9. Bố cục luận văn
2.3.1. Thành công và hạn chế
a. Thành công
- Về việc ban hành, phổ biến văn bản: Một số văn bản đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức của xã hội về GDMN, tạo đƣợc sự đồng thuận cao trong xã hội, tạo đà cho GDMN phát triển toàn diện, vƣợt bậc; thị xã đã tổ chức triển khai thực hiện các văn bản một cách nghiêm túc, có chất lƣợng bằng việc ban hành các cơ chế, chính sách địa phƣơng để phát triển GDMN.
- Quy hoạch phát triển GDMN:
Quy hoạch mạng lƣới cơ sở GDMN hợp lý giải quyết kịp thời những đòi hỏi bức bách trong phát triển GD&ĐT của thị xã.
Đội ngũ CBCC, GVMN, CBQLGD, NV đã qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn, trên chuẩn ngày càng tăng về số lƣợng và chất lƣợng.
Chất lƣợng GDMN đƣợc cải thiện đáng kể về quy mô và chất lƣợng.
Xây dựng hoàn thành và đƣa vào sử dụng các công trình trƣờng học có tính chất cơ bản, then chốt và có quy mô lớn đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững cơ sở vật chất trƣờng học.
- Tổ chức bộ máy quản lý: Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý hợp lý, có sự phối hợp ăn ý giữa các cấp quản lý, triển khai tổ chức tốt công tác thực hiện quản lý về GDMN đem lại nhiều thành tựu đáng kể trong ngành.
- Công tác thanh tra, kiểm tra: Xây dựng nhiều chuyên đề kiểm tra các cơ sở trƣờng học để đánh giá kịp thời mức độ hoàn thành các chỉ tiêu của các đề án đề ra.
- Xử lý vi phạm: Có ban hành các quy định về xử phạt vi phạm hành chính về giáo dục mầm non theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể là các văn bản pháp luật hiện hành quy định về xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực này, nhƣ Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, Nghị định số 167/2013/NĐ- CP, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP…, xử phạt đúng hành vi, đúng mức xử phạt, đúng thẩm quyền xử phạt nhìn chung tuân thủ đúng theo quy định.
b. Hạn chế
- Việc ban hành, phổ biến các văn bản:
Nhìn chung, UBND thị xã ban hành văn bản đúng theo quy trình và số lƣợng hàng năm là rất lớn. Tuy nhiên, tình trạng nhiều văn bản ban hành kém hiệu lực, tính chấp hành của cơ quan cấp dƣới không nghiêm, thiếu kiểm tra trong tổ chức thực hiện làm cho hiệu lực, hiệu quả QLNN suy giảm là một trở
ngại lớn cho hoạt động hiện nay, tuy có nhiều chủ trƣơng quyết sách về GDMN của trung ƣơng, nhƣng việc tổ chức thực thi chƣa đồng bộ mà còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của trung ƣơng, nhận thức và nguồn lực của từng địa phƣơng, ngoài ra một số văn không còn phù hợp nhƣng chậm đƣợc ban hành thay thế; tiến độ soạn thảo một số văn bản còn chậm.
Chất lƣợng một số VBQPPL còn hạn chế, chƣa bảo đảm sự đồng bộ trong chính sách và tính thống nhất pháp lý. Tính khả thi của một số văn bản chƣa bảo đảm dẫn đến phải thƣờng xuyên sửa đổi, bổ sung
Các văn bản quy phạm pháp chế, các thông tƣ, công văn của các cấp quản lí thƣờng là loại đơn hành, nghĩa là chỉ dùng một lần, nhằm mục đích nhắc nhở, kiểm tra, phối hợp, do đó, không có giá trị hƣớng dẫn cao.
- Quy hoạch phát triển GDMN:
Các cơ sở tƣ thục mở chƣa dàn trãi đều giữa các địa phƣơng, số lƣợng cơ sở chƣa có phép còn nhiều gay khó khăn trong việc quản lý.
Các doanh nghiệp cũng nhƣ là nhà nƣớc chƣa đầu tƣ xây dựng trƣờng công lập dành cho phụ huynh là công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất (đối tƣợng lao động nhập cƣ tại các công ty, xí nghiệp, sống tạm trú trên địa bàn)
Tỷ lệ CBQLGD, GVMN trên chuẩn còn thấp. Vẫn còn một số GVMN chƣa đạt chuẩn, thậm chí một bộ phận đã đƣợc đào tào, đào tạo lại, bồi dƣỡng cơ bản đáp ứng chuẩn quy định hiện nay (có đủ bằng cấp theo chuẩn quy định) nhƣng chất lƣợng, năng lực công tác còn nhiều hạn chế. Đối với các trƣờng, cơ sở GDMN NCL đội ngũ GVMN có trình độ chuyên môn không đồng đều, thiếu về số lƣợng, chƣa đảm bảo về chất lƣợng, thiếu cập nhật chƣơng trình ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục trẻ và gây khó khăn cho việc quản lí của các chủ cơ sở đến việc nâng cao trình độ chuyên môn cho GV. GV ít có cơ hội tham gia bồi dƣỡng chuyên môn.
Tiến độ triển khai thi công các công trình còn chậm, một số địa phƣơng trong tình trạng quá tải các trẻ.
Đầu tƣ tài chính vào hoạt động GDMN: Kinh phí đầu tƣ chƣa tƣơng xứng với số lƣợng cơ sở trƣờng MN.
- Tổ chức bộ máy quản lý:
Phân cấp nhiệm vụ tuy đã rõ nhƣng một số xã, phƣờng còn xem nhẹ vai trò của chính quyền cấp thị xã của mình trong QLNN về GD, khoán trắng nhiệm vụ cho ngành GD (Phòng GD&ĐT).
Cán bộ triển khai thực hiện công tác quản lý giáo dục còn thiếu, kiêm nhiệm nhiều việc nên công tác quản lý còn chƣa chặt chẽ, các hoạt động quản lý chủ yếu tập trung về phòng GD&ĐT đôi khi trở thành áp lực cho các các bộ ở đây.
Việc quản lý các trƣờng, cơ sở NCL còn hạn chế. - Công tác thanh tra, kiểm tra:
Công tác thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, chƣa có sự phối hợp nên nhiều khi cùng một đơn vị trong khoảng thời gian ngắn lại có nhiều đợt kiểm tra; các cuộc kiểm tra còn mang tính hình thức.
Cấp Phòng chƣa có thanh tra chuyên ngành do đó hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra còn hạn về mặt chuyên môn vừa hạn chế về tính pháp lý nhất là trong giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của GV, CBCC; hoạt động thanh tra chủ yếu là xử lý vi phạm vấn đề ngăn chặn chƣa đƣợc xem là một giải pháp tối ƣu.
- Công tác xử lý vi phạm: Tuy đã ban hành các văn bản quy định xử phạt về vi phạm trong GDMN nhƣng công tác thực hiện, xử lý còn chƣa chấp hành triệt để.