Thực trạng quy hoạch phát triển GDMN tại thị xã Điện Bàn, tỉnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 56 - 69)

9. Bố cục luận văn

2.2.2. Thực trạng quy hoạch phát triển GDMN tại thị xã Điện Bàn, tỉnh

tỉnh Quảng Nam

Thực hiện Công văn số 5607/BGDĐT-GDDT ngày 15/11/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy hoạch sắp xếp mạng lƣới cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, ngày 5/12, UBND tỉnh ban hành công văn giao Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai một số nhiệm vụ. Theo đó, Chỉ thị số 30/CT- UBND yêu cầu Sở GD&ĐT Quảng Nam tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lƣới trƣờng lớp, kế hoạch phát triển GD&ĐT giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng. Cụ thể, UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và các địa phƣơng triển khai thực hiện việc rà soát, quy hoạch lại mạng lƣới các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh.

Qua quá trình rà soát, công tác quy hoạch phát triển GDMN tại thị xã tuân theo các chuẩn, quy chuẩn bảo đảm chất lƣợng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng. Trong giai đoạn 2012 - 2016, thị xã đã quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục các cấp, chú trọng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy, học và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên cụ thể nhƣ sau:

a. Thực trạng quy hoạch số lượng,mạng lưới các trường, cơ sở GDMN

Đến năm 2017, thị xã hoàn thành xóa “điểm trắng” trƣờng mầm non, đảm bảo 20/20 phƣờng đã có trƣờng mầm non công lập lập đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 1 trƣờng đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2) và 13 trƣờng ngoài công lập, có 492 lớp học trong đó có 122 nhà trẻ và 370 lớp mẫu giáo.

Bảng 2.3. Quy hoạch mạng lƣới trƣờng, cơ sở GDMN trên địa bàn thị xã Điện Bàn, Quảng Nam năm học 2016-2017

STT Xã, phƣờng Trƣờng MN Cơ sở MN tƣ thục MN CL MN NCL Số cơ sở hiện có Có phép Không phép 1 Phƣờng Vĩnh Điện 1 3 6 6 0 2 Phƣờng Điện An 1 9 2 7 3 Xã Điện Minh 1 3 0 3 4 Xã ĐIện Phƣơng 1 18 2 16 5 Xã Điện Phƣớc 1 11 4 7 6 Xã Điện Thọ 1 1 7 3 4 7 Xã Điện Hồng 1 1 1 0 1 8 Xã ĐThắng Nam 1 4 2 2 9 Xã ĐThắng Trung 1 5 4 1 10 Xã ĐThắng Bắc 1 1 9 0 9 11 Xã Điện Hòa 1 2 5 5 0 12 Xã Điện Tiến 1 4 0 4 13 Ph. ĐNam Đông 1 7 1 6 14 Ph. ĐNam Bắc 1 2 14 2 12 15 Ph. ĐNam Trung 1 8 3 5 16 Ph. Điện Dƣơng 1 1 11 5 6 17 Ph.Điện Ngọc 1 2 16 16 0 18 Xã Điện Quang 1 2 1 1 19 Xã Điện Trung 1 1 1 0 20 Xã Điện Phong 1 2 1 1 Tổng cộng 20 13 143 58 85

Bảng 2.4. Thống kê số lớp học, số trẻ trên địa bàn Thị xã Điện Bàn năm học 2016-2017 Loại trƣờng Số nhóm, lớp Số trẻ Tổng NT MG Tổng NT MG Công lập 256 1 255 7415 20 7395 Ngoài công lập 236 121 115 5788 2530 3258 Tổng 492 122 370 13203 2550 10653

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thị xã ĐIện Bàn)

Nhìn chung việc phân bổ mạng lƣới các trƣờng, cơ sở GDMN trên địa bàn thị xã chƣa thật sự hiệu quả : số lƣợng ít, quy mô nhỏ của trƣờng MN công lập trên địa bàn dân cƣ (mỗi xã/phƣờng chỉ có 1 trƣờng MN công lập chiếm 21,98% trên tổng số trƣờng cơ sở GDMN trên địa bàn) không đáp ứng nhu cầu giáo dục ở trẻ, toàn thị xã chỉ có 1 nhóm nhà trẻ công lập nhận trẻ dƣới 36 tháng tuổi hoặc chỉ nhận một lƣợng giới hạn trẻ từ 24 tháng tuổi (vì thiếu CSVC nhóm, lớp so với nhu cầu gửi trẻ MN, nên nhà trƣờng thƣờng ƣu tiên nhận trẻ mẫu giáo, đặc biệt, trẻ 5 tuổi để thực hiện đƣợc chỉ tiêu phổ cập; vì thiếu GV, đặc biệt là GV chăm sóc, giáo dục trẻ dƣới 36 tháng...). trong khi đó thủ tục nhập học cho trẻ vào các trƣờng MN công lập có những qui định mà nhiều bậc phụ huynh khó thực hiện, nhƣ đối tƣợng tuyển sinh đầu tiên là những cháu có hộ khẩu thƣờng trú trên địa bàn hoặc có giấy tạm trú KT2, KT3 đƣợc chính quyền địa phƣơng xác nhận từ 2 năm trở lên. Sau khi tuyển sinh hết số trẻ theo điều kiện trên, nếu còn “chỉ tiêu”, các trƣờng MN công lập mới xét tuyển các cháu “trái tuyến”. Đây là một vấn đề gây khó khăn cho hầu hết các phụ huynh là công nhân (đối tƣợng lao động nhập cƣ tại các công ty, xí nghiệp, sống tạm trú trên địa bàn). Nên ngày càng xuất hiện nhiều trƣờng, cơ sở GDMN tƣ thục (có 71 cơ sở có phép chiếm 78,02 %). Điều đó cho thấy

