Kiểm tra công tác GDMN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 40 - 42)

9. Bố cục luận văn

1.2.4. Kiểm tra công tác GDMN

Trong quá trình thực hiện nêu trên, song song với chỉ đạo, phòng GDMN cũng có những hình thức kiểm tra đánh giá việc thực hiện quản lý GDMN một cách phù hợp.

Là một khâu trong chu trình quản lí, kiểm tra đƣợc định nghĩa là một quá trình đo lƣờng việc thực hiện và hành động để đảm bảo những kết quả mong muốn. Kiểm tra là theo dõi, xem xét, phân tích và đánh giá sự diễn biến và kết quả, phát hiện sai lầm để chỉnh sửa, tìm biện pháp khắc phục, hay khích lệ và giúp đỡ đối tƣợng hoàn thành nhiệm vụ.

Đối với hoạt động QLNN về GDMN, kiểm tra, thanh tra là chức năng thiết yếu, giữ vai trò liên hệ ngƣợc để giúp cho công tác quản lý đạt tối ƣu, một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

Kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên để rút kinh nghiệm và cải tiến công tác quản lý GDMN, để nâng cao chất lƣợng giáo dục trẻ theo mục tiêu kế hoạch đào tạo là nhiệm vụ chủ yếu của ngƣời quản lý.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, đánh giá ngƣời quản lý phải kiểm tra mức độ đạt chuẩn dựa trên những tiêu chí đã đề ra và những công việc duy trì chất lƣợng cao ở từng bộ phận tại đơn vị.

UBND cấp thị xã có trách nhiệm chỉ đạo và thực hiện công tác “thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý vi phạm về GD theo quy định của pháp luật”[24]. Công tác thanh tra, kiểm tra theo Luật Thanh tra 2010 và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều Luật Thanh tra.

Nội dung kiểm tra đƣợc quy định theo Luật Giáo dục 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009 và kế hoạch liên tịch hằng năm của liên Bộ GDĐT với Thanh tra Chính phủ. Ở địa phƣơng, có kế hoạch liên tịch giữa ngành GD và Thanh tra nhà nƣớc các cấp. Nội dung của việc kiểm tra bao gồm việc đo lƣờng và hiệu chỉnh những công việc đƣợc thực hiện bởi những ngƣời cấp dƣới để đảm bảo rằng những kế hoạch của tổ chức đƣợc thực hiện có hiệu quả. Chức vụ của một nhà quản lí trong tổ chức quyết

định mức độ kiểm tra. Kiểm tra là một chức năng rất quan trọng của công tác quản lí. Để hoạt động kiểm tra có hiệu quả, ngƣời quản lí phải thiết lập đƣợc các tiêu chuẩn, kiểm tra tiến độ, đo lƣờng và giải thích các kết quả và có hành động đúng.

Nhƣ vậy, thanh tra kiểm tra giáo dục phải dựa vào cơ sở pháp lí đó là: Luật Thanh tra, Luật Giáo dục, các nghị định của Chính phủ về thanh tra nói chung và thanh tra giáơ dục nói riêng, các thông tƣ, quy chế, hƣớng dẫn tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục bậc học Mầm non.

Tiêu chí đánh giá quá trình kiểm tra công tác GDMN thông qua: - Số lần tổ chức kiểm tra

- Tần suất kiểm tra

- Số vụ phát hiện vi phạm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 40 - 42)