Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 82)

9. Bố cục luận văn

2.3.2.Nguyên nhân của hạn chế

Trình độ, năng lực xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật của cán bộ còn nhiều hạn chế. Lãnh đạo một cơ quan ở địa phƣơng chƣa quan tâm chỉ đạo quyết liệt và tập trung nguồn lực, thời gian cho công tác này.

Chƣa báo cáo kịp thời thực trạng thực hiện các văn bản qui phạm nên những tồn đọng, trở ngại khi thực hiện chƣa đƣợc giải quyết.

Công tác tuyên truyền quán triệt trong nội bộ Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chƣa sâu rộng. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật còn nhiều hạn chế. Nguồn lực tài chính dành cho công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật chƣa đƣợc đàu tƣ đúng mức cần thiết.

- Quy hoạch mạng lƣới cơ sở GDMN:

Vì thủ tục nhập học cho trẻ vào các trƣờng MN công lập có những qui định gây khó khăn cho hầu hết các phụ huynh là công nhân (đối tƣợng lao động nhập cƣ tại các công ty, xí nghiệp, sống tạm trú trên địa bàn), trong khi đó Nhà nƣớc chƣa có giải pháp cụ thể về vấn đề trƣờng lớp mầm non tại khu công nghiệp-khu chế xuất.

Các cơ sở tƣ thục mở chƣa dàn trãi đều giữa các địa phƣơng, số lƣợng cơ sở chƣa có phép còn nhiều do:

 Các trƣờng công lập chƣa đáp ứng hết nhu cầu của trẻ trong độ tuổi nên các trƣờng, cơ sở GDMN NCL mọc tràn lan khó kiểm soát (78,02 %); Sự ra đời của các trƣờng, cơ sở mầm non ngoài công lập góp phần đáp ứng nhu cầu của trẻ trong độ tuổi đi học mầm non của trẻ. Tuy nhiên, sự thành lập một các tràn lan của các trƣờng, cơ sở mầm non ngoài công lập khiến công tác quản lý của nhà nƣớc khó khăn. Dẫn đến những hệ lụy: Trƣờng, cơ sở mầm non không đủ điều kiện chất lƣợng về cơ sở hạ tầng, giáo viên có trình độ về chuyên môn thấp kém… Nắm đƣợc những hạn chế đó, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc ban hành

và thi hành những quy định, thẩm định sự hình thành của trƣờng, cơ sở mầm non ngoài công lập.

 Chƣa tích cực tuyên truyền nhằm thông tin tới các bậc phụ huynh về hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non có phép hoặc không phép (59,2%). Giáo dục tốt các em không chỉ có môi trƣờng nhà trƣờng mà ôi trƣờng gia đình cũng cực kì quan trọng. Ngoài ra, yếu tố quan trọng nữa chính là: Đội ngũ quản lý-giáo viên nhân viên tại các trƣờng không ổn định nên khó quản lý (53,7%). Các trƣờng mầm non ngoài công lập có đội ngũ giáo viên trẻ tuy nhiên chƣa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và giáo dục trẻ.

Tỷ lệ CBQLGD, GVMN trên chuẩn còn thấp, vẫn còn một số bộ phận chƣa đạt chuẩn là vì:

 Việc quản lý còn buông lỏng, thiếu quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, chƣa thực hiện tốt công tác phê, tự phê một cách thƣờng xuyên.

 Quy hoạch và đào tạo đôi lúc chƣa đồng bộ, những ngƣời đã quy hoạch thì không đƣa đi đào tạo và ngƣợc lại, một số nơi còn xem nhẹ việc học chính trị, nhất là CBQLGD. Nhiều GV lâu năm dạy giỏi, chƣa đạt chuẩn không chịu đi học. Nhƣ vậy, giữa đào tạo (do cấp tỉnh và các trƣờng sƣ phạm) và bố trí sử dụng (cấp thị xã) chƣa có sự liên kết.

 Chất lƣợng đào tạo lại chƣa cao, nhiều CBCC, GVMN sau khi đi học về chất lƣợng công tác, giảng dạy không chuyển biến lớn trƣớc khi đi học.