mức độ tham gia của xã hội vào sự nghiệp GDMN ở thị xã Điện Bàn là tƣơng đối lớn. Ngoài ra, toàn thị xã còn có 85 cơ sở nuôi giữ trẻ hoạt động chƣa đƣợc cấp phép, tập trung nhiều ở phƣờng Điện Nam Bắc và xã Điện Phƣơng. Vì vậy, bên cạnh mặt tích cực là góp phần giảm áp lực cho các trƣờng Mầm non công lập, đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh thì việc tồn tại các nhóm trẻ - mẫu giáo tƣ thục, các cơ sở nuôi giữ trẻ chƣa đƣợc cấp phép và nhiều tƣ thục thu nhận trẻ dƣới 3 tuổi cũng là vấn đề bất cập trong công tác quản lý nhà nƣớc về GDMN

Bên cạnh đó các trƣờng, cơ sở GDMN còn tập trung nhiều ở các trung tâm đô thị, các khu vực nông thôn chƣa đủ điều kiện để trẻ em đƣợc tiếp cận các chƣơng trình giáo dục, đặc biệt là khu vực xã Điện Hồng, Điện Trung, Điện Phong, Điện Quang (Các xã chỉ có 1 trƣờng MN công lập và 1 cơ sở tƣ thục). Vì thế, việc quy hoạch lại mạng lƣới các trƣờng, cơ sở GDMN cũng cần đƣợc quan tâm chỉ đạo và có hƣớng đi phù hợp.

b. Quản lý cơ sở vật chất tại các cơ sở, trường GDMN

Tại thị xã Điện Bàn, để chuẩn bị cho năm học 2017-2018, nhiều ngôi trƣờng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng bổ sung thêm các hạng mục phòng học, phòng chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học, nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất theo yêu cầu của trƣờng chuẩn quốc gia. Điện Bàn có tổng cộng 20 trƣờng MG công lập trong 5 năm qua, bên cạnh nguồn xã hội hóa, thị xã đã đầu tƣ 221 tỷ đồng để giúp các trƣờng chuẩn hóa cơ sở vật chất. Nhờ đó, các trƣờng đã hoàn thành công tác xây dựng chuẩn quốc gia.

Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đã đƣợc đầu tƣ nhiều để thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi. Tuy vậy các lớp học nhỏ tuổi hơn vẫn còn thiếu thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động nuôi dạy trẻ.

Đƣợc Nhà nƣớc tạo điều kiện về đất đai để chủ đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cấp thành lập đƣợc 9 trƣờng: Họa Mi, Tuổi Hoa ( phƣờng Điện Nam Bắc), Lệ Kha, Hoa Phƣợng ( xã Điện Hòa), Minh Tâm ( xã Điện Hồng), Thanh Nga, Hƣơng Sen ( Phƣờng Điện Ngọc), Bảo Yến ( phƣờng Điện Dƣơng) và Bảo Ngọc ( xã Điện Thọ),có 2 trƣờng MN thành lập mới: Trƣờng MN bé Thông Minh ( xã Điện Thắng Bắc) và trƣờng MN Thần Đồng ( phƣờng VĨnh Điện) nâng số trƣờng mẫu giáo tƣ thục trên thị xã là 13, ngoài ra có 58/143 chủ cơ sở MNTT có giấy phép thành lập đầu tƣ, cải tạo cơ sở vật chất, phòng sinh hoạt chung và bếp ăn; mua sắm thêm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ; hợp đồng giáo viên có bằng cấp chuyên môn mầm non vào giảng dạy cơ sở trong đó tập trung nhiều nhất ở vùng đông, đáp ứng nhu cầu học tập của con em công nhân Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc các cơ sở tƣ thục này tồn tại dƣới hai hình thức: Thứ nhất, là các trƣờng mầm non thu phí cao có sự đầu tƣ lớn về cơ sở vật chất và môi trƣờng sƣ phạm. Trƣờng đẹp, bàn ghế và một số đồ dùng đồ chơi là chất liệu gỗ cao cấp, số trẻ trong nhóm, lớp ít; đồ dùng ăn uống đa dạng… Tuy nhiên, số lƣợng các trƣờng này còn rất ít và phần đông ngƣời lao động không có đủ tài chính để trả cho những chi phí từ các cơ sở này. Dạng thứ hai, chiếm số lƣợng chủ yếu, là các trƣờng mầm non thu phí thấp, thì thƣờng sử dụng mặt bằng thuê mƣớn, dạng nhà phố nên chƣa hoàn toàn phù hợp với trẻ MN, cơ sở vật chất nhỏ hẹp, khó cải tạo, khó sắp xếp, thiếu sân chơi, phòng học có diện tích dƣới 50m2, không đảm bảo yêu cầu về diện tích 1,5m2/trẻ theo quy định. Các lớp của trƣờng MN, nhóm cơ sở NCL hầu hết không đủ các phòng chức năng, mỗi lớp học chỉ có 1 phòng đƣợc sử dụng đa chức năng (học, chơi, ăn, ngủ), đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học chƣa đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng, và chƣa chú trọng xây dựng môi trƣờng giáo dục.

