Chính sách quản lý của nhà nƣớc về GDMN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 52 - 54)

9. Bố cục luận văn

2.1.3. Chính sách quản lý của nhà nƣớc về GDMN

Trong công cuộc xây dựng đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm và thƣờng xuyên ban hành những chính sách phát triển GD&ĐT, coi đó là quyền lợi thiết thực của mỗi ngƣời dân và điều kiện cho sự phát triển của đất nƣớc.

Từ năm 1986 đến nay, cùng với quá trình đổi sang nền kinh tế thị trƣờng, chính sách GD&ĐT nói chung và chính sách GDMN của Việt Nam nói riêng đã có những thay đổi rõ rệt về nhận thức vai trò của GD&ĐT.

10.10 11.3 9.90 9.60 9.30 24.20 29.80 28.50 30.30 30.70 65.70 58.90 61.60 60.10 60.00 0 10 20 30 40 50 60 70 2012 2013 2014 2015 2016

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Dịch vụ

Công nghiệp và xây dựng

Đƣờng lối và những chính sách phát triển giáo dục - đào tạo đƣợc thể chế hoá trong Hiến pháp 1992; đảm bảo phát triển cân đối hệ thống giáo dục từ phía Nhà nƣớc. Cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng Nhà nƣớc đã chủ trƣơng thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục, chính sách hỗ trợ và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ( hỗ trợ học tập cho tất cả học sinh mẫu giáo là con hộ nghèo thuộc xã 135; Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/11/2011 quy định chính sách hỗ trợ trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi thuộc các xã biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, con hộ nghèo...), ngoài ra Nhà nƣớc cũng ban hành một số chính sách đầu tƣ cho GD&ĐT.

Tinh thần chủ đạo của những văn bản trên đều khẳng định “phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm tạo chuyển biến cơ bản về chất lƣợng giáo dục, đƣa giáo dục nƣớc ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu so với các nƣớc phát triển trong khu vực, tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc, của từng vùng, tỉnh và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế...

Vấn đề then chốt trong đổi mới sự nghiệp giáo dục mà Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định là “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là then chốt. Tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp”.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 52 - 54)