 Đối với các trƣờng, cơ sở GDMN do hạn chế về chế độ và chính sách đãi ngộ (lƣơng, BHXH, cơ hội thăng tiến…) nên đội ngũ GVMN không ổn định, thƣờng xuyên thay đổi nên ảnh hƣởng đến công tác

nâng cao trình độ chuyên môn cho GV. GV ít có cơ hội tham gia bồi dƣỡng chuyên môn.

Đầu tƣ tài chính vào hoạt động GDMN chƣa tƣơng xứng với số lƣợng cơ sở trƣờng MN: Mặc dù kinh phí đầu tƣ cho giáo dục tăng theo hàng năm, nhƣng vẫn chƣa đủ nhiều để đáp ứng hế các cơ sở giáo dục mầm non trên thị xã. Nguồn vốn của trung ƣơng thì đầu tƣ dàn trải, nguồn vốn của địa phƣơng thì hết sức hạn hẹp, khó có thể nói đến chuyện đầu tƣ lớn và đồng bộ cho GD.

- Tổ chức bộ máy quản lý:

Một số cán bộ lãnh đạo xã, phƣờng chƣa nhận thức đầy đủ chức trách nhiệm vụ do Chính phủ phân cấp cho mình trong QLNN về GDMN trên địa bàn; năng lực chỉ đạo điều hành về lĩnh vực này còn yếu kém;

Nguồn lực cấp huyện có hạn nên vẫn còn tâm lý đùn đẩy trách nhiệm cho ngành GD và cấp trên. Bộ GDĐT vẫn chƣa có quy định chức danh thanh tra chuyên ngành thuộc phòng GDĐT.

Việc quản lý các trƣờng, cơ sở NCL còn hạn chế. Là do UBND cấp xã không có chuyên viên đảm nhận công tác quản lý GDMN một cách cụ thể, trình độ của các cấp quản lý còn chênh lệch; thiếu nguồn nhân lực.

CBCC cấp huyện lớn tuổi không đủ điều kiện đào tạo nâng chuẩn, CB chuyên trách và CC cấp xã thƣờng xuyên biến động, phần lớn mới tuyển dụng hoặc vừa học vừa làm nên một bộ phận chƣa đạt chuẩn.

- Công tác thanh tra, kiểm tra:

Chƣa có sự phối hợp để lên kế hoạch kiểm tra, thanh tra tránh sự trùng lặp gây phiền hà cho các đơn vị, hoạt động thanh tra chủ yếu là xử lý vi phạm vấn đề ngăn chặn chƣa đƣợc xem là một giải pháp tối ƣu.

Cấp Phòng chƣa có thanh tra chuyên ngành do đó hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra còn hạn về mặt chuyên môn vừa hạn chế về tính pháp lý nhất là trong giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của GV, CBCC.

- Công tác xử lý vi phạm:

Cơ chế xử lý vi phạm chƣa đủ sức răn đe; hay các quy định về xử phạt còn chƣa rõ ràng khó áp dụng trong một số trƣờng hợp phức tạp.

Lãnh đạo đơn vị chƣa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ quản lý xử lý vi phạm GDMN, coi đây là nhiệm vụ của Ngành Tƣ pháp nên chƣa thật sự quan tâm đến công tác này.

Chƣa có chế tài xử lý trong trƣờng hợp cơ quan, tổ chức không xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm về GDMN, vì thế sau khi kiểm tra phát hiện vi phạm vẫn chƣa có các biện pháp xử lý triệt để, hoặc là giải quyết xử lý còn buông lỏng, không cƣỡng chế thi hành nên tồn tại nhiều vi phạm trong GDMN.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Thị xã Điện Bàn là khu vực có thế mạnh và nguồn lực dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu mà khu vực đạt đƣợc trong giai đoạn vừa qua khẳng định tính khoa học và sáng tạo của các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà. Trong lĩnh vực QLNN về GDMN, sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã đã tạo ra những những điều kiện thuận lợi cho phát triển sự nghiệp GDMN.

