Thực trạng công tác tổ chức bộ máy quản lý GDMN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 69 - 75)

9. Bố cục luận văn

2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức bộ máy quản lý GDMN

Phân cấp quản lý nhà nƣớc về GDMN đƣợc thể hiện ở nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan quản lý nhà nƣớc về GD&ĐT, đó là:

a. Uỷ bản nhân dân thị xã Điện Bàn

UBND thị xã Điện Bàn có 9 thành viên, gồm: 1 Chủ tịch, 3 Phó chủ tịch (1 Phó chủ tịch là ông Nguyễn Xuân Hà đảm nhiệm mảng Văn hóa – Giáo dục, 1 phó chánh văn phòng, và 1 chuyên viên phó chánh văn phòng cùng trợ giúp về mảng giáo dục nói chung) và 5 Ủy viên UBND. Nhìn chung, về cơ cấu thành viên UBND thị xã thực hiện đúng quy định, đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng. UBND thị xã đã tiến hành sắp xếp lại 12 cơ quan chuyên môn theo đúng quy định đảm bảo đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao, những cơ quan chuyên môn này tham gia phối hợp hỗ trợ lẫn nhau trong việc Quản lý GDMN của thị xã.

UBND thị xã có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn thị xã, chịu trách nhiệm trƣớc UBND tỉnh về phát triển GDMN và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thị xã. Căn cứ theo Nghị quyết HĐND thị xã, UBND thị xã đã cụ thể hoá thành chƣơng trình, kế hoạch, tập trung chỉ đạo điều hành thực hiện các chỉ tiêu phát triển GDMN ở địa phƣơng thông qua hình thức văn bản quản lý. Ngoài hình thức văn bản, UBND thị xã còn chỉ đạo điều hành thông qua hội nghị, đây là hình thức rất phổ biến hiện nay. Thậm chí, khi đã có văn bản mà chƣa tổ chức hội nghị thì

chƣa thực hiện. Điểm bất cập hiện nay là tình trạng hội nghị quá nhiều, gây mất nhiều thời gian và tiền bạc của Nhà nƣớc và công dân.

b. Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Điện Bàn

Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn giúp UBND thị xã thực hiện chức năng QLNN về giáo dục đối với nhà trƣờng, các cơ sở GDMN trên địa bàn, bao gồm quản lý về thực hiện mục tiêu, chƣơng trình, nội GD&ĐT; tiêu chuẩn CBQLGD, GVMN, tiêu chuẩn CSVC thiết bị trƣờng học và đồ chơi trẻ em, đảm bảo chất lƣợng chăm sóc giáo dục và an toàn cho trẻ.

HÌnh 2.3. Cơ cấu tổ chức phòng GD&ĐT thị xã Điện Bàn TRƢỞNG PHÒNG PHÓ TRƢỞNG PHÒNG (Phụ trách THCS, THPT) PHÓ TRƢỞNG PHÒNG (Phụ trách GDMN) Chuyên viên Chuyên viên VCBP_TCCB VCBP_TCCB VCBP_TCCB Kế toán VCBP_THCS VCBP_THCS VCBP_THCS VCBP_Tiểu học CV hợp đồng CV hợp đồng Văn thƣ

Phòng GD&ĐT thị xã có 16 cán bộ trong đó có 14 biên chế và 2 hợp đồng, xét về cơ cấu tổ chức: phòng có 1 trƣởng phòng, 2 phó trƣởng phòng, 2 chuyên viên, 7 viên chức biệt phái (VCBP), 1 kế toán và 1 văn thƣ; riêng về mảng GDMN có 3 cán bộ phụ trách. Nhìn chung, biên chế phòng GD&ĐT thị xã chƣa đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý đặt ra trong khi thị xã Điện Bàn có dân số đông. Mặc khác, các thị xã có địa bàn rộng, và quy mô học sinh bậc MN tƣơng đối lớn, đòi hỏi bộ máy Phòng GD&ĐT lớn hơn. Số lƣợng biên chế hành chính Phòng GDĐT về mảng GDMN quá ít trong khi khối lƣợng công việc nhiều dẫn đến việc quán xuyến mọi công việc để tham mƣu cho lãnh đạo quyết định là hết sức khó khăn. Từ đó, dẫn đến công việc phải dàn trải, không có điều kiện đầu tƣ chuyên sâu để phát huy hiệu quả, khó chủ động trong việc định hƣớng lâu dài cho việc nâng cao chất lƣợng GDMN toàn diện …Đặc biệt là, chƣa có biên chế Thanh tra chuyên ngành, điều này gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.

Hoạt động làm tham mƣu của Phòng GDĐT trong thực tiễn dựa vào các quy định tại Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thông tƣ liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GDĐT, Phòng GDĐT thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND thị xã ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo hƣớng dẫn.

- Hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chƣơng trình phát triển GDMN ở địa phƣơng, các cơ chế, chính sách về XHHGD sau khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; huy động, quản

lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển GDMN trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, GD pháp luật và thông tin về giáo dục. Hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện mục tiêu, chƣơng trình, nội dung, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập GDMN. Hƣớng dẫn các cơ sở GDMN xây dựng, lập dự toán ngân sách GD hàng năm; tổng hợp ngân sách GD hàng năm để cơ quan tài chính cùng cấp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quyết định giao dự toán chi ngân sách GD cho các cơ sở GDMN khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch xác định, cân đối ngân sách nhà nƣớc chi cho GD hàng năm của địa phƣơng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hƣớng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc và các nguồn thu hợp pháp khác cho GD đối với các cơ sở GDMN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp thị xã . Phối hợp với Phòng Nội vụ hƣớng dẫn các cơ sở giáo dục xác định vị trí việc làm, số ngƣời làm việc; tổng hợp vị trí việc làm, số ngƣời làm việc của các cơ sở GDMN; quyết định vị trí việc làm, số ngƣời làm việc cho các cơ sở GDMN công lập sau khi đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, hợp đồng, điều động, luân chuyển, biệt phái và thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức của các cơ sở GD thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện và công chức của Phòng GDĐT.

- Ban hành văn bản chỉ đạo điều hành theo thẩm quyền: quyết định cho phép hoạt động GDMN, đình chỉ hoạt động GD các cơ sở GD; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu các cơ sở GD công lập; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng các cơ sở GDMN ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thị xã theo quy định của pháp luật và ủy quyền của UBND thị xã.

- Tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo bồi dƣớng cán bộ công chức, viên chức các cơ sở GDMN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thị xã sau khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức thực hiện công tác xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, công tác thi đua, khen thƣởng về giáo dục trên địa bàn thị xã. Phối hợp với Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch giúp UBND thị xã kiểm tra, thanh tra thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GD công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thị xã. Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành, tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến giáo dục và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động GDMN theo hƣớng dẫn của Sở GDĐT và UBND thị xã. Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đƣợc giao theo quy định của pháp luật và của UBND thị xã; thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND thị xã giao.

c. Ủy ban nhân dân cấp xã, phường

UBND cấp xã đƣợc tổ chức theo Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ. Phƣơng thức hoạt động giống nhƣ UBND thị xã, tuy nhiên, thông thƣờng áp dụng phƣơng pháp quản lý trực tiếp và ban hành những văn bản cá biệt áp dụng các quy phạm pháp luật trong những điều kiện cụ thể đáp ứng yêu cầu QLNN trên địa bàn.

UBND cấp xã/phƣờng dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thị xã tổ chức quản lý việc cấp/ thu hồi giấy phép và tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các trƣờng, nhóm cơ sở NCL trên địa bàn. UBND cấp xã/phƣờng thực hiện theo đúng các văn bản chỉ đạo chung. Trong đó UBND cấp xã/phƣờng có trách nhiệm hƣớng dẫn hồ sơ thủ tục xin phép hoạt động; Tiếp

nhận hồ sơ xin cấp phép thành lập của các cơ sở MN ngoài công lập; Rà soát các điều kiện của nhóm cơ sở, có biên bản và hồ sơ gửi lên Phòng GD&ĐT thị xã sau đó ra quyết định cấp phép thành lập và hoạt động cho nhóm trẻ tƣ thục trên cơ sở kết quả thẩm định điều kiện hoạt động do Phòng GD&ĐT thị xã cung cấp; Phối hợp, giám sát quá trình hoạt động của các trƣờng MN, nhóm cơ sở ngoài công lập. Hầu hết lãnh đạo UBND các xã, phƣờng thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc, tiến hành kiểm tra, tổ chức hội nghị đánh giá các cơ sở MNTT phối hợp với Phòng GD&ĐT hƣớng dẫn, tƣ vấn cho chủ cơ sở thực hiện hồ sơ và cấp phép thành lập chơ các cơ sở MNTT, những đơn vị thực hiện tốt nhƣ các xã, phƣờng: ĐIện Ngọc, Điện Hòa, ĐIện Dƣơng, Điện Nam Trung, Vĩnh ĐIện.

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND thị xã, hầu hết lãnh đạo UBND các xã phƣờng đã tổ chức họp các chủ cơ sở để thông báo nội dung kết quả kiểm tra từng cơ sở, đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở tƣ thục trên địa bàn, cụ thể hóa nội dung chỉ đạo của UBND thị xa để yêu cầu các cơ sở tƣ thục khắc phục các hạn chế, thiếu sót, thực hiện đúng theo accs văn bản quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở mâm non tƣ thục.

Đa số UBND các xã, phƣờng đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, trạm y tế, trƣờng MN-MG công lập thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra để chấn chỉnh hoạt động các cơ sở mầm non tƣ thục; yêu cầu chủ cơ sở mầm non cam kết khắc phục các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo an ninh tính mạng cho trẻ khi nuôi. Có văn bản thông báo cho chủ cơ sở để thực hiện thủ tục cấp phép thành lập. Một số xã, phƣờng đã tổ chức tập huấn vệ sinh ATTP, kiểm tra cấp giấy chứng nhận bếp ăn vệ sinh an toàn thực phẩm cho một số cơ sở mầm non tƣ thục và tổ chức khám sức khỏa cho trẻ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 69 - 75)