Trình độ và nhận thức của thanh niên có nhu cầu vay vốn từ Quỹ quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 95 - 96)

quốc gia về việc làm

Con người với tư cách là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi hoạt động lao động. Vì vậy, chất lượng của nguồn lao động cũng quyết định hiệu quả của chính sách trong hoạt động sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không.

Chất lượng nguồn nhân lực: là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực trong tổ chức, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các yếu tố chủ yếu như trạng thái sức khoẻ; trình độ văn hoá hay trình độ chuyên môn kỹ thuật (kỹ năng) của nguồn nhân lực.

Đối với thanh niên huyện Kinh Môn, những người có nhu cầu vay vốn chủ yếu là những thanh niên không học đại học, họ là những người bám trụ lại quê hương, làm ăn sinh sống và phát triển sản xuất hoặc phát triển ngành nghề truyền thống mà ông cha để lại. Một số ít thanh niên sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng họ quay trở về quê hương để áp dụng những kiến thức đã học hoặc mở các trang trại chăn nuôi theo hướng áp dụng khoa học kĩ thuật. Trong đề tài tác giả nghiên cứu các yếu tố về trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ đào tạo nghề.

Bảng 4.9. Trình độ của thanh niên có nhu cầu vay vốn từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm tại huyện Kinh Môn giai đoạn 2016-2018

ĐVT: %

Năm Đại Học Đẳng Cao Trung cấp Hết cấp III Hết cấp II Tổng số

Năm 2016 5 10 8 46 31 100

Năm 2017 6 12 10 43 29 100

Năm 2018 9 20 17 42 12 100

Về trình độ chuyên môn, cơ bản đối tượng có nhu cầu vay vốn đều có trình độ từ Trung học cơ sở trở lên. Theo thống kê của Ngân hàng CSXH huyện Kinh Môn qua các năm đối tượng có nhu cầu vay vốn có trình độ đại học là 5%; 6%; 9%; trình độ cao đẳng qua các năm lần lượt là 10%; 12%; 20%; trình độ trung cấp lần lượt trong 3 năm là 8%; 10%; 17%; Học hết cấp III lần lượt 3 năm là 46%; 43%; 42%; Học hết cấp II qua 3 năm là 31%; 29%; 12%. Nhìn vào trong biểu tổng hợp ta thấy trình độ của đối tượng vay vốn tập trung chủ yếu vào đối tượng tốt nghiệp hết cấp III, không có nhu cầu học lên ở địa phương phát triển kinh tế. Mặc dù thời gian gần đây đối tượng học hết cấp II và Cấp III có xu hướng giảm dần do dịch chuyển lên học ở cấp cao hơn, nhưng tuy nhiên vẫn chiếm đa số. Đối tượng này nhiệt huyết, mong muốn sản xuất kinh doanh, làm giàu trên mảnh đất quê hương nhưng trình độ chuyên môn lại không có. Nên việc quản lí sử dụng vốn không thể tránh khỏi những thất thoát hoặc xử dụng vốn sai mục đích của dự án ban đầu.

Do đó, trình độ văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật của người lao động có ảnh hưởng quyết định đến phát triển kinh tế và quản lí sử dụng nguồn vốn. Điều đó đòi hỏi không ngừng đào tạo, tập huấn cho thanh niên, phát triển mạnh giáo dục ở các vùng nông thôn để hình thành một lực lượng lao động có chất lượng ngày càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 95 - 96)