Đặc điểm các nguồn lực tại SHB Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy người lao động tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (SHB đà nẵng) (Trang 49 - 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Đặc điểm các nguồn lực tại SHB Đà Nẵng

a. Nguồn nhân lực

Lực lƣợng lao động hay nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ nguồn nhân lực SHB Đà Nẵng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định quá trình hoạt động kinh doanh.

Quy mô lao động tƣơng đối ổn định qua các năm và gần nhƣ không thay đổi nhiều. Tính đến hết năm 2013 đội ngũ lao động của SHB Đà Nẵng có tất cả là 114 ngƣời. Nhìn chung, Chi nhánh luôn luôn đáp ứng đủ số lƣợng nhân viên cần thiết, đảm bảo đủ các chuyên viên để phục vụ khách hàng và duy trì các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hình 2.2. Biểu đồ quy mô đội ngũ nguồn nhân lực thời gian qua

Nhìn vào bảng sau ta có thể thấy đƣợc chất lƣợng đội ngũ nguồn nhân lực của SHB Đà Nẵng trong thời gian qua, cụ thể nhƣ sau:

90 95 100 105 110 115 120 2011 2012 2013 Tổng số nhân lực

Bảng 2.1. Tình hình lao động của SHB Đà Nẵng thời gian qua

Tiêu thức

2011 2012 2013 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ (Ngƣời) (%) (Ngƣời) (%) (Ngƣời) (%) I. Tổng số lao động 100 110 114 II.Cơ cấu

1. Tính chất lao động

Lao động gián tiếp 36 36 38 35 40 35 Lao động trực tiếp 64 64 63 57 74 65 2. Giới tính Nam 33 33 32 29 33 29 Nữ 67 67 78 71 81 71 3. Trình độ lao động Sau đại học 1 1 3 3 5 4 Đại học 80 80 88 80 90 79 Cao đẳng, trung cấp 11 11 11 10 11 10 Lao động khác 8 8 8 7 8 7 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự SHB Đà Nẵng)

Số lƣợng lao động của Chi nhánh tƣơng đối ổn định qua các năm. Năm 2013, tổng số lao động tăng hơn so với năm 2012 là 4 ngƣời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh về quy mô hoạt động.

Xét về mặt cơ cấu, nguồn nhân lực SHB Đà Nẵng có đặc điểm

- Là một đơn vị cung cấp dịch vụ, lao động trực tiếp tại SHB Đà Nẵng chiếm đa số, tỷ lệ lao động trực tiếp tăng từ 63% năm 2012 lên 65% năm 2013, năm 2013 là chuyển biến tốt theo định hƣớng đẩy mạnh công tác bán hàng. Khi sử dụng các biện pháp để tạo động lực thúc đẩy phải lƣu ý đến bộ phận lao động trực tiếp này để họ phát huy hết vai trò của mình

- Cơ cấu lao động SHB Đà Nẵng với các đặc thù lao động nữ chiếm đa số chiếm 71% có ƣu điểm là phù hợp với yêu cầu giao tiếp mềm dẻo, linh

hoạt. Hạn chế của đặc điểm này là lao động nữ trẻ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều nên xảy ra tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động. Điều này đòi hỏi phải động viên lao động nữ giãn thời gian mang thai, sinh đẻ giữa các bộ phận cũng nhƣ động viên những ngƣời lao động khác đảm nhận thêm phần việc của những đối tƣợng thai sản.