Thực trạng QLNN về GDMN trên địa bàn thị xã cho thấy những mặt mạnh và hạn chế nhƣ sau:

- Mặt mạnh: nhiều chủ trƣơng, chính sách của Chính phủ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong lĩnh vực GDMN trên địa bàn thị xã. Quy hoạch hợp lý giải quyết kịp thời những đòi hỏi bức bách trong phát triển GDMN.Sự phân cấp mạnh và toàn diện hơn chính quyền bộ máy tổ chức thĩ xã đã triển khai và tổ chức thực thi hiến pháp, luật và các chính sách GD đảm bảo chất lƣợng GDMN từng bƣớc đƣợc cải thiện đáng kể.

- Mặt hạn chế: Một số chính sách GDMN chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện hiện nay; đội ngũ nguồn nhân lực cho GDMN còn yếu kém; cơ sở vật chất, trang thiết bị, mạng lƣới trƣờng dàn trãi chƣa đồng đều; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm còn nhiều bất cập.

Từ thực trạng QLNN về GDMN trên địa bàn thị xã Điện Bàn, để góp phần nâng cao chất lƣợng GDMN, bên cạnh việc kiến nghị đổi mới các thể chế, chính sách có liên quan theo hƣớng ngày càng đáp ứng yêu cầu xã hội, chính quyền thị xã cần phải tiếp tục hoàn thiện, là một cấp cơ sở, cấp khởi đầu, cấp chủ chốt trong QLNN về GDMN trên địa bàn.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC MẦM NON TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH

QUẢNG NAM 3.1. CĂN CỨ CỦA CÁC GIẢI PHÁP

3.1.1. Mục tiêu phát triển giáo dục mầm non

Tập trung quy hoạch ổn định mạng lƣới cơ sở gắn liền với đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở trong khu vực phát triển đô thị.

Hoàn thiện cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đối với 100% cơ sở ở các xã xây dựng nông thôn mới.

Đám bảo phát triển kết cấu hạ tầng giáo dục đồng bộ, bền vững. Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục- đào tạo.

Tạo sự chuyển mới về điều kiện và cơ hội học tập của các đối tƣợng trong độ tuổi mẫu giáo và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn thị xã. Qua đó, nâng cao chất lƣợng toàn diện và giáo dục năng khiếu làm nền tảng để phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực của địa phƣơng, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị để xây dựng Điện Bàn thành thị xã hoàn thiện và phát triển trong thời gian đến.

3.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển giáo dục mầm non

Phát triển giáo dục toàn diện để nâng cao mặt bằng dân trí chung của nhân dân trong tỉnh, đồng thời nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục thể chất, đạo đức, nhân cách, thẩm mỹ, pháp luật, kỹ năng sống và truyền thống cho học sinh. Cung cấp những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống, tiếp cận với trình độ chung của quốc gia, khu vực và thế giới; tạo dựng và kích thích tính chủ động, tích cực và sáng tạo, giúp cho học

Mạng lƣới các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã đƣợc phát triển và phân bố trên cơ sở hệ thống hiện có, gắn với sự phát triển và phân bố dân cƣ theo yêu cầu từng bƣớc nâng cao chất lƣợng của mỗi cơ sở theo hƣớng kiên cố hoá và đạt Chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ chơi, đồ dùng dạy học, đội ngũ giáo viên và năng lục quản lý; kiên cố hoá và đảm bảo đồng bộ ngay từ đầu các trƣờng đƣợc xây mới nhằm thực hiện các mục tiêu đƣợc đề ra.

Phát triển các cơ sở giáo dục mầm non theo hình thức công lập là chủ yếu. Khuyến khích phát triển các trƣờng mầm non tƣ thục chất lƣợng cao, chủ yếu là ở khu vục đô thị.

Các cơ sở giáo dục mầm non phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phẩm chất chuyên môn-đạo đức của cô bảo mẫu và có sự hƣớng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên môn.

Định hướng phát triển GDMN cụ thể như sau:

100% xã, phƣờng đạt chuẩn phổ cập giáo dục các trình đồ và xóa mù chữ ở mức độ cao nhất.

