Môi trƣờng làm việc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy người lao động tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (SHB đà nẵng) (Trang 38 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Môi trƣờng làm việc

Môi trƣờng làm việc là nơi mà ngƣời lao động gắn bó trong suốt thời gian làm việc, nơi diễn ra quá trình thực hiện công việc của ngƣời lao động, bao gồm: điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến

a. Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc là các nhân tố ảnh hƣởng đến sức khỏe và sự tiện lợi của ngƣời lao động khi làm việc, bao gồm thời gian làm việc, sự an toàn thoải mái ở nơi làm việc, đƣợc trang thiết bị cần thiết cho công việc.

Phần lớn thời gian làm việc của ngƣời lao động diễn ra tại nơi làm việc, nên điều kiện làm việc càng đƣợc đảm bảo thì ngƣời lao động càng yên tâm làm việc và hoàn thành tốt công việc của mình hơn. Bỡi lẽ, thực tế ít ngƣời nào có thể làm việc tốt nhất khi quá nóng hay quá lạnh.

b. Sự thăng tiến nghề nghiệp

Tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động bằng sự thăng tiến là việc sử dụng sự thăng tiến để kích thích, thúc đẩy ngƣời lao động. Ngoài những nhu cầu no đủ về vật chất thì nhu cầu đƣợc tôn trọng, đƣợc quý nể luôn dành vị trí rất lớn trong mục tiêu sống của hầu hết mọi ngƣời, biểu hiện của nó chính là khát khao đƣợc thăng tiến trong cuộc đời, trong sự nghiệp [6].

Theo Maslow, thăng tiến là nhu cầu đƣợc tôn trọng, đó là nhu cầu có địa vị, đƣợc ngƣời khác công nhận và tôn trọng cũng nhƣ tự tôn trọng, tự hào

bản thân.

Thăng tiến có nghĩa là đạt đƣợc một vị trí cao hơn trong tập thể. Ngƣời đƣợc thăng tiến sẽ có đƣợc sự thừa nhận, sự quý nể của nhiều ngƣời. Lúc đó, con ngƣời thoả mãn nhu cầu đƣợc tôn trọng. Vì vậy, mọi ngƣời lao động đều có tinh thần cầu tiến. Họ khao khát tìm kiếm cho mình cơ hội thăng tiến để có thể phát triển nghề nghiệp, họ nỗ lực làm việc để tìm kiếm một vị trí khá hơn trong sự nghiệp của mình. Nói một cách khác, sự thăng tiến là một trong những động lực thúc đẩy ngƣời lao động làm việc [6].

Nắm bắt đƣợc nhu cầu này, ngƣời quản lý nên vạch ra những nấc thang, vị trí kế tiếp cho họ phấn đấu. Đi kèm với những vị trí này, ngƣời sử dụng lao động cần phải đƣa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí để ngƣời lao động biết và cố gắng để đạt đƣợc. Trong những trƣờng hợp đặc biệt, nếu cần thiết, để cổ vũ cho ngƣời lao động khi họ đạt đƣợc những thành tích xuất sắc, lãnh đạo doanh nghiệp có thể xem xét đến việc bổ nhiệm vƣợt bậc, bổ nhiệm trƣớc thời hạn cho những ai đạt thành tích xuất sắc trong công tác, trong nhiệm vụ đƣợc giao [6].

Việc tạo điều kiện thăng tiến cho ngƣời lao động cũng thể hiện đƣợc sự quan tâm, tin tƣởng, tín nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp đối với cá nhân của ngƣời lao động. Đấy là sự nhìn nhận đúng mức, sự đánh giá cao năng lực của ngƣời lao động, và cũng chính nhận thức đƣợc vấn đề này, ngƣời lao động sẽ cố gắng phấn đấu hơn nữa để đạt những bậc cao hơn trong nấc thang thăng tiến [6].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy người lao động tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (SHB đà nẵng) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)