Cũng cố công tác quy hoạch phát triển GDMN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 92 - 95)

9. Bố cục luận văn

3.2.2.Cũng cố công tác quy hoạch phát triển GDMN

Quy hoạch mạng lưới trường, cơ sở GDMN phải phù hợp với sự phát triển dân số theo từng khu vực:

Đặc biệt ở khu công nghiệp, khu chế xuất có trách nhiệm xây dựng nhà ở và trƣờng học đảm bảo công bằng cho trẻ mầm non là con của các công nhân đang tạm trú trên địa bàn, đảm bảo công nhân yên tâm làm việc.

Đối với các cơ sở mầm non tƣ thục: Giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở mầm non tƣ thục phát triển, thành lập thêm trƣờng và hoàn thiện các cở sở lớp, nhóm trẻ tƣ thục trong khu vực theo các tiêu chuẩn quy định, qua đó thừa nhận 100% trẻ dƣới 36 tháng tuổi có nhu cầu gửi trẻ và 25% đến 30% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo có nhù cầu đi học tại các cơ sở này.

Tiếp tục rà soát, dự báo, quy hoạch, đội ngũ GVMN, cán bộ QLGD:

Giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lƣợng giáo dục. Do đó muốn phát triển sự nhiệp giáo dục, giải pháp quan trọng là phải nâng cao chất lƣợng, số lƣợng đội ngũ giáo viên bằng việc bồi dƣỡng chuẩn hóa, bồi dƣỡng thƣờng xuyên và bồi dƣơng nâng cao.

Để làm tốt công tác quy hoạch, trƣớc hết cần chú trọng công tác dự báo về số lƣợng trẻ MN, trên cơ sở đó dự báo nhu cầu số lƣợng và chất lƣợng GV,

CBQL, quy hoạch mạng lƣới, trƣờng lớp, cơ sở GDMN hợp lý, tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng GDMN.

Nhà nƣớc có chính sách đãi ngộ giáo viên ngoài công lập nhất là GVMN hỗ trợ lƣơng và các chế độ đãi ngộ khác tạo điều kiện cho GV an tâm công tác.

Chính phủ tiếp tục có chính sách tinh giảm biên chế nhằm đƣa ra khỏi bộ máy những CBCC không đạt chuẩn về sức khoẻ, tuổi, năng lực yếu kém.

Cần xây dựng chuẩn đánh giá cụ thể có định tính và định lƣợng tránh tình trạng CBCC đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhƣng hiệu quả công việc không tăng thậm chí còn giảm sút.

Tuyển dụng mới phải đảm bảo đủ chuẩn ngay từ đầu tránh tình trạng tuyển dụng rồi đƣa đi đào tạo.

Chƣơng trình dạy trẻ về nội dung và kết cấu cũng cần kiểm duyệt lại, phát triển theo chƣơng trình đào tạo phù hợp, tham khảo áp dụng một số chƣơng trình giáo dục của các nƣớc tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Tập huấn gắn liền với việc tổ chức cho GVMG nắm vững kiến thức và kĩ năng để thực hiện hỗ tợ trẻ giai đoạn chuyển tiếp từ Mầm non lên tiểu học. Trên cơ sở đó hình thành các yếu tố cơ bản tạo nên môi trƣờng học tập hiệu quả trong giai đoạn chuyển tiếp.

Giải pháp về đầu tư phát triển trường, lớp h c xây dựng cơ sở vật chất trên địa bàn thị xã trong thời gian đến:

Đầu tƣ xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất để hoàn thiện cơ sở vật chất các trƣờng học theo quy định của trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Tập trung mua sắm trang thiết bị ƣu tiên đầu tƣ đảm bảo mức tối thiểu cho các trƣờng mới thành lập; bổ sung cho các trƣờng mới đƣợc xây dựng bổ sung cơ sở vật chất do tăng số lƣợng trẻ và những trƣờng còn thiếu theo quy định..

Khảo sát đánh giá chặt chẽ hiện trạng từng địa điểm để xây dựng chủ trƣờng đầu tƣ phù hợp, đồng bộ giữa công trình hiện có và công trình xây mới.

Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tƣ, nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện kịp thời và đồng bộ đây là khâu quan trọng và quyết định việc triển khai dự án Công tác này đƣợc đặc biệt quan tâm, hàng năm căn cứ vào danh mục theo kế hoạch, thị xã giao chủ đầu tƣ: Phòng GD&ĐT lập hồ sơ các công trình trƣờng học, nhà công vụ, hạng mục phụ gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tƣ ghi vốn; đảm bảo diện tích đất cho việc mở rộng diện tích để đạt chuẩn hoặc di dời các địa điểm mới theo yêu cầu bố trí lại mạng lƣới trƣờng lớp học; tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát của chủ đầu tƣ.

Giải pháp về huy động vốn:

Trong thời kỳ ổn định ngân sách trong gia đoạn tới, ngân sách dầu tƣ phát triển cơ sở vật chất trƣờng học và trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học chủ yếu là Ngân sách sự nghiệp giáo dục; trong đó, cân đối hàng năm trích 12 tỷ/ năm để đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học... tùy theo yêu cầu của mỗi năm và khả năng ngân sách sẽ cân đối phân bổ phù hợp để thực hiện, ttrong đó ƣu tiên cho các trƣờng mới thành lập và các trƣờng trọng điểm đổi mới giáo dục.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa để huy động các nguồn vốn cho việc xây dựng cơ sở vật chất mạng lƣới trƣờng học:

- Khuyến khích các doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động trên địa bàn thị xã hỗ trợ kinh phí hoặc trực tiếp xây dựng cơ sở giáo dục mầm non.

- Khuyến khích các nhà đầu tƣ, ngƣời dân, các tổ chức trong nƣớc và quốc tế... trực tiếp đầu tƣ xây dựng hoặc đóng góp kinh phí, đất đai, tài

sản hiện vật vào việc xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo tƣ thục (chủ yếu là các trƣờng chất lƣợng cao ).

Lồng ghép nguồn vốn đầu tƣ xây dựng nông thôn mới

Lập đề án và đề xuất tỉnh cơ chế đầu tƣ cho hệ thống trƣờng học tại các khu công nghiệp – khu chế xuất của thị xã.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 92 - 95)