Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận về giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp
2.1.4. Nội dung nghiên cứu các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng nguồn
lượng nguồn nhân lực
2.1.4.1. Giải pháp phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên
Để phát triển trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên cần thực hiện các hoạt động giảng dạy và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Thực hiện các giải pháp đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, cụ thể:
Phương pháp đào tạo tại nơi làm việc (đào tạo tại chỗ): Người lao động được phân công làm việc chung với một người có kinh nghiệm hơn để học hỏi, làm theo. Người lao động này vừa học vừa làm bằng cách quan sát, nghe những lời chỉ dẫn và làm theo. Phương pháp này áp dụng rất đơn giản, đào tạo được số lượng đơng, chi phí thấp, tính thực tiễn cao, nhưng nó lại thiếu đi sự bài bản và kiến thức lý luận vì vậy nhân viên khơng pháp huy được tính sáng tạo trong cơng việc (Nguyễn Hữu Thọ, 2013).
Phương pháp đào tạo học nghề: đây là phương pháp phối hợp giữa lớp học lý thuyết với phương pháp đào tạo tại chỗ nêu trên. Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với các nghề thủ công hoặc đối với các nghề cần phải khéo tay khéo chân như lắp ráp, thợ nề, thợ cơ khí, thợ điện… Thời gian huấn luyện có thể từ một tới sáu năm tùy theo từng loại nghề. Thông thường tại các nước tiên tiến, học viên nhận được tiền lương bằng một nửa cơng nhân chính thức và sau đó được nâng lên 95% vào lúc gần kết thúc thời gian học nghề. Huấn luyện viên thường là các cơng nhân có tay nghề cao, đặc biệt là công nhân giỏi đã về hưu (Nguyễn Hữu Thọ, 2013).
Đào tạo theo phương pháp sử dụng dụng cụ mô phỏng: các dụng cụ mô phỏng là các dụng cụ thuộc đủ loại mô phỏng giống hệt như trong thực tế. Dụng cụ có thể đơn giản là các mơ hình giấy cho tới dụng cụ được computer hóa. Các chuyên viên đào tạo và phát triển thường chuẩn bị các quầy bán hàng, các xe hơi
và máy bay mô phỏng để học viên thực tập. Phương pháp này tuy khơng có ưu điểm hơn phương pháp đào tạo tại chỗ nhưng trong một vài trường hợp, nó có ưu điểm hơn vì bớt tốn kém và bớt nguy hiểm hơn.Người ta thường sử dụng phương pháp này để đào tạo phi công. Các vụ tai nạn hay rớt máy bay mô phỏng sẽ không làm thiệt mạng ai cả, cũng không mất mát tài sản thật (Nguyễn Hữu Thọ, 2013).
Đào tạo xa nơi làm việc: Phương pháp này gần giống với phương pháp sử dụng dụng cụ mô phỏng, nhưng khác ở chỗ các dụng cụ gần như giống hệt với máy móc tại nơi đang sản xuất. Máy móc thiết bị thường được đặt ở hành lang hay tại một phòng riêng biệt cách xa nơi làm việc. Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp đào tạo tại chỗ công nhân học việc không làm gián đoạn hay trì trệ dây chuyền sản xuất. Ngồi ra, có những loại máy móc mà cơng nhân mới học việc đứng máy có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng hoặc phá hủy cơ sở vật chất. Thông thường các huấn luyện viên là các công nhân dày dặn kinh nghiệm, đặc biệt là các cơng nhân có tay nghề cao đã về hưu được mời ở lại huấn luyện lớp thợ trẻ (Nguyễn Hữu Thọ, 2013).
2.1.4.2 Giải pháp phát triển kỹ năng làm việc, làm việc nhóm cho cán bộ nhân viên
Giải pháp hình thành và phát triển nhóm:
Bước 1: Tạo dựng: Khi được mời gọi hay đưa vào nhóm, các thành viên cịn rụt rè, và tìm kiếm những vị trí của mình trong nhóm, chưa bộc lộ nhu cầu cũng như năng lực cá nhân..Một điều không thể thiếu là các thành viên sẽ thử khả năng lãnh đạo của trưởng nhóm.Thơng thường hầu như khơng có nhóm nào có được sự tiến bộ trong giai đoạn này.
