Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nam Thái (2017)
Lập kế hoạch kiểm soát
1. Bảng cân đối tài khoản 2. Bảng cân đối kế toán 3. Bảng kết quả HĐSXKD
4. Công nợ phải thu, phải trả, XNT kho 5. Thuyết minh BCTC
Đối tượng kiểm soát báo cáo tài
chính
1. Tính chính xác, trung thực kịp thời của thông tin trên BCTC;
2. Phân định rõ ràng lợi ích kinh tế của các bên tham gia góp vốn;
3. Tạo lòng tin, thương hiệu với các đối tác kinh doanh.
Mục tiêu kiểm soát báo cáo tài chính
1. Tuân thủ pháp luật; quy chế, chế tài của công ty; 2. Tuân thủ đạo đức, chuyên môn nghề nghiệp; 3. Thận trọng, bảo mật và khách quan
Nguyên tắc cơ bản trong kiểm soát báo
cáo tài chính
Thực hiện kiểm soát
Quy trình mua hàng - trả tiền Quy trình bán hàng – thu tiền Quy trình hàng tồn kho Quy trình doanh thu – các khoản chi
phí Quy trình xây dựng cơ bản và Tài sản cố định Quy trình lương và các khoản theo lương
Để kiểm soát tốt báo cáo tài chính, Ban kiểm soát phải thường xuyên có một thành viên chuyên trách, làm việc 05 buổi/tuần hiểu biết về kinh doanh và có chuyên môn nghiệp vụ kế toán kiểm toán cao. Hàng tuần thu thập tông tin, số liệu, phân tích và gửi về cho trưởng Ban kiểm soát của công ty. Trưởng ban kiểm soát có trách nhiệm tra soát lại tính chung thực khách quan của nghiệp vụ, thực hiện nghiệp vụ tổng hợp phân tích và ra kết luận cuối cùng gửi về giám đốc và Hội đồng quản trị công ty.
Tương tự, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nam Thái xây dựng cụ thể chi tiết cơ chế kiểm soát cho từng mục tiêu cụ thể trong từng quy trình: Quy trình bán hàng thu tiền, quy trình hàng tồn kho, quy trình thu tiền, quy trình chi tiền, quy trình thanh toán lương, … mỗi quy trình đều được Ban lãnh đạo công ty thực hiện nghiêm túc, được gửi thông báo và hướng dẫn chi tiết tới từng nhân viên trong công ty. Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị công ty thường xuyên kết hợp giám sát các quy trình, hạn chế các rủi ro và hiệu chỉnh kịp thời những vấn đề rủi ro phát sinh.
4.1.2. Tổ chức kiểm soát nội bộ quy trình bán hàng - thu tiền
4.1.2.1. Kiểm soát tuân thủ
Để giúp việc cho Hội đồng quản trị trong công tác kiểm tra, giám sát họat động sản xuất kinh doanh, quản lý và điều hành công ty, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, trung thực trong tổ chức công tác kế toán và lập báo cáo tài chính; tham mưu giúp việc cho ban lãnh đạo công ty giám sát các quyết sách, quyết định của Hội đồng quản. Ban kiểm soát nội bộ hiện nay gồm 02 thành viên có chuyên môn nghể nghiệp cao, xây dựng cho mình một quy trình kiểm soát nội bộ tổng thể và được Hội đồng quản trị thống nhất thông qua, đảm bảo đúng pháp luật, quy định và quy chế của công ty.
Hoạt động kiểm soát tuân thủ của công ty được diễn ra thường xuyên liên tục, đảm bảo hạn chế tương đối các rủi ro hàng ngày phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, bán hàng thu tiền. Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nam Thái yêu cầu mọi nhân viên phải:
1. Chấp hành chính sách tuân thủ là trách nhiệm của toàn thể tất cả các cán bộ quản lý, điều hành, ban kiểm soát công ty đến tất cả mọi thành viên trong Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nam Thái.
2. Mọi vấn đề tuân thủ liên quan đến hoạt động của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nam Thái nhằm đảm bảo việc chấp hành tuân thủ và phòng, tránh các vi phạm tuân thủ.
3. Mọi vấn đề tuân thủ được thực hiện khách quan, dân chủ, phát hiện đấu tranh, xác minh làm rõ và xử lý vi phạm tuân thủ phải kết hợp giữa đấu tranh và lấy mục tiêu giáo dục, phòng ngừa tuân thủ làm trọng tâm.
4. Ban kiểm soát thực thi chính sách tuân thủ phải độc lập, tránh mọi chi phối ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong việc xây dựng, thiết lập yêu cầu chuẩn mực tuân thủ…
5. Chính sách tuân thủ được xem xét, đánh giá định kỳ 01 năm một lần nhằm đảm bảo hiệu lực hiệu quả và phù hợp với các chính sách, chiến lược kinh doanh của Hội đồng quản trị Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nam Thái.