Đặc điểm kinh tế-xã hội của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 49 - 52)

9. Bố cục luận văn

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

a. Đặc điểm về xã hội

Tính đến hết năm 2016, dân số thị xã Điện Bàn là 208.178 ngƣời, trong đó phần lớn là nông thôn (chiếm 61,6% tổng số), dân đô thị chỉ chiếm 38,4% tổng dân số của thị xã, với mật độ dân số khá cao trung bình là 962 ngƣời/km2 cao hơn mật độ dân số cả nƣớc là 280/km2. Dân cƣ phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở đô thị, đòi hỏi phải có sự tập trung với mật độ cao các cơ sở mầm non.

Năm 2016, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 37,6 triệu đồng/ngƣời/năm toàn thị xã còn 1.498 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,71% và 1.925 hộ cận nghèo, chiếm 3,49%.

Thị xã Điện Bàn có lực lƣợng lao động dồi dào, với trên 120.000 ngƣời. chủ yếu lao động trẻ dƣới 40 tuổi. Trong đó lao động tại nông thôn gấp hơn 1.5 lần lao động tại thành thị, tuy nhiên số lao động chƣa có việc làm vẫn còn nhiều từ 2012-2015 trên 7.000 ngƣời đến năm 2016 giảm xuống còn 6.259 ngƣời chiếm 4,8%.

Bảng 2.1. Tình hình phân bố dân cƣ trên thị xã Điện Bàn năm 2016 TT Tên phƣờng, xã Diện tích (Km2) Dân số (Ngƣời) Mật độ dân số (Ngƣời/ Km2 ) 1 Vĩnh Điện 2,06 8.658 4.203 2 Điện Ngọc 20,72 19.651 948 3 Điện An 10,68 14.688 1.375 4 ĐIện Nam Bắc 7,49 8.351 1.115 5 ĐIện Nam Trung 8,13 7.859 967 6 Điện Nam Đông 8,64 6.948 804 7 ĐIện Dƣơng 16,03 13.754 958 8 Điện Tiến 15,24 7.619 499 9 ĐIện Hòa 17,36 12.090 696 10 Điện Thắng Bắc 3,79 6.586 1.738 11 Điện Thắng Trung 3,78 7.590 2.008 12 Điện Thắng Nam 5,38 6.134 1.140 13 ĐIện Hồng 15,65 12.787 817 14 Điện Thọ 15,71 12.750 812 15 Điện Phƣớc 11,95 12.606 1.055 16 Điện Quang 14,64 8.831 603 17 Điện Trung 9,63 5.681 590 18 ĐIện Phong 11,93 10.012 839 19 ĐIện Minh 7,57 11.191 1.478 20 ĐIện Phƣơng 9,94 14.392 1.448 Toàn thị xã 216,32 208.178 962

Năm 2016, thị xã Điện Bàn có 208.178 ngƣời (dân số qui đổi) với

129.841 ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 62,8% tổng dân số. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 123.582 ngƣời. Lao động nông nghiệp tiếp tục giảm còn 19,5%, cho thấy xu hƣớng tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp – dịch vụ Ở các khu công nghiệp, đa số công nhân lao động tại các nhà máy, xí nghiệp là dân nhập cƣ và đa số là nữ (25.705 ngƣời chiếm 60%, ở vào độ tuổi từ 18-35- độ tuổi sinh con). Những công nhân này chuyển từ nhiều tỉnh khác nhau đến làm ăn, sống tạm trú trong các khu nhà trọ chật hẹp, sau thời gian nghỉ thai sản, ngƣời mẹ phải đi làm nên nhu cầu gửi con vào các cơ sở GDMN (trƣờng MN công lập, trƣờng tƣ thục, trƣờng MN trong công ty hoặc trong khu công nghiệp, nhóm trẻ ĐLTT và nhóm trẻ gia đình) rất lớn.

b. Đặc điểm về kinh tế

Từ năm 2006, thị xã Điện Bàn đã đặt trọng tâm phát triển kinh tế vào khu vực Công nghiệp – Xây dựng với chủ lực là Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, các sản phẩm chính là nhóm ngành công nghiệp chế biến, may mặc, da giày…. Khu vực dịch vụ của thị xã chỉ phát triển ở trung tâm phƣờng Vĩnh Điện và một ít trung tâm xã lớn

Tình hình kinh tế của thị xã Điện Bàn có những chuyển biến tích cực và trong khu vực có những mặt nổi trội về tăng trƣởng kinh tế tổng sản phẩm năm 2016 tăng 10,17% so với cùng kỳ năm trƣớc. Kinh tế phát triển, đời sống ngƣời dân ngày càng cải thiện nên nhu cầu về chất lƣợng giáo dục ngày càng tăng cao, đầu tƣ phát triển giáo dục mầm non là việc làm cấp thiết.

Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Điện Bàn

Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2012-2016 không có sự chuyển dịch đáng kể. Khu vực công nghiệp – xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2016 chiếm 59,93%).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)