Bước 2: Cơng phá : Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất của mỗi nhóm. Các thành viên thường cảm thấy thiếu kiên nhẫn với việc thiếu sự phát triển của công việc, nhưng họ vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc như một nhóm thật sự.Họ có thể sẽ tranh cãi về những cơng việc được giao vì phải đối mặt với những điều trước đây họ chưa bao giờ nghĩ tới và khiến họ cảm thấy không thoải mái. Tất cả “sức mạnh” của họ dành để chĩa vào các thành viên khác, thay vì tập trung lại và hướng tới mục tiêu chung.
Bước 3: Ổn định : Trong suốt giai đoạn này, các thành viên trong nhóm quen dần và điều hoà những khác biệt giữa họ. Sự xung đột về tính cách và ý kiến giảm dần và tính hợp tác tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho
cơng việc và bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể trong hiệu quả cơng việc.
Bước 4: Hồn thiện: Ở giai đoạn này, các thành viên đã hiểu và thích nghi được với điểm mạnh và yếu của từng người trong nhóm mình và biết được vai trị của họ là gì. Mọi người đã cởi mở và tin tưởng nhau hơn, rât nhiều ý kiến hay được nêu ra thảo luận vì họ khơng cịn e ngại như lúc đầu.Họ linh hoạt sử dụng quyết định của mình như một cơng cụ để hiện thực hố những ý tưởng, ưu tiên những nhiệm vụ cần thiết và giải quyết những vấn đề khúc mắc.Rất nhiều việc được hoàn thiện và sự gắn bó giữa các thành viên trong nhóm là rất cao.
Các giải pháp cải thiện kỹ năng làm theo việc nhóm:
Kỹ năng tổ chức cơng việc: Nhóm làm việc là những cá nhân tập hợp lại và hình thành một đơn vị hoạt động cùng nhau, vì thế mỗi thành viên trong nhóm đều phải biết kỹ năng để gắn kết và áp dụng tốt các kỹ năng này để đạt được những hiệu quả nhất định. Có hai kỹ năng mà một nhóm cần phải có là kỹ năng tổ chức các hoạt động cho nhóm và kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm (academy.vn, 2016).
Kỹ năng tổ chức: Bất kỳ một công việc gì, từ cá nhân đến tập thể đều cần phải có sự tổ chức, vậy phải dựa vào yếu tố gì để có thể tổ chức một hoạt động để đem lại kết quả tốt nhất. Theo quan điểm của người xưa, thì ta có 3 yếu tố là Thiên thời, địa lợi và nhân hịa. Điều này có nghĩa là : Phải gặp đúng thời cơ hay thời điểm thích hợp, phải thực hiện ở một địa điểm thích hợp, có những yếu tố thuận lợi và điều quan trọng nhất là đạt được sự đồng lòng, hòa thuận giữa mọi người với nhau (academy.vn, 2016).
Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân: Như đã nói, để thực hiện các hoạt động thì một cá nhân dù xuất sắc đến đâu cũng không thể thực hiện nếu khơng có sự trợ giúp của những người cùng làm việc với mình vì thế, điều cơ bản nhất là phải tạo được sự đồng thuận hay tiếng nói chung giữa những người trong nhóm để cùng nhau thực hiện. Để thực hiện được các hoạt động chung, thì mỗi một thành viên trong nhóm cần phải có một số các kỹ năng sau đây ngoài sự đồng thuận chung về quan điểm và mục đích của nhóm:
Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. Lắng nghe khơng chỉ là sự tiếp nhận thơng tin từ người nói mà cịn phải biết phân tích, nhìn nhận theo hướng
tích cực và phản hồi bằng thái độ tơn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân.
Chất vấn: Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực Thực tế đây là một kỹ năng khó mà bất kỳ ai cũng cần phải rèn luyện. Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ. Điều này đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng cho nhóm.Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự.Tuy nhiên, điều quan trọng là trong nhóm cần có sự cởi mở để khuyến khích mọi người có thể tiếp nhận những ý kiến trái chiều với quan điểm của mình mà khơng tự ái.Người chất vấn cũng phải sử dụng những lời lẽ mềm mại và tế nhị, khơng xốy vào những điểm yếu lên tiếng phê phán hay chê bai để dẫn đến sự tranh luận vơ ích (academy.vn, 2016).
Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Khi thuyết phục, ta phải dựa vào chính những ý kiến chung để củng cố hay làm cho nó trở nên hợp lý hơn chứ khơng chỉ dựa vào lý lẽ cá nhân. Nhất là khơng thể dựa vào vị trí hay tài năng của mình để buộc người nghe phải chấp nhận (academy.vn, 2016).