c. Thực trạng quản lý nhà nước về số lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, đội ngũ giáo viên mầm non

Đội ngũ CBQL, CBQL giáo dục, GVMN, NV có trình độ chuyên môn tốt là nền tảng quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi sự tiến bộ trong công tác GDĐT nói chung và GDMN nói riêng.

Bảng 2.5. Quản lý số lƣợng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên giáo dục mầm non Năm học 2016-2017

Công lập Ngoài công lập Tổng

Cán bộ công chức 122 - 122

Cán bộ quản lý giáo dục 56 26 82

- Hiệu trƣởng 20 13

- Phó hiệu trƣởng 36 13

Giáo viên mầm non 512 472 984

Nhân viên 171 131 302

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thị xã ĐIện Bàn)

Theo số liệu tại phòng GD&ĐT thị xã số lƣợng CBQL, GV, NV năm 2016 - 2017 đã có 302 CBQL, GV, NV. Trong đó, theo số liệu thống kê hiện trạng công chức hành chính thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, toàn thị xã có 122 công chức tuy nhiên phân bổ công chức ở Phòng GDĐT với số công chức là 14 ngƣời riêng mảng GDMN chỉ có 3 công chức đảm nhiệm không thể đáp ứng nhu cầu quản lý đội ngũ GV, CBQLGD, NV, bình quân trên thị xã là 1368 ngƣời. Chuẩn công chức chuyên môn cấp thị xã có trình độ đại học chuyên ngành và qua đào tạo bồi dƣỡng kiến thức về tin học (chứng chỉ A, B), ngoại ngữ (chứng chỉ A, B). Công chức lãnh đạo ngoài các tiêu chuẩn trên còn đƣợc ĐTBD trình độ lý luận chính trị (cử nhân, cao cấp, trung cấp) và

ngũ công chức chƣa ngang tầm nhiệm vụ: đa số văn bằng qua đào tạo tại chức do một số cơ sở đào tạo liên thông, liên kết chƣa đảm bảo chất lƣợng, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ mang tính hình thức. Thực trạng nhiều CBCC làm việc cầm chừng tạo không khí trì trệ cho bộ máy, nhƣng không có lý do tinh giảm biên chế. Ngoài ra, vẫn còn một số công chức chƣa qua đào tạo chuyên môn.

Hiện nay tại một số cơ sở GDMN NCL có một số chủ cơ sở, nhân viên cấp dƣỡng đã tự giác đăng ký tham gia lớp nghiệp vụ nuôi dạy trẻ, lớp nghiệp vụ nấu ăn để có giấy chứng nhận (60 chủ cơ sở, 30 nhân viên cấp dƣỡng đang học, tại trƣờng trung cấp KT-KT Quảng ĐÔng).

Bảng 2.6. Tỷ lệ Giáo viên mầm non đạt chuẩn năm học 2016-2017

Trƣờng Số GVMN Đại học Cao Đẳng Trung Cấp Sơ Cấp ( Đạo tạo 9 tháng) Tỷ lệ GVMN đạt chuẩn (%) 12+2 9+3 Trƣờng CL 512 52 180 221 58 1 99,8 Trƣờng NCL 293 12 29 184 5 63 78,5 Cơ sở NCL 179 1 13 78 13 74 58,7 Tổng 984 65 222 483 76 138 86

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thị xã ĐIện Bàn)

