Cũng cố công tác quản lý bộ máy tổ chức GDMN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 95 - 97)

9. Bố cục luận văn

3.2.3.Cũng cố công tác quản lý bộ máy tổ chức GDMN

Trong mọi vấn đề, yếu tố con ngƣời luôn là vấn đề trung tâm, với công tác quản lý trong GDMN trên thị xã Điện Bàn cũng vậy, để đạt đƣợc mục tiêu và kế hoạch đề ra thì nhân lực tham gia công tác quản lý cần củng cố lại. Không chỉ ở cấp Thị xã mà yếu tố nhân lực cần củng cố lại từ Thị xã đến các xã, phƣờng.

Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc trong phát triển sự nghiệp GD&ĐT, đƣa nội dung xây dựng quy hoạch, phát triển giáo dục thành nội dung trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của thị xã.

Đảm bảo nguồn lực quản lý GDMN:

- Tăng biên chế chính thức Phòng GD&ĐT từ 14 ngƣời lên 16 - 18 ngƣời, nhằm hạn chế tình trạng hợp đồng ngoài biên chế, biên chế gửi các trƣờng…nhƣ hiện nay,

- Tăng cƣờng trách nhiệm của phòng GD&ĐT trong việc tổ chức thi tuyển, thực hiện quy trình miễn nhiệm, bổ nhiệm, bổ nhiệm, lại kết hợp luân chuyển đối với cán bộ quản lý các trƣờng mẫu giáo theo phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo.

- Cần xem xét bổ sung chức danh Thanh tra chuyên ngành ở Phòng GDĐT nhằm thực hiện thanh tra thƣờng xuyên, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực GDMN trên địa bàn, khắc phục tình trạng thành lập các đoàn thanh tra gồm đại diện các trƣờng bao gồm những viên chức chƣa am hiểu nghiệp vụ thanh tra.

- Ở xã, phƣờng: Cần bổ sung thêm cán bộ quản lý trong công tác GDMN, thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣờng đáp ứng đủ tiêu chuẩn của một cán bộ quản lý đã đƣợc phân cấp.

Tuyên truyền, vận động, tạo cơ chế để nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý của trƣờng; phụ huynh học sinh và các tổ chức chính trị tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy, giáo dục của trƣờng và của mỗi thầy cô giáo.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý giáo dục mầm non: Thực hiện cộng đồng trách nhiệm qua sự phối hợp giữa

các ban, ngành, đoàn thể đối với GDMN, Trách nhiệm với công tác quản lý GDMN không phải của riêng ai, không phải riêng một cơ quan có thể làm đƣợc. Đó là sự phối hợp giữa các phòng ban Thị xã giúp cho việc tham mƣu của UBND thị xã chỉ đạo đƣợc thống nhất chặt chẽ, thuận lợi cho việc triển khai thực hiện.

Khen thưởng động viên và xử lý vi phạm: Để nâng cao hiệu quả công tác

quản lý nhà nƣớc về một lĩnh vực nào đó, việc khen thƣởng động viên kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc có nhiều đóng góp là rất cần thiết. Khen thƣởng động viên kịp thời sẽ tạo động lực cho tổ chức, cá nhân tiếp tục nỗ lực cố gắng bởi họ cảm thấy sự cố gắng và công sức của mình bỏ ra đƣợc ghi nhận sẽ tích cực và cố gắng hơn từ đó hiệu quả công tác quản lý GDMN ngày càng đƣợc nâng lên; Ngƣợc lại, quá trình theo dõi, quản lý các cơ sở Mầm non rất cần sự giám sát chéo, phát hiện và báo cáo của phụ huynh, giáo viên trong quá trình giảng dạy để các cơ quan chức năng kịp thời nhắc nhở, điều chỉnh hoặc xử lý các vi phạm theo quy định để đảm bảo duy trì và phát huy mục tiêu chính sách đã đề ra.

Đổi mới căn bản công tác quản lý GDMN, đảm bảo dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDMN, coi tr ng quản lý chất lượng: Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc trong sự

nghiệp GD&ĐT, đƣa nội dung xây dựng quy hoạch, phát triển giáo dục thành nội dung trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thị xã. Tăng cƣờng trách nhiệm của Phòng GD&ĐT trong việc tổ chức thi tuyển, thực hiện quy trình miễn nhiệm, bổ nhiệm, bổ nhiễm lại kết hợp luân chuyển đối với cán bộ quản lý các trƣờng MN theo phân cấp quản lý nhà nƣớc về GD&ĐT. Thực hiện nghiêm túc các công khai trong các cơ sở giáo dục trực thuộc. Phát huy đúng mức trách nhiệm của các cơ sở GDMN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 95 - 97)