- Về trình độ lao động

Chất lƣợng đội ngũ nguồn nhân lực đƣợc phản ánh thông qua trình độ học vấn của ngƣời lao động. Đó là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả công việc của ngƣời lao động và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ tƣơng đối cao hầu hết là trên đại học và đại học. Trong đó đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm. Trong 3 năm đều chiếm trên 75%. Không chỉ đáp ứng đầy đủ về số lƣợng lao động mà nguồn lao động của Chi nhánh luôn đạt chất lƣợng cao. Các chuyên viên của chi nhánh là sản phẩm đào tạo của các trƣờng đại học kinh tế hàng đầu của Việt nam nhƣ: Đại học Ngoại thƣơng, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính,…Tuy nhiên đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ ít nhất nhƣng lại có tốc độ tăng mạnh nhất và đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và trung cấp ngày càng giảm và không có xu hƣớng tăng lên. Điều đó chứng tỏ rằng chất lƣợng đội ngũ nguồn nhân lực đang ngày càng đƣợc nâng cao. Điều này có đƣợc là do Ngân hàng đã chú trọng hơn đến chất lƣợng lao động, ở những vị trí quan trọng nhân viên Ngân hàng phải là những ngƣời có trình độ chuyên môn, nhƣ nhân viên phòng Quan hệ khách hàng cá nhân, quan hệ khách hàng doanh nghiệp, phòng Thanh toán quốc tế,…. Nhân viên có trình độ trung cấp hầu hết là nhân viên văn thƣ lƣu trữ, lái xe và bảo vệ. Ở các vị trí không quá quan trọng nhƣ thế, tuyển nhân viên với trình độ thấp

cũng là một điều dễ hiểu để giảm thiểu chi phí ngân hàng mà không làm ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu theo trình độ của đội ngũ nguồn nhân lực năm 2013

- Về giới tính ngƣời lao động

Đội ngũ nguồn nhân lực SHB Đà Nẵng, tỷ lệ lao động nữ có xu hƣớng tăng lên trong những năm gần đây nhƣng mức tăng không đáng kể, tỷ lệ lao động nữ luôn cao hơn tỷ lệ lao động nam. Năm 2013 nữ chiếm:71%, nam chiếm 29%

Hình 2.4. Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới tính tại SHB Đà Nẵng

4%

79% 10% 7%

Sau đại học Đại học Cao đẳng, trung cấp Lao động khác

29%

71%

Để có thể phân tích sâu hơn đặc điểm cơ cấu nguồn nhân lực của SHB Đà Nẵng, chúng ta sẽ tìm hiểu cơ cấu lao động phân theo độ tuổi và chức danh năm 2013. Đặc điểm chung có thể nhận thấy là lực lƣợng lao động trẻ chiếm đa số, lao động quản lý chiếm tỷ trọng tƣơng đối hợp lý

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi năm 2013

Chức danh Tuổi đời Tổng cộng <30 30 - 44 45 - 54

Quản lý (ngƣời) 0 18 2 20 Chuyên viên (ngƣời) 30 48 1 79 Lao động phổ thông (ngƣời) 3 11 1 15 Tổng cộng (ngƣời) 33 77 4 114

Tỷ lệ (%) 29 68 4 100

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự SHB Đà Nẵng)

Năm 2013 lao động quản lý có 20 ngƣời, chiếm 17,5% tổng lao động. Đây là tỷ lệ phù hợp vì những ngƣời nắm giữ vị trí quan trọng có năng lực cũng nhƣ kinh nghiệm. Tuy nhiên cơ hội thăng tiến cho những ngƣời trẻ không nhiều.

Tuổi đời lao động trẻ (dƣới 30 tuổi chiếm 29%, từ 30-44 chiếm 68%). Điểm thuận lợi là tuổi trẻ năng động sáng tạo, linh hoạt, có khả năng tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thích nghi nhanh với sự thay đổi của môi trƣờng. Tuy nhiên tuổi trẻ rất dễ thay đổi, thích chấp nhận mạo hiểm nên cần phải có những chính sách đãi ngộ phù hợp, nếu không rất dễ xảy ra tình trạng nghỉ việc hàng loạt, làm ảnh hƣởng đến uy tín, hình ảnh của chi nhánh.

b. Nguồn lực tài chính

Các nhà kinh tế cho rằng, vốn là yếu tố mở đầu, yếu tố tham gia, yếu tố điều chỉnh và là yếu tố quyết định đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh theo một chu kỳ tuần hoàn nào đó, và sẽ tăng trƣởng qua mọi lần tuần hoàn.… Nhận thức rõ chức năng quan trọng của năng lực tài chính, hàng năm

ban lãnh đạo SHB Đà Nẵng đã thực hiện nhiều hoạt động cũng nhƣ các chiến lƣợc để phát triển nguồn lực tài chính của mình.

