Đặc điểm nguồn nhân lực trong các ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy người lao động tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (SHB đà nẵng) (Trang 47 - 49)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực trong các ngân hàng thƣơng mại

Ngân hàng thƣơng mại là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với các hoạt động chủ yếu là huy động vốn, cho vay, đầu tƣ và các hoạt động dịch vụ nhằm một trong các mục tiêu quan trọng là tối đa hóa lợi nhuận.

Bản thân ngân hàng đƣợc xem là một doanh nghiệp, hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại nói chung có một số đặc điểm khác biệt cơ bản so với các doanh nghiệp khác, đó là:

- Sản phẩm có tính chất đặc biệt: đây là ngành kinh doanh mà đầu vào cũng là tiền mà đầu ra cũng là tiền. Quá trình cung cấp dịch vụ không đòi hỏi ở ngƣời lao động những yêu cầu cao về thể lực mà trí lực, thái độ mới là những yếu tố quan trọng cần có. Yêu cầu về trình độ chuyên môn, mức độ tƣ duy tƣơng đối cao do phần lớn nhân viên đều cần phải có một nền tảng kiến thức chuyên ngành nhất định để có thể thực hiện công việc. Các yêu cầu về đạo đức, lối sống cũng đã trở thành những tiêu chuẩn hàng đầu đối với mỗi nhân viên.

- Tính nhạy cảm của công việc cao: niềm tin của khách hàng là yếu tố mang tính sống còn đối với một ngân hàng, chỉ cần một biến động nhỏ cũng

có thể gây ảnh hƣởng đến tâm lý khách hàng, từ đó có thể dẫn đến sự chuyển dịch của hàng loạt khách hàng. Vì vậy, mỗi nhân viên ngân hàng, đặc biệt là các nhà quản trị ngân hàng phải luôn làm việc với một sự cẩn trọng nhất định. Mỗi quyết định sai lầm của các cấp lãnh đạo đƣa ra không chỉ ảnh hƣởng đến ngân hàng mà còn có thể ảnh hƣởng đến nhiều doanh nghiệp khác hay của cả nền kinh tế bởi tác động lan truyền của ngân hàng thƣờng rất cao.

- Sản phẩm tƣơng đồng, dễ bắt chƣớc: không giống nhƣ một số sản phẩm hữu hình tạo đƣợc ƣu thế nhờ bí quyết công nghệ, kỹ thuật sản xuất, các sản phẩm của các ngân hàng thƣơng mại có thể bị các đối thủ cạnh tranh làm theo khá dễ dàng. Tính tƣơng đồng này cũng làm cho các nhân viên có thể dễ dàng di chuyển giữa các ngân hàng, chỉ cần một thời gian ngắn thì các nhân viên có kinh nghiệm có thể đảm nhận công việc tại ngân hàng mới. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có chính sách đãi ngộ hợp lý để có thể giữ chân những nhân viên giỏi.

- Khách hàng đa dạng: các nhân viên ngân hàng thƣờng xuyên tiếp xúc với khách hàng ở nhiều độ tuổi, trình độ khác nhau nên nhân sự trong các ngân hàng phải có khả năng giao tiếp tốt, luôn có thái độ vui vẻ, hòa nhã với khách hàng. Các yêu cầu về ngoại hình, ngoại ngữ cũng thƣờng đƣợc đề cao hơn so với nhiều ngành sản xuất khác.

- Công việc thƣờng gắn liền với rủi ro: Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, từ hoạt động kinh doanh của các khách hàng đến đạo đức của nhân viên.... do đó, để hạn chế rủi ro thì các nhân viên ngân hàng thƣờng phải tuân thủ các quy trình nghiệp vụ rất nghiêm ngặt. Vì vậy mà tính tự chủ của nhân viên trong công việc thƣờng thấp, cơ chế phân công, ủy quyền bị hạn chế. Điều này sẽ làm cho việc triển khai một số chính sách tạo động lực cho nhân viên gặp khó khăn. Công việc thƣờng xuyên tiềm

ẩn nhiều rủi ro cũng đòi hỏi ở các nhân viên ngân hàng tính mạo hiểm ở một mức độ cần thiết.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy người lao động tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (SHB đà nẵng) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)