6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1. Công tác tiền lƣơng
- Vật chất là yếu tố quan trọng để tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động. Tuy nhiên, đối với ngƣời lao động, thực chất của yếu tố vật chất này suy cho cùng xuất phát từ tiền lƣơng.
- Theo Tổ chức lao động quốc tế thì “Tiền lƣơng là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hoặc cách tính nhƣ thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền hoặc đƣợc ấn định bằng thỏa thuận giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, hoặc bằng luật pháp, quy pháp quốc gia, do ngƣời sử dụng lao động trả cho ngƣời lao động theo một hợp đồng lao động đƣợc viết ra hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ làm”.
- Theo tác giả, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã cống hiến và chịu sự tác động của quy luật cung cầu về sức lao động trên thị trường.
- Đối với ngƣời lao động, tiền lƣơng đóng vai trò quan trọng để tái sản xuất sức lao động. Tiền lƣơng có quan hệ trực tiếp và có ý nghĩa quyết định đối với việc bồi dƣỡng thể lực, trí lực và kích thích tính tích cực, tự giác của ngƣời lao động. Tiền lƣơng là một trong những hình thức kích thích lợi ích vật chất đối với ngƣời lao động.
- Tiền lƣơng luôn có vai trò quan trọng và đƣợc coi là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tích cực của ngƣời lao động, vì vậy các doanh nghiệp luôn quan tâm đến công tác tiền lƣơng. Tuy nhiên, Tiền lƣơng chỉ trở thành động lực thúc đẩy ngƣời lao động khi mà:
a. Chính sách tiền lương hợp lý
- Chính sách tiền lƣơng là các biện pháp, giải pháp, cách thức trả lƣơng mà tổ chức tiến hành nhằm thúc đẩy ngƣời lao động thực hiện mục tiêu của tổ chức. Chính sách tiền lƣơng là quan điểm, cách nhìn về tiền lƣơng của ngƣời sử dụng lao động trả cho ngƣời lao động.
- Xây dựng chính sách tiền lƣơng cho ngƣời lao động là việc xây dựng cách trả lƣơng khác nhau cho những đối tƣợng lao động khác nhau của doanh nghiệp nhằm điều chỉnh mức tiền lƣơng phải trả cho ngƣời lao động tùy theo từng loại lao động, ngành nghề, trình độ chuyên môn, khả năng tài chính của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh.
- Để tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động thì chính sách tiền lƣơng đƣợc xây dựng phải đảm bảo việc thu hút và duy trì ngƣời lao động có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với yêu cầu công việc, năng suất lao động cao kiểm soát chi phí, đáp ứng yêu cầu của pháp luật. So với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng địa bàn, có ba sự lựa chọn cơ bản về chính sách trả lƣơng đó là tƣơng đƣơng, thấp và cao hơn lƣơng thị trƣờng. Trong đó, trả lƣơng thấp và tƣơng đƣơng so với thị trƣờng sẽ không thu hút, duy trì và tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động làm việc.
- Muốn xây dựng một chính sách trả lƣơng hợp lý, doanh nghiệp cần xác định quỹ tiền lƣơng để trả cho ngƣời lao động. Có nhƣ vậy, doanh nghiệp mới có thể dễ dàng đạt đƣợc mục tiêu đề ra và tạo sự công bằng cho ngƣời lao động, tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động làm việc.
b. Mức chi trả tiền lương được hình thành có cơ sở khoa học
Mức chi trả tiền lƣơng thực chất là đơn giá tiền lƣơng. Mức chi trả tiền lƣơng đƣợc hình thành có cơ sở khoa học là khi các yếu tố cấu thành tiền lƣơng đƣợc xem xét, cân nhắc, so sánh một cách kỹ lƣỡng giữa các công việc và trên cơ sở phân tích công việc. Mức chi trả tiền lƣơng phải đƣợc xác định
tƣơng xứng với số lƣợng và chất lƣợng lao động mà ngƣời lao động đã bỏ ra để hoàn thành công việc.
Đây là căn cứ để hình thành chính sách trả lƣơng công bằng cho các loại lao động khác nhau và tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động.
Để xác định mức lƣơng hợp lý cần phải chú ý đến: phân tích công việc, định giá công việc, xếp hạng công việc để tính đƣợc tổng số điểm, xây dựng quỹ tiền lƣơng. Mức chi trả tiền lƣơng đƣợc tính bằng quỹ lƣơng/ tổng số điểm.
c. Cơ cấu tiền lương
Cơ cấu tiền lƣơng là thành phần, tỷ lệ, mối quan hệ giữa các bộ phận tiền lƣơng trong tổng số
Để tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động thì cơ cầu tiền lƣơng phải đƣợc coi là một yếu tố, công cụ vì mỗi yếu tố của tiền lƣơng có một tác dụng nhất định.
Nói đến cơ cấu tiền lƣơng ở đây là nói đến mối quan hệ giữa tiền lƣơng cơ bản, phụ cấp lƣơng, tiền thƣởng, phúc lợi. Xem xét cơ cấu tiền lƣơng là xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố trên. Mỗi yếu tố cấu thành tiền lƣơng có một ý nghĩa nhất định và cần có tỷ lệ tƣơng xứng.
