Đặc điểm của QLNN về GDMN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 27 - 28)

9. Bố cục luận văn

1.1.2. Đặc điểm của QLNN về GDMN

Thứ nhất, tính quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lý

Đây là đặc điểm nổi bật của QLNN ở mọi lĩnh vực nói chungvà QLNN về GDMN nói riêng, tức là thiết lập quan hệ “quyền lực - phục tùng”. Quyền lực đó đƣợc ghi nhận, củng cố bằng pháp luật và đƣợc đảm bảo thực hiện bởi Nhà nƣớc. Điều này cho thấy, khi nói đến QLNN là nói đến quyền lực Nhà nƣớc, đặc điểm này biểu hiện ở 3 vấn đề cơ bản sau:

- Để thực hiện QLNN là chủ thể quản lý phải có thẩm quyền, thông thƣờng thẩm quyền của các chủ thể quản lý phải đƣợc quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Trong quản lý nhà nƣớc các chủ thể không có thẩm quyền sẽ không đƣợc phép thực hiện chức năng QLNN về GDMN. Việc hiểu cho đúng, làm cho đủ “ thẩm quyền” là thƣớc đo khả năng “ sử dụng quyền lực nhà nƣớc” của một cơ quan quản lý. Việc thực hiện thẩm quyền quản lý của các chủ thể cũng phải gắn với sự phân cấp và tuân thủ thứ bậc chặt chẽ trong quản lý nhà nƣớc về giáo dục mầm non.

- Phƣơng tiện QLNN về GDMN là các văn bản pháp luật và pháp quy, phƣơng pháp chủ yếu để QLNN là phƣơng pháp hành chính – Tổ chức. Việc không tuân thủ hành lang pháp lý trong các hoạt động quản lý về giáo dục tức là vi phạm trật tự kỷ cƣơng vè sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

- Trong QLNN phải tuân thủ thứ bậc chặt chẽ hoạt động quản lý theo sự phân cấp rõ ràng và mệnh lệnh – phục tùng là biểu hiện rõ nhất của tính quyền lực trong QLNN. Tính quyền lực nhà nƣớc ở đây cũng chính là việc các cơ quan quản lý cần nhận thức đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dƣới phải phục tùng cấp trên, địa phƣơng phải phục tùng trung ƣơng trong quá trình quản lý nhà nƣớc về GDMN.

Thứ hai, kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong các hoạt động quản lý nhà nước về GDMN.

Hoạt động này vừa theo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nƣớc đối với hoạt động của quản lý GDMN, vừa theo nguyên tắc hành chính giáo dục đối với một cơ sở GDMN. Hành chính – giáo dục là triển khai chức năng, nhiệm vụ quyền hạn do Nhà nƣớc quy định. Các cơ quan, tổ chức thay mặt Nhà nƣớc triển khai sự nghiệp GD-ĐT và điều hành, điều chỉnh các hoạt động GD-ĐT. Quản lý hành chính là việc xây dựng các văn bản cho các hoạt động chuyên môn của GDMN và làm cho mọi ngƣời hiểu, biết đƣợc các quy định của văn bản để thực hiện cho đúng.

Cần quan tâm đến đặc điểm này sẽ giúp cho các chủ thể quản lý giải quyết tốt mối quan hệ ngành – lãnh thổ trong hoạt động QLNN về GDMN. Chỉ đạo hay quản lý các hoạt động GDMN trên địa bàn cần phải hiểu rõ nghiệp vụ sƣ phạm, đặc điểm của quá trình GDMN để chỉ đạo, quản lý chuyển môn. Chỉ trên cơ sở biết kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn thì mới có thể chỉ đạo, quản lý tốt GDMN tiến tới mục tiêu GD- ĐT của Nhà nƣớc.

Thứ ba, kết hợp Nhà nước – xã hội trong quá trình triển khai quản lý nhà nước về GDMN.

GD-ĐT nói chung và GDMN nói riêng là một hoạt động mang tính xã hội cao và Đảng ta cũng đã nhấn mạnh tƣ tƣởng GD-ĐT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và toàn dân. Việc thực hiện xã hội hóa GDMN có vai trò rất to lớn trong sự phát triển giáo dục, rất nhiều bài toán QLNN về GDMN sẽ rất khó giải quyết nếu không có sự tham gia của đông đảo lực lƣợng trong xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 27 - 28)