Công tác đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy người lao động tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (SHB đà nẵng) (Trang 40 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.6. Công tác đào tạo

Đào tạo là quá trình cung cấp các kiến thức, kỹ năng cụ thể cho ngƣời lao động, giúp họ có năng lực cần thiết để thực hiện hiệu quả mục tiêu của tổ chức.

Đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp trong việc tổ chức quản lý và sử dụng lao động một cách khoa học và có hiệu quả. Nó là động lực thúc đẩy ngƣời lao động làm việc tốt hơn, là chìa khóa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và ngƣời lao động.

Đối với doanh nghiệp

Đào tạo nguồn nhân lực tạo ra một lực lƣợng lao động lành nghề, linh hoạt, có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, có khả năng thích nghi, đáp ứng với sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Đối với ngƣời lao động

Đào tạo có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu học tập và tự hoàn thiện bản thân.

Tuy nhiên, đào tạo chỉ trở thành yếu tố thúc đẩy khi mà:

- Nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời lao động. - Nội dung đào tạo phải phù hợp với năng lực, năng khiếu của ngƣời lao động, đồng thời giúp ngƣời lao động bổ khuyết đƣợc các khiếm khuyết.

Vì vậy để đào tạo phải:

- Xác định khả năng trình độ hiện có của ngƣời lao động.

- Thực hiện phân tích công việc để biết đƣợc yêu cầu công việc.

- Xác định đƣợc chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp, mục tiêu, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy người lao động tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (SHB đà nẵng) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)