- Tiền lương cơ bản là tiền lƣơng đƣợc xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về trình độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện trung bình của từng ngành nghề công việc.
Tiền lƣơng cơ bản là thu nhập chủ yếu giúp cho ngƣời lao động duy trì và nâng cao mức sống cho bản thân và gia đình. Ở một mức độ nhất định, tiền lƣơng là một bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị uy tín của một ngƣời lao động đối với gia đình, doanh nghiệp và xã hội. Tiền lƣơng thể hiện chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với ngƣời lao động. Nhân viên luôn tự hào đối với mức lƣơng của mình khi nhân viên cảm thấy việc trả lƣơng xứng đáng với
việc làm của bản thân, họ sẽ hăng hái, tích cực làm việc.
- Phụ cấp lương là tiền trả lƣơng lao động ngoài tiền lƣơng cơ bản. Nó bổ sung cho lƣơng cơ bản, bù đắp thêm cho ngƣời lao động khi phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chƣa đƣợc tính đến khi xác định lƣơng cơ bản.
Việc thực hiện các chế độ phụ cấp có vai trò góp phần thực hiện các mục tiêu chung của Nhà nƣớc, góp phần đảm bảo tái sản xuất sức lao động, động lực cho ngƣời lao động, đảm bảo các quyền và lợi ích của ngƣời lao động trong doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động cho doanh nghiệp.
Tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích ngƣời lao động thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thƣờng.
- Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với ngƣời lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Tiền thƣởng là số tiền mà ngƣời sử dụng lao động trả thêm cho ngƣời lao động khi ngƣời lao động thực hiện xuất sắc một công việc nào đó do ngƣời sử dụng lao động giao.
- Phúc lợi là khoản lƣơng đãi ngộ gián tiếp về mặt tài chính cho ngƣời lao động để hỗ trợ cuộc sống, động viên tinh thần cho ngƣời lao động. Nó thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của ngƣời lao động, nó có tác dụng kích thích ngƣời lao động trung thành, gắn bó với doanh nghiệp. Dù ở cƣơng vị cao hay thấp, hoàn thành tốt công việc hay chỉ ở mức độ bình thƣờng, có trình độ tay nghề cao hay thấp, đã là nhân viên trong doanh nghiệp thì đều đƣợc hƣởng phúc lợi. Phúc lợi bao gồm hai phần chính: Phúc lợi do pháp luật qui định và phúc lợi do các công ty tự nguyện áp dụng nhằm kích thích động viên nhân viên làm việc đồng thời lôi cuốn ngƣời có tài về làm việc .
Để xác định cơ cấu tiền lƣơng hợp lý cần phải chú ý đến chiến lƣợc phát triển, đặc điểm công việc và truyền thống văn hóa của công ty. Việc xác định cơ cấu tiền lƣơng có ý nghĩa quan trọng, ảnh hƣởng đến động lực thúc đẩy ngƣời lao động làm việc.
d. Hình thức trả lương
Để tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động thì hình thức trả lƣơng phải đƣợc xây dựng một cách hợp lý.
Hình thức trả lƣơng là cách thức hay căn cứ xác định để ngƣời sử dụng lao động trả lƣơng cho ngƣời lao động; có nhiều hình thức trả lƣơng: trả lƣơng theo thời gian (thƣờng và có thƣởng), theo sản phẩm (thƣờng và có thƣởng), theo sản phẩm lũy tiến, lƣơng khoán (thƣờng và có thƣởng)
Hình thức trả lƣơng hợp lý sẽ tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động, làm cho năng suất lao động của ngƣời lao động tăng. Có nhiều hình thức trả lƣơng khác nhau; để tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động làm việc thì doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức lƣơng phù hợp.
- Trả lương theo thời gian là hình thức trả lƣơng cho ngƣời lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, bao gồm: Trả lƣơng theo thời gian giản đơn và trả lƣơng theo thời gian có thƣởng.
- Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lƣơng mà tiền lƣơng của công nhân phụ thuộc vào đơn giá tiền lƣơng (đơn giá tiền lƣơng/1 đơn vị sản phẩm) để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hay công việc) thực tế đƣợc sản xuất ra đảm bảo đúng chất lƣợng quy định.
- Trả lương khoán là hình thức trả lƣơng cho ngƣời lao động theo khối lƣợng và chất lƣợng công việc phải hoàn thành. Ngƣời lao động đƣợc trả lƣơng trực tiếp đầy đủ, đúng thời hạn tại nơi làm việc.
Trả lƣơng khoán có tác dụng khuyến khích ngƣời lao động nâng cao năng suất lao động, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trƣớc thời hạn hoặc giảm
bớt số ngƣời không cần thiết.
Mỗi hình thức trả lƣơng đều có những ƣu, nhƣợc điểm riêng. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các doanh nghiệp phải áp dụng hình thức trả lƣơng phù hợp để đảm bảo tính công bằng, khoa học nhằm kích thích, tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động.