Nghĩa của QLNN về GDMN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 28 - 30)

9. Bố cục luận văn

1.1.3. nghĩa của QLNN về GDMN

Trên thế giới từ xƣa đến nay đều xác định giáo dục có vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt và cho rằng: Giáo dục là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt,

nó ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Từ khi có văn hoá thì loài ngƣời bắt đầu có Giáo dục.

Giáo dục và đào tạo nói chung và GDMN nói riêng có vai trò rất lớn và có ảnh hƣởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cho nên Nhà nƣớc thống nhất quản lí về giáo dục và đào tạo. Quản lý giáo dục trong nền kinh tế thị trƣờng là tạo động lực cho giáo dục phát triển nhanh, mạnh, phát triển liên tục và luôn phù hợp và hài hoà với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng. Quản lý giáo dục coi trọng sự dân chủ, bình đẳng, cạnh tranh, xã hội hoá với những chính sách thông thoáng giúp cho từng cơ sở giáo dục chủ động, sáng tạo tự xây dựng thƣơng hiệu của mình ở trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới. Quan trọng hơn cả, quản lý giáo dục phải lấy hiệu quả làm đầu. Hiệu quả là mục tiêu quan trọng số một của quản lý giáo dục. Nhà nƣớc cần có chính sách hợp lý, kịp thời và phù hợp để giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu và là động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Thông qua quản lí Nhà nƣớc về GDMN, việc thực hiện các chủ trƣơng chính sách quốc gia nâng cao hiệu quả đầu tƣ cho GDMN, chú ý thực hiện các mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lƣợng giáo dục mới đƣợc triển khai, thực hiện có hiệu quả. Trên cơ sở các chính sách về GDMN, cấp thị xã tổ chức triển khai thực hiện trong cộng đồng dân cƣ trên địa bàn. Đây là nhân tố quan trọng và có vai trò quyết định đến sự nghiệp giáo dục, đảm bảo các mục tiêu, chiến lƣợc thực thi đúng hƣớng và mang lại kết quả tốt nhất. Điều này góp phần kiểm tra tính phù hợp của chính sách đề ra, nhằm kiến nghị sửa đổi.

Quản lý nhà nƣớc về giáo dục mầm non trên địa bàn cấp thị xã tạo điều kiện cho ngƣời học đƣợc tham gia đầy đủ, đúng theo chƣơng trình, kế hoạch với chất lƣợng tốt nhất; ngoài ra còn góp phần đảm bảo thực thi các chính sách về đào tạo bồi dƣỡng, bố trí đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non cũng nhƣ các chế độ đãi ngộ đối

với họ nhằm phát huy khả năng chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà giáo; đồng thời góp phần huy động mọi nguồn lực đầu tƣ cho giáo dục nhƣ mạng lƣới trƣờng lớp, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

QLNN về GDMN có thể đƣợc coi là khâu then chốt của then chốt nhằm đảm bảo thực hiên thắng lợi của mọi hoạt động GDMN, tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc và hoàn thiện nhân cách con ngƣời.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)