Nâng cao chất lƣợng môi trƣờng làm việc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy người lao động tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (SHB đà nẵng) (Trang 99 - 101)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Nâng cao chất lƣợng môi trƣờng làm việc

a. Cải thiện điều kiện làm việc

Cần phải tạo khung cảnh làm việc có bố cục hài hoà, thoáng mát, có đủ ánh sáng, tiến hành sắp xếp, bố trí hợp lý nơi làm việc cho nhân viên kho quỹ và nhân viên hỗ trợ khách hàng. Sử dụng màu sắc trang nhã phù hợp với khung cảnh làm việc tạo cảm giác nhẹ nhàng cho ngƣời lao động. Ngoài ra, cần bổ sung thêm trang thiết bị nhƣ bàn ghế, điện thoại cố định, văn phòng phẩm cho nhân viên thử việc và nhân viên học việc để giúp họ có điều kiện nghiên cứu tài liệu và vận dụng những kiến thức đó vào hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Thƣờng xuyên kiểm tra máy móc, thiết bị điện tử để kịp thời sửa chữa hoặc mua sắm mới, không ảnh hƣởng đến công việc của nhân viên.

Xây dựng môi trƣờng văn hoá trong Ngân hàng, tạo ra môi trƣờng làm việc tôn trọng lẫn nhau, loại trừ những sự quấy rối, xúc phạm đe doạ đối với toàn thể nhân viên. Những ngƣời quản lý phải giải thích rõ ràng bằng cả lời nói và hành động.

Làm thêm giờ sẽ bất lợi cho một số ngƣời lao động, đặc biệt ngƣời lao động có con nhỏ. Để thể hiện sự quan tâm của Ngân hàng đối với hoàn cảnh ngƣời lao động, Ngân hàng nên có chính sách cho những ngƣời này.

Đối với những ngƣời lao động do hoàn cảnh gia đình, không thể làm thêm giờ, lãnh đạo bộ phận đó nên sắp xếp công việc hợp lý. Khi thời gian làm việc hợp lý, họ sắp xếp công việc nhà ổn định, ngƣời lao động sẽ yên tâm làm việc hơn

b. Tăng cường tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động

Ngân hàng cần phải nhận thức đƣợc rằng ở mọi thời điểm thì Ngân hàng luôn cần những nhân viên có đầy đủ những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho công việc. Không những thế nếu Ngân hàng không tạo cơ hội thăng tiến cho ngƣời lao động thì sẽ có sự ra đi của những nhân viên giỏi chỉ vì ngƣời lao động không có cơ hội thăng tiến. Vì vậy, Ngân hàng phải dành sự quan tâm nhiều hơn đến việc cho phép nhân viên thay đổi vị trí làm việc của mình. Đây là yếu tố quan trọng trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực ở những ngân hàng biết quan tâm đến yếu tố con ngƣời và mong muốn giảm tỷ lệ thất thoát ngƣời tài.

Đối với SHB Đà Nẵng để chủ động trong công tác sắp xếp, sử dụng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho ngƣời lao động có cơ hội thăng tiến, vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng nên thực hiện các giải pháp nhƣ sau:

- Ngân hàng cần xây dựng và phát triển các chính sách đề bạt- thăng tiến cho nhân viên, tạo động lực phấn đấu và phát huy hết năng lực của mỗi cá nhân

- Tạo tính năng động trong sự phát triển của Ngân hàng nhằm tạo sự hứng khởi trong công việc của từng nhân viên, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong từng vị trí công việc để mỗi nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân.

- Ngân hàng nên tổ chức các kỳ thi chức danh một cách công khai, minh bạch, đƣa cơ hội thăng tiến đến gần với ngƣời lao động, tạo cho họ có mục đích để phấn đấu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy người lao động tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (SHB đà nẵng) (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)