ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 46 - 49)

9. Bố cục luận văn

2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG

NAM ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GDMN

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

a. Vị trí địa lý

Thị xã Điện Bàn đƣợc thành lập theo Nghị quyết số 889/NQ- UBTVQH13 ngày 11/03/2015 của Ủy ban thƣờng trực Quốc hội.

Phía Bắc giáp huyện Hoà Vang (Thành phố Đà Nẵng); Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên và thị xã Hội An; Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp huyện Đại Lộc.

Toàn thị xã đƣợc chia thành 20 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: 7 phƣờng và 13 xã; chia làm 3 khu vực:

- Khu vực phía Đông: là vùng cát ven biển gồm 5 phƣờng Điện Ngọc, Điện Dƣơng, Điện Nam Bắc, Điện Nam Đông, Điện Nam Trung. Tổng diện tích 61,20 km2, dân số 55.840 ngƣời. Trên khu vực này, có Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc với diện tích 390 ha, đã lấp đầy 341 ha ( 87,4% ), trong đó có 193,16 ha diện tích đất sản xuất với 49 dự án đầu tƣ sản xuất (đã hoạt động 45 doanh nghiệp, số còn lại hiện đang trong quá trình xây dựng); có 06 cụm công nghiệp với tổng diện tích 210 ha, đã lấp đầy 38,26 ha, 9 doanh nghiệp đang hoạt động/16 dự án; gần 24.000 lao động đang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp với 2/3 là của ngƣời địa phƣơng; ngoài ra còn có Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc diện tích 2.700ha, đã xây dựng hạ tầng 788,131 ha, với 36 dự án; có 8 km bờ biển với 2 resort 5 sao đang hoạt động, 15 resort – khách sạn cao cấp khác đang làm thủ tục đầu tƣ, 1 sân golf 18 lỗ. Khu vực phía

Đông đƣợc xác định là khu vực tập trung phát triển đô thị - công nghiệp – du lịch làm động lực tan tỏa lên các khu vực còn lại.

- Khu vực dọc theo Quốc lộ 1A: gồm phƣờng Vĩnh Điện, Điện An, và 5 xã Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện Minh, Điện Phƣơng. Tổng diện tích 42,69 km2

, dân số 68.372 ngƣời. Khu vực này có 4 cụm công nghiệp – thƣơng mại & dịch vụ với tổng diện tích 110,72 ha, đã lấp đầy 35,05 ha, có 11 doanh nghiệp đang hoạt động/18 dự án. Trong khu vực này, phƣờng Vĩnh Điện là trung tâm chính trị - hành chính của thị xã (nguyên là Thành tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 1833 -1945); Khu vực này đƣợc qui hoạch phát triển theo hƣớng đô thị hóa, gắn kết với khu vực phía Đông thành vùng nội thị của đô thị Điện Bàn.

- Khu vực phía Tây: gồm 8 xã Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong (3 xã Gò Nổi), Điện Hồng, Điện Thọ, Điện Phƣớc, Điện Hòa, Điện Tiến. Tổng diện tích 110,82 km2, dân số 82.011 ngƣời. Khu vực này có 11 cụm công nghiệp nhỏ với tổng diện tích 125,39 ha, đã lấp đầy 23,68 ha, có 10 doanh nghiệp đang hoạt động. Hiện nay đƣợc qui hoạch phát triển du lịch với diện tích 215 km2. Toàn bộ khu vực phía Tây trong qui hoạch là vùng ven khu vực nội thị, đƣợc tập trung phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển GDMN, với đặc điểm vị trí nằm trên trục quốc lộ 1A, Điện Bàn còn có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng của tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trong cụm đô thị động lực Chân Mây – Đà Nẵng – Điện Bàn – Hội An – Tam Kỳ - Vạn Tƣờng; là vùng giao thoa của các hoạt động kinh tế, thƣơng mại và du lịch tầm cỡ quốc gia, quốc tế thông qua hệ thống cảng biển Tiên Sa, sân bay quốc tế Đà Nẵng, hành lang giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt Bắc – Nam. Đô thị Điện Bàn nằm giữa đô thị Đà Nẵng (thành phố trẻ, trung tâm hành

mang nhiều giá trị văn hóa - lịch sử - thiên nhiên). Nhƣ vậy xét về tiềm năng thì đô thị Điện Bàn là duy nhất có khả năng kết hợp, hỗ trợ cùng hai đô thị này để xứng tầm trở thành một trung tâm đô thị đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển hành chính - kinh tế, văn hóa - xã hội qui mô lớn cấp tiểu vùng của Vùng duyên hải miền Trung và Tây nguyên.

Hình 2.1. Bản đồ địa lý thị xã Điện bàn, Quảng Nam

b. Đặc điểm địa hình

Địa hình thị xã Điện Bàn khá bằng phẳng, địa hình đồng bằng là dạng địa hình chính, diện tích khoảng 15.500 ha chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên thuận lợi cho việc quy hoạch mạng lƣới cơ sở GDMN.

c. Đất đai

Tính đến cuối năm 2016 tổng diện tích thị xã Điện Bàn là 21.632 ha. Trong đó bao gồm: 3.895 ha đất dân dụng và 2.989 ha đất chuyên dụng. Ngoài ra còn 14.748 ha các loại đất khác nhƣ: đất nông nghiệp, lâm nghiệp,

ngƣ nghiệp (11.731 ha); đất bằng chƣa sử dụng (1.035 ha); đất sông, suối mặt nƣớc (1.444 ha)

Nhìn chung từ điều kiện tự nhiên của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thuận lợi cho việc phát triển GDMN trên địa bàn có thể khai thác để mở rộng hay xây mới các cơ sở GDMN trong công tác quy hoạch mạng lƣới GDMN vì quỹ đất còn nhiều, tuy nhiên ở đây có một số vùng thƣờng xuyên bị lũ lụt tàn phá, nên việc đầu tƣ hạ tầng giao thông, mạng lƣới trƣờng lớp học, hạ tầng kinh tế kỹ thuật khác… cần đƣợc đề cập đến và giải quyết vấn đề này.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)