dương đơn giản hóa các thủ tục thẩm định, xét duyệt dự án vay vốn.

* Trước đây các thủ tục hành chính, thẩm định, xét duyệt cho vay được phân cấp theo quy định như sau:

1. Thanh niên có nhu cầu vay vốn đến gặp tổ tiết kiệm và vay vốn địa phương, tổ tiết kiệm và vay vốn địa phương lập danh sách trình lên Ban thường vụ Đoàn xã.

2. Ban Thường vụ Đoàn xã trình lên UBND xã xác nhận

3. Ban Thường vụ Đoàn xã báo cáo lên Ban Thường vụ huyện đoàn 4. Ban Thường vụ huyện Đoàn báo cáo lên Ban Thường vụ tỉnh Đoàn. 5. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thành lập tổ thẩm định đi kiểm tra, sau khi thẩm định xong mới đề xuất cho vay hay không. (Sau khi thẩm định xong mới đề nghị đối tượng được xét duyệt làm các thủ tục vay vốn theo quy định).

Đây là một quy trình chưa hợp lý vì ở cấp cơ sở chỉ lập danh sách các thanh niên có nhu cầu vay vốn trình lên cấp trên không thẩm định kỹ đối tượng có nhu cầu vay vốn, khi chuyển lên cấp trên kiểm tra thấy thiếu sót, dự án phải chuyển về huyện để thẩm định lại hoặc bổ sung các thiếu sót, dẫn đến thời gian thẩm định bị kéo dài. Trường hợp có nhiều dự án cùng gửi xét duyệt thẩm định trong điều kiện vốn vay có hạn, việc xét duyệt dự án nào trước dự án nào sau có thể tạo cơ chế xin cho hoặc khi thẩm định do tình cảm hoặc lợi ích cá nhân có thể có trường hợp thẩm định không đúng với thực tế của người vay.

* Từ thực tế đó để giảm bớt các thủ tục hành chính và đổi mới công tác thẩm tra, thẩm định trước khi cho vay bằng cách đổi mới quy trình cho vay vốn cụ thể như sau:

1. Thanh niên có nhu cầu vay vốn đến gặp tổ tiết kiện và vay vốn địa phương, tổ tiết kiệm và vay vốn địa phương hướng dẫn cho thanh niên làm thủ tục vay vốn theo mẫu quy định, đồng thời tư vấn về điều kiện vay vốn mức vốn được vay, thời gian vay, lãi suất... nếu đối tượng vay vốn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thì duyệt trình lên Ban thường vụ Đoàn xã.

2. Ban Thường vụ Đoàn xã trình lên UBND xã xác nhận

3. Ban Thường vụ Đoàn xã báo cáo lên Ban Thường vụ huyện đoàn

4. Ban Thường vụ huyện đoàn phải có trách nhiệm thẩm định lại hồ sơ trước khi trình lên Ban Thường vụ tỉnh Đoàn.

5. Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ cấp huyện, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chỉ đạo bộ phận giúp việc cho Ban điều hành thẩm định lại hồ sơ. Đồng thời quy định rõ thời gian kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đến khi thành lập đoàn xuống thẩm tra, thẩm định là 15 ngày. Nếu hồ sơ nào đủ điều kiện thì tham mưu thành lập đoàn đi thẩm định, còn hồ sơ nào chưa đúng thì sẽ bị loại và trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do gửi xuống Ban Thường vụ huyện đoàn và Ngân hàng chính sách xã hội huyện để thông báo đến đối tượng vay vốn.

- Chuyển đổi các dự án vay hộ gia đình sang dự án cho vay các cơ sở sản xuất kinh doanh, cho vay xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh mới của thanh niên.

+ Điều kiện cho hộ gia đình vay vốn là phải đang cư trú hợp pháp tại địa phương nơi vay vốn để thực hiện dự án. Hộ gia đình phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 việc làm mới. Dự án được lập phải nêu rõ tên dự án, địa điểm hoạt động, ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Sau khi lập dự án phải được chính quyền địa phương và huyện đoàn nơi thực hiện dự án xác nhận. Trong thực tế nhiều hộ gia đình đầu tư kinh doanh bị thua lỗ đã không trả được nợ, họ còn chuyển đi nơi khác dẫn đến việc quản lý nguồn vốn gặp khó khăn do họ không phải thế chấp với ngân hàng.

+ Điều kiện vay vốn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh phải có hộ khẩu thường trú tại huyện Kinh Môn, có dự án vay vốn khả thi, ngành nghề sản xuất kinh doanh phù hợp (Ví dụ: chăn nuôi, trồng trọt theo mô hình trang trại, sản xuất kinh doanh đồ gỗ, may công nghiệp...), tạo được nhiều việc làm mới, thu hút thanh niên làm việc ổn định. Dự án phải có xác nhận của chính quyền địa phương và huyện đoàn nơi thực hiện dự án. Cơ sở sản xuất kinh doanh phải có tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định pháp luật.

- Tính toán hợp lý thời điểm cho vay các dự án để khi thu hồi vốn sẽ thuận lợi cho đợt giải ngân tiếp theo. Tránh hiện tượng cho vay không tập trung như hiện nay. Quy định thời gian giải ngân và thu hồi nguồn vốn vào quý 1 hằng năm. Nhằm tạo thuận cho các dự án vay tranh thủ sản xuất kinh doanh ngay dịp đầu năm.

- Nếu xảy ra trường hợp có nhiều dự án sản xuất kinh doanh, hộ gia đình có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 104 - 106)