Đối với các trƣờng công lập toàn thị xã tuyển dụng vào biên chế cho 100% giáo viên đảm bảo chất lƣợng (99,8% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong đó có 45,3% giáo viên có trình độ trên chuẩn) dạy hợp đồng dài hạn theo Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 10/01/2011 của UBND tỉnh về việc thực hiện phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, đảm

bảo cơ bản đủ giáo viên biên chế phục vụ hoạt động nuôi dạy trẻ. Bên cạnh đó, các trƣờng cơ sở GDMN ngoài công lập vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ GV hạn chế về năng lực theo quy định của chuẩn nghề nghiệp GVMN. Số lƣợng GVMN đƣợc đào tạo hệ chính quy trung học sƣ phạm, cao đẳng sƣ phạm của trƣờng sƣ phạm hàng năm rất ít, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển; năng lực chuyên môn của một bộ phận GV còn hạn chế; việc tuyển GV đúng trình độ chuyên môn đạt chuẩn gặp khó khăn và chi phí tiền lƣơng cao nên các trƣờng MN, nhóm cơ sở NCL tuyển GV không có chuyên môn MN đảm nhận vai trò GV. Hay có thể hiểu: có 1 bộ phận GVMN đủ trình độ có tên trong hồ sơ báo cáo đƣợc thay thế bằng 1 bộ phận ngƣời không đủ trình độ lại làm việc trực tiếp ở các nhóm NCL.

Mặc dù số GV đã tăng nhanh trong thời gian qua, nhƣng GV đứng lớp ở các trƣờng, cơ sở tƣ thục vẫn còn thiếu, chƣa đảm bảo định biên 2 giáo viên / lớp đối với lớp mẫu giáo bán trú và 8 cháu/ giáo viên đối với nhóm trẻ theo quy định tại Thông tƣ 71/2007/TTLT-BGDDT-BNV ngày 28/11/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ. Trừ lớp mẫu giáo 5 tuổi đảm bảo tối thiểu 2 giáo viên/ lớp, các nhóm trẻ - lớp mẫu giáo dƣới 5 tuổi thƣờng bố trí 1 giáo viên / nhóm – lớp và bố trí 1-2 bảo mẫu đi kèm vì không tuyển đƣợc giáo viên. Cũng chính vì đội ngũ giáo viên ở các cơ sở tƣ thục thƣờng không ổn định nên công tác bồi dƣỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ luôn gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với các cơ sở nuôi giữ trẻ chƣa đƣợc cấp phép hầu hết đều không có giáo viên mà chỉ có bảo mẫu để giữ trẻ, ngƣời trông giữ trẻ phần nhiều là cán bộ hƣu trí, công nhân hoặc ngƣời thân của công nhân tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi mở nhóm trẻ gia đình để tăng thêm thu nhập. Đa số họ có tuổi đời khá cao (trên dƣới 50 tuổi), trình độ văn hóa thấp, hầu hết chƣa đƣợc đào tạo qua lớp bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bảo mẫu nên việc

chăm sóc trẻ chủ yếu theo kinh nghiệm, không đáp ứng đƣợc yêu cầu chất lƣợng kỹ năng chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế.

Mặt khác, trên thực tế các quyền lợi về hƣởng chế độ tiền công, tiền lƣơng, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tham gia các tổ chức xã hội, đoàn thể …của GVMN, NV ở các trƣờng, nhóm NCL chƣa đƣợc đảm bảo tốt: Việc trả lƣơng cho GVMN, NV phụ thuộc vào mức thu học phí của từng nhóm và số lƣợng trẻ, theo đó đa số các trƣờng, nhóm NCL thu học phí thấp, dẫn đến tình trạng trả lƣơng cho GVMN, NV thấp; đa số các trƣờng, nhóm NCL chƣa thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ thai sản theo quy định cho GVMN, NV đã ảnh hƣởng lớn đến việc duy trì sự ổn định cũng nhƣ sự gắn bó với nghề của đội ngũ giáo viên, nhân viên.

d. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác đầu tư xây dựng cở sở vật chất, trang thiết bị

Nhu cầu học tập của con ngƣời là vô hạn, mà nguồn kinh phí cho giáo dục là hữu hạn. Nguồn kinh phí này cần đƣợc phân phối hợp lý và có hiệu quả trƣớc hết đối với các trình độ, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, với phát triển giáo dục các địa phƣơng, với cơ cấu ngành nghề, trƣờng học. Trong nền kinh tế thị trƣờng đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ mang tính tiêu thụ trực tiếp, đầu tƣ mang tính sản xuất gián tiếp, đầu tƣ mang tính tiêu thụ hữu hình, đầu tƣ mang tính sản xuất tiềm tàng, đầu tƣ mang tính tiêu thụ hiện tại, đầu tƣ mang tính sản xuất của ngày mai, đầu tƣ mang tính tiêu thụ hữu hạn và đầu tƣ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 56 - 69)