Bảng 2.3. Tình hình tài chính của SHB Đà Nẵng thời gian qua

ĐVT: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm

2011 2012 2013 A Tổng tài sản 884 937 945

1 Tiền mặt tại quỹ 14 11 12 2 Cho vay TCKT, cá nhân 691 700 821 3 Tài sản cố định 4 4 5 4 Tài sản có khác 15 23 22 5 Các khoản phải thu 10 12 4 6 Gửi Hội sở 150 187 81 B Nguồn vốn 844 937 945 1 Tiền gửi TCKT, dân cƣ 798 847 850 2 Phát hành giấy tờ có giá 15 40 48 3 Tài sản nợ khác 15 32 27 4 Lợi nhuận trƣớc thuế 16 18 20

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán SHB Đà Nẵng)

Có thể khẳng định vốn là điều kiện quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh, trong đó NH là một tổ chức kinh doanh tiền tệ vì thế vốn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NH. Hoạt động huy động vốn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của NH và việc huy động vốn ở các nguồn khác nhau của NH còn thể hiện uy tín của NH trên thƣơng trƣờng.Bảng 2.3 cho thấy SHB Đà Nẵng có khả năng tự tài trợ và vay nợ tốt.Trong điều kiện kinh doanh khó khăn, SHB Đà Nẵng vẫn đảm bảo nguồn vốn huy động ổn định để hoạt động kinh doanh. Đây là cơ sở để chi nhánh đƣa ra các chính sách quan trọng trong chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ chiến lƣợc về nguồn nhân lực, trang bị cơ sở vật chất hiện đại, có chính sách đãi ngộ nhân viên hợp lý để thu

hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực tốt và tạo động lực thúc đẩy cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, nguồn vốn nhàn rỗi tăng từ 150 tỷ năm 2011 lên 187 tỷ lên năm 2012 gửi hội sở thể hiện công tác cho vay chƣa thật sự đƣợc đẩy mạnh. Đến năm 2013 thì nguồn vốn này giảm xuống còn 81 tỷ. Để có thể tăng thu cho chi nhánh, ngoài việc tăng dƣ nợ trong phạm vi quy định của ngân hàng nhà nƣớc thì cần lƣu ý tăng thu dịch vụ, tăng cƣờng bán chéo sản phẩm, muốn vậy, công tác tạo động lực thúc đẩy phải lƣu ý để bộ phận kinh doanh trực tiếp phát huy đƣợc vai trò.

Hình 2.5. Biểu đồ nguồn vốn huy động của SHB Đà Nẵng thời gian qua

Trong năm qua, trƣớc diễn biến phức tạp của thị trƣờng vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, ngay từ đầu năm Ban lãnh đạo SHB Đà Nẵng đã quán triệt trong toàn hệ thống coi công tác huy động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên xuốt trong năm. Ban lãnh đạo cũng đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trong hệ thống nhằm tập trung nguồn lực cho công tác huy động và kinh doanh vốn. SHB Đà Nẵng đã có nhiều chƣơng trình khuyến mãi tặng quà cho khách hàng gửi tiền, các chƣơng trình bốc thăm may mắn trúng thƣởng… để khuyến khích khách hàng.

c. Nguồn lực cơ sở vật chất

SHB Đà Nẵng luôn chú trọng đến đầu tƣ cơ sở vật chất trong thời gian

844 937 945 780 800 820 840 860 880 900 920 940 960

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

qua nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Bảng 2.4. Giá trị tài sản cố định thời gian qua

ĐVT: Tỷ đồng STT Tên TSCĐ 2011 2012 2013 1 TSCĐ hữu hình 3 3 4 2 TSCĐ vô hình 1 1 1 3 Tổng cộng 4 4 5 3 So với năm trƣớc (%) 100 125

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán SHB Đà Nẵng)

Tình hình tài sản ổn định quá các năm qua, riêng năm 2013 tình hình tài sản cố định hữu hình đã tăng lên 4 tỷ động, lý do là do SHB Đà Nẵng đã tập trung đầu tƣ nâng cao các thiết bị công nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng. So với năm 2012 thì tổng tài sản đã tăng lên 1 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với 25%.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy người lao động tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (SHB đà nẵng) (Trang 49 - 56)