100% trƣờng mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 6070% trƣờng mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

100% trƣờng mẫu giáo đủ tỉ lệ giáo viên theo quy định

100% trƣờng mẫu giáo có đủ máy móc thiết bị để thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy.

80 -> 90% trƣờng đạt kiểm định chất lƣợng ở mức độ 3.

100% trẻ mẫu giáo có đủ các yếu tố cần thiết về thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ khi vào lớp 1 phổ thông.

Đầu tƣ kinh phí để xây dựng, sữa chữa các phòng học xuống cấp đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất.

khoa học cho các bậc phụ huynh và cộng đồng.

Khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tƣ mở trƣờng, lớp mầm non dân lập và tƣ thục.

3.1.3. Nhiệm vụ chủ yếu

Để thực hiện mục tiêu phát triển GDMN nhƣ trên, cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tiếp tục tăng quy mô, đồng thời nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non. Ƣu tiên đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và tăng cƣờng đội ngũ giáo viên để thời gian tới có 100% xã, phƣờng có trƣờng mầm non đƣợc xây dựng theo quy hoạch. Tập trung đầu tƣ phát triển, nâng cao chất lƣợng toàn diện giáo dục mầm non của thị xã và các trƣờng trọng điểm chất lƣợng cao. Có cơ chế, chính sách mạnh khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục mầm non ở những khu vực có điều kiện (đô thị, thị xã, khu công nghiệp tập trung).

- Nâng cấp, hiện đại hóa và đồng bộ hóa cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa phát triển giáo dục, đào tạo, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lƣợng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, hƣớng tới tiếp cận trình độ quốc tế.

- Tiếp tục, xây dựng, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển và hợp tác trong nƣớc và với nƣớc ngoài để đẩy nhanh phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non. Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện, môi trƣờng thuận lợi khuyến khích các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân đầu tƣ mạnh vào phát triển giáo dục, đào tạo trên địa bàn thị xã .

- Đẩy nhanh đổi mới cơ chế quản lý giáo dụcMN. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

- Khai thác, huy động và thu hút các nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển giáo dục mầm non. Phƣơng châm chỉ đạo là huy động hợp lý các nguồn lực ở tỉnh, trong thị xã (do lợi thế tăng trƣởng kinh tế tốc độ cao đem lại, gồm ngân

sách tỉnh, các doanh nghiệp, tổ chức và huy động từ ngƣời dân trên địa bàn) và thu hút tối đa các nguồn lực từ TƢ, các doanh nghiệp, tổ chức ngoài tỉnh và từ nƣớc ngoài.

3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GDMN TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

3.2.1. Hoàn thiện công tác ban hành, phổ biến các văn bản qui phạm

Hoàn thiện trình tự thủ tục ban hành văn bản QLNN, đảm bảo đúng thể thức, nội dung không trái pháp luật, văn bản ban hành phải sát thực tế, tính khả thi cao. Đó chính là điều kiện tốt để công dân thực hiện.

Xác định đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đối với ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị yêu cầu các đơn vị trực thuộc coi việc soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu tập trung đầu tƣ các nguồn lực để nâng cao chất lƣợng đề xuất xây dựng dự án, dự thảo các văn bản.

Tùy vào từng địa phƣơng mà các văn bản chính sách của nhà nƣớc có mức độ phù hợp khác nhau, nên vì thế phải phân công nhiệm vụ cho cán bộ trong việc theo dõi, báo cáo thực trạng áp dụng các văn bản quy phạm để đánh giá tiến độ thực thi, biết đƣợc những điểm mạnh để phát huy và những điểm yếu sẽ có các hƣớng dẫn giải pháp cụ thể.

Tăng kinh phí cho hoạt động xây dựng, ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác pháp chế và đầu tƣ hơn nữa về cơ sở vật chất cho công tác này.

Bên cạnh đó cần tuyên truyền phổ biến các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật làm chuyển biến nhận thức cho CBCC, CBQLGD, GVMN, NV nhằm tổ chức thực hiện nghiêm, đồng thời vận động mọi ngƣời cùng thực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 82)