Tơn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tơn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. Khi các thành viên trong nhóm thể hiện sự tơn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức mình vào sự thành cơng trong việc tổ chức các hoạt động của nhóm (academy.vn, 2016).
Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có người sẽ mạnh lĩnh vực này, nhưng người khác lại mạnh lĩnh vực khác. Và nhiều khi, vấn đề mà nhóm đang phải giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi các kỹ năng khác nhau. Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm.
Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình huống tương tự trước đó. Trong nhóm đang thảo luận, người nào càng chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt cho nhóm, thì sẽ càng nhận được sự u mến và vị nể của các thành viên còn lại. Và một khi, mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ, khơng khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn (academy.vn, 2016).
Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Có nghĩa là, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần đạt được là gì, và có cùng chung khao khát hồn thành nó. “Hãy tưởng tượng, chúng ta đang cùng ở trên một con thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con thuyền về đến đích!” (academy.vn, 2016).
2.1.4.3. Giải pháp phát triển thể lực cho cán bộ nhân viên
Nói đến thể lực là nói đến trạng thái sức khoẻ của người lao động. Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần chứ không chỉ khơng có bệnh tật hay thương tật. Là tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài cơ thể, giữa thể chất và tinh thần con người.Giải pháp phát triển thể lực cho cán bộ nhân viên chính là các giải pháp tăng cường sức khỏe cho người lao động để người lao động đạt được trạng thái sức khỏe tốt nhất.
Thể lực của NLĐ được hình thành, duy trì và phát triển bởi chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khoẻ, tinh thần... Vì thế, giải pháp phát triển thể lực của NLĐ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phân phối thu nhập, cũng như chính sách xã hội của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai của sức mạnh cơ bắp trong công việc. Thể lực cịn là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực. Trình độ kinh tế - xã hội càng phát triển càng đòi hỏi cao ở thể lực, bởi nếu khơng có thể lực và tinh thần tốt sẽ khó có thể chịu được sức ép căng thẳng của cơng việc, của nhịp độ cuộc sống trong thế giới hiện đại, cũng khơng thể tìm tịi, sáng tạo ra những tri thức mới và vật hố được các tri thức đó thành sản phẩm có ích (Vũ Hồng Liên, 2013).
2.1.4.4. Giải pháp phát triển phẩm chất cho cán bộ nhân viên
Giải pháp phát triển phẩm chất cho người lao động nhằm tăng khả năng tự thân vận động của nguồn nhân lực, tăng cường yếu tố nội lực, tiềm tàng bên trong mỗi con người, yếu tố này chỉ có thể phát huy khi kết hợp được với sự tác động bên ngoài một cách phù hợp, tạo ra sự “cộng hưởng” khi đó xã hội sẽ có sự phát triển, trái lại nếu gặp phải sự tác động từ bên ngồi khơng phù hợp thì cả nội lực và sự tác động bên ngồi sẽ bị triệt tiêu, dẫn đến sự vơ hiệu quả.
Đây là cơ sở của việc chọn người giao việc một cách phù hợp trong quản lý để có thể hồn thành cơng việc với kết quả và hiệu quả cao. Tương tự trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, việc phân loại nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ, công nhân một cách hợp lý với năng lực của đối tượng được
đào tạo sẽ tạo cho ta sự thuận lợi khi tiến hành, trái lại ta sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn nhiều khi dẫn đến phí cơng, vơ ích.
Nghiên cứu chỉ tiêu năng lực, phẩm chất nguồn nhân lực ta còn thấy được đây là một nhân tố chậm thay đổi, nó khác với các năng lực chuyên mơn khác có thể nâng cao nhanh chóng qua đào tạo, loại năng lực này chỉ có thể được con người tự giác nâng cao năng lực này của mình. Đây là vấn đề tạo lên phong cách làm việc của người lao động ở từng quốc gia khác nhau.
2.1.5.5. Giải pháp về chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ nhân viên của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp trả thù lao càng cao thì càng có khả năng thu hút, giữ chân được những lao động giỏi. Thù lao lao động tỷ lệ thuận với kết quả thực hiện công việc, với hiệu suất sử dụng ngày công, giờ công và với hiệu quả hoạt động của tổ chức. Khi đó sự hài lịng về cơng việc tăng; giờ cơng, ngày cơng lãng phí giảm. Người lao động cũng gắn bó với tổ chức hơn, giảm thuyên chuyển lao động, tăng năng suất đồng nghĩa với tăng chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động của tổ chức